Kỹ thuật tạo mầm cây sầu riêng chuẩn, chi tiết từ A-Z

1461 lượt xem

Kỹ thuật tạo mầm cây sầu riêng là một kỹ thuật quan trọng giúp mầm cây sầu riêng của bà con sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thông qua việc sử dụng các sản phẩm phân hữu cơ để tiến hành kéo cơi đọt, thúc mở lá, xiết nước và phun tạo mầm. Mời bà con cùng SFARM khám quá ngay kỹ thuật này và tìm hiểu thêm về các yêu cầu, nguyên tắc giúp tạo mầm cây sầu riêng chuẩn thông qua bài viết sau. 

Yêu cầu trước khi tạo mầm cây sầu riêng

Trước khi tạo mầm, bà con cần đảm bảo cây phải khỏe, không mắc các bệnh như sầu riêng bị vàng lá, nứt thân, xì mủ hay thán thư,… và phải có từ 2-3 cơi lá trở lên. Bà con nhớ bón phân Lân cho cây ngay khi lá lụa đến lá bánh tẻ của cơi đọt trước. Trong trường hợp làm 2 cơi lá thì bắt đầu bón phân khi lá vừa lụa cơi một, còn nếu làm 3 cơi lá thì bà con hãy bón phân khi lá vừa lụa cơi hai.

Nguyên tắc tạo mầm cây sầu riêng chuẩn

Để tạo mầm cây sầu riêng chuẩn, bà con cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Đối với những cây chưa trưởng thành, chỉ mới 3-5 năm tuổi và những cây sinh trưởng kém, bị bệnh hoặc có hiện tượng rụng lá, lá thưa… thì bà con không nên tiến hành hoạt động kích thích tạo mầm.
  • Bộ lá cây sầu riêng phải có ít nhất 2 cơi đọt tức cây đã ra 2 lần đọt và lá cây đã già nhằm đảm bảo cây sầu riêng có đủ sức khỏe để nuôi trái tốt.
  • Áp dụng tổng hợp các phương pháp và kỹ thuật tỉa cành, quản lý dinh dưỡng, quản lý dịch hại và cỏ dại khi tạo mầm cây sầu riêng. Qua đó, giúp gia tăng năng suất và chất lượng cơm sầu riêng.
Cây sầu riêng trưởng thành và khỏe mạnh
Cây sầu riêng trưởng thành và khỏe mạnh

Kỹ thuật tạo mầm cây sầu riêng hiệu quả

Để giúp đảm bảo mầm cây sầu riêng phát triển và khỏe mạnh, bà con nên thực hiện các bước sau trong quá trình tạo mầm cây sầu riêng:

Kéo cơi đọt

Để mắt cua ra đồng đều và hạn chế tình trạng thui đen bông sầu riêng, giảm rụng ở giai đoạn xổ nhụy bà con cần tiến hành kéo cơi đọt cho cây. Khi nhận thấy cơi đọt bắt đầu nhú mũi giáo thì phối trộn các sản phẩm phân Đạm có thành phần Amino Acid với phân Đạm có chứa Kẽm vào 200l nước để phun cho cây, kết hợp với NPK 30-10-10 và Combi giúp kéo cơi đọt, lá mở to, xanh dày. 

Đồng thời, trong giai đoạn này bà con có thể sử dụng thuốc diệt rầy kết hợp với phương pháp chích hút để bảo vệ sức khỏe cho cây sầu riêng.

Thúc mở lá nhanh, làm già lá

Trong khi tạo mầm cây sầu riêng, bà con cần phun thuốc để hỗ trợ thúc mở lá nhanh và làm già lá cây sầu riêng bằng cách phối trộn MKP hoặc NPK 0-60-20 với nước theo hướng dẫn của NSX. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm không chứa đạm và các gốc muối Cl, SO42-  giúp cho quá trình làm già lá diễn ra hiệu quả, cây không bị cháy lá.

Phun thuốc giúp thúc mở lá cây sầu riêng ra nhanh và làm già lá
Phun thuốc giúp thúc mở lá cây sầu riêng ra nhanh và làm già lá

Xiết nước, phun tạo mầm

Sầu riêng là một loài cây đặc biệt, đòi hỏi điều kiện sống phải khô hạn từ 7-14 ngày tùy theo nhiệt độ và độ ẩm của đất để phân hóa mầm bông, nếu không sầu riêng sẽ ra bông ít, rải rác và không đồng đều gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng quả sau này. Do đó, bà con nên bón phân Lân với liều lượng cao, tưới nước cho phân tan sau đó tiến hành xiết nước cho cây sầu riêng. Trong trường hợp thời tiết xấu, có nhiều mưa bà con có thể sử dụng bạc mủ để che chắn, bảo vệ rễ cây sầu riêng.

Quy trình phun tạo mầm cây sầu riêng

  • Lần 1: Pha trộn 500g phân bón hỗn hợp NPK 10-60-10 + TE và 500g phân NPK 0-60-20 với 200l nước rồi bắt đầu phun ướt mặt trong và ngoài lá.
  • Lần 2: Pha trộn 500g Lân 86 với 500g phân NPK 0-60-20 vào khoảng 200l nước rồi tiếp tục phun vào 2 mặt lá trong và ngoài của cây sầu riêng.
  • Tùy vào tình hình thời tiết cũng như độ tuổi của cây mà bà con tiến hành phun tạo mầm lần 3 hoặc lần 4, mỗi lần phun cách nhau 5-7 ngày.

Kỹ thuật phun ngừa bệnh giai đoạn tạo mầm đúng

Muốn mầm cây sầu riêng phát triển tốt và khỏe mạnh thì trước khi bắt đầu làm bông và sau khi mắt cua đã ra hoàn toàn bà con hãy phun thuốc phòng trừ các loại sâu bệnh hại. Đặc biệt, trong giai đoạn trước khi làm bông nên phun thuốc đặc trị nấm thán thư cho gốc, thân, cành và lá để bảo vệ cây sầu riêng.

Các ngách trên thân và mặt dưới của cành cây là những nơi chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh tiềm ẩn, có thể tấn công lên bông sầu riêng bất cứ lúc nào. Vì vậy, khi phun thuốc bà con cần phun kỹ và ướt đều các vị trí này của cây sầu riêng.

Câu hỏi thường gặp khi tạo mầm cây sầu riêng

Trong quá trình tiến hành tạo mầm cây sầu riêng, bà con thường gặp không ít thắc mắc và câu hỏi liên quan. Hãy cùng SFARM giải đáp những vấn đề thường gặp giúp bà con có thêm thông tin và kiến thức nhé!

Khi nào xịt tạo mầm sầu riêng?

Khoảng 20 ngày sau khi bón phân lân cho cây sầu riêng, lá cây già và khi bóp lá cuối cùng trên cơi đọt phát ra tiếng “tách” thì bà con có thể xiết nước và phun tạo mầm cây sầu riêng bằng MPK, NPK 10-60-10 hay Lân 86,… Lưu ý bà con cần thực hiện việc phun tạo mầm ít nhất 3-4 lần và vẫn tiếp tục phun cho đến khi mắt cua sáng khoảng 10-20% trên toàn vườn thì dừng lại.

Sầu riêng mới trồng tưới nước như thế nào?

Trong vòng 45 ngày đầu tiên cây sầu riêng con mới trồng sẽ cần một lượng nước vừa đủ để duy trì độ ẩm. Bởi, cây có thể chết héo nếu thiếu nước hoặc thối rễ, không phát triển và chết cây nếu thừa nước. Trong giai đoạn này, yêu cầu về độ ẩm của cây sầu riêng ở mức 65-80% thế nên bà con phải tiến hành các hoạt động ủ gốc, tưới nước kịp thời và đầy đủ từ 20-30l cho mỗi cây sầu riêng.

Tưới nước cho cây sầu riêng mới trồng
Tưới nước cho cây sầu riêng mới trồng

Sầu riêng cắt nước bao lâu thì ra hoa?

Sau khi xiết nước cho cây từ 7-14 ngày tùy theo nhiệt độ, độ ẩm của đất và tình trạng cây thì sầu riêng sẽ cho hoa. Tuy nhiên, trong quá trình này nếu cây sầu riêng đã có biểu hiện héo úa mà vẫn chưa ra mầm thì bà con hãy điều chỉnh lượng nước tưới cho cây bằng 1/3 so với bình thường, rồi tiếp tục xiết nước và chờ đợi mầm cây sầu riêng xuất hiện. Bà con bắt đầu tưới nước lại bình thường khi mầm cây sầu riêng ra khoảng 3-4 cm.

Sầu riêng mới trồng xịt thuốc gì?

Để chăm sóc cây sầu riêng mới trồng bà con cần thực hiện các công việc sau đây:

  • Trong vòng 7 ngày đầu tiên sau khi trồng, để rễ cây phát triển và thích nghi với môi trường bà con chỉ nên tưới nước cho cây.
  • Sau 7 ngày thì tiến hành bón các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân bò, phân vi sinh,… giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây sầu riêng.
  • Ngày thứ 10 sau khi trồng, bà con cần tưới kích rễ lên lá và dưới gốc cây nhằm gia tăng tốc độ hồi phục và phát triển khỏe mạnh của rễ, chồi và lá cây.
  • Sau ngày thứ 15, nếu cây bung đọt thì phun thuốc phòng ngừa các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại cho sầu riêng.
  • Sau 2 tháng bà con chỉ cần tưới nước để giữ ẩm cho cây. Trong giai đoạn này, tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây mà đưa ra quyết định có bón thêm phân hay không.
  • Bà con có thể cắt tỉa và tạo khung khi cây sầu riêng đã phát triển ổn định bằng cách loại bỏ cành thừa và giữa lại các cành cây khỏe mạnh để làm khung. Qua đó, giúp tạo hình cho cây và gia tăng năng suất, sản lượng quả.
  • Đồng thời, bà con đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho cây thông qua việc phun thuốc có chứa thành phần phytosterols và bổ sung trichoderma cho đất giúp phòng trừ các loại tuyến trùng và nấm bệnh.

Như vậy là hôm nay SFARM Blog đã cung cấp thêm cho bà con các thông tin bổ ích về kỹ thuật tạo mầm cây sầu riêng một cách hiệu quả cũng như giúp bà con hiểu hơn về các yêu cầu trước khi tạo mầm, các nguyên tắc và giải đáp những thắc mắc bà con thường gặp khi tạo mầm cây sầu riêng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bà con trong việc tạo mầm cây sầu riêng và có được một mùa màn bội thu! 

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

– Website: https://sfarm.vn/

– Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết