Kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên chuẩn, năng suất cao

1745 lượt xem

Kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên là một trong những kỹ thuật canh tác giúp nhà vườn nâng cao năng suất cao trồng, nhất là ở Tây Nguyên điều kiện tự nhiên khắc nghiệt hơn thì áp dụng các kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên như là công tác chuẩn bị trước khi làm kỹ thuật, các kỹ thuật trồng sầu riêng và chăm sóc cây sầu riêng sau khi trồng là hết sức cần thiết. Mời bà con cùng SFARM xem ngay bài viết để biết thêm những thông tin trên nhé!

Chuẩn bị trước khi làm kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên

Để có được một mùa màng sầu riêng mùa chín, mùa thuận ở Tây Nguyên bà con nên áp dụng các kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên để cây sầu riêng được phát triển tốt nhất. Nhưng trước khi áp dụng các kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên bà con nên chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi áp dụng kỹ thuật.

– Lựa chọn giống sầu riêng phù hợp: Ở Tây Nguyên, bà con thường ưu tiên trồng giống Ri6 và Monthong (hay còn gọi là Dona). Đây là hai giống sầu riêng nổi tiếng vì cho trái nhanh và chất lượng cao.

– Chuẩn bị đất trồng: Đất trồng cần có khả năng thoát nước tốt, độ pH nằm trong khoảng từ 5,5 đến 6,5 và độ phân giải đất khoảng 20-30%. Trước khi trồng, bà con nên bón phân hữu cơbón vôi để tiêu diệt các mầm bệnh, nấm và sâu hại.

Độ pH ổn định cho cây sầu riêng
Độ pH ổn định cho cây sầu riêng

– Lựa chọn vị trí trồng: Vị trí trồng cần đảm bảo cây nhận được ít nhất 6 giờ ánh sáng mỗi ngày, không bị ngập úng, không có gió lớn và đất có khả năng thoát nước tốt.

– Chuẩn bị phân bón và chăm sóc cây: Bà con cần sử dụng phân bón chất lượng (phân bò SFARM sẽ tăng hiệu quả hấp thu của lá), cân bằng dinh dưỡng. Đặc biệt, việc kiểm tra độ ẩm đất và tưới nước đầy đủ là rất quan trọng để cây phát triển khỏe mạnh.

Phân bò SFARM
Phân bò SFARM

Quy trình trồng sầu riêng ở Tây Nguyên chuẩn trong năm

Để giúp bà con hiểu thêm về quy trình trồng sầu riêng ở Tây Nguyên, SFARM đã tổng hợp quy trình chuẩn trong năm bằng bảng sau, bà con có thể tham khảo. Tuỳ tình hình thời tiết mỗi năm, mà thời điểm xử lí có thể thay đổi.

Giai đoạn Thời điểm 
Xử lí ra hoa Tháng 1 – 2
Ra hoa + Nuôi trái Tháng 3 – 7
Thu hoạch Tháng 8 – 10

Kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên chuẩn

Để cây sầu riêng phát triển tốt và đầy trái ở Tây Nguyên thì bà con cần nên tuân thủ các kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên đúng chuẩn để cây sầu riêng phát triển tốt và cho năng suất cao. 

Kỹ thuật trồng

Để kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên đúng chuẩn thì bà con lưu ý các kỹ thuật trồng sau. Khoảng cách trồng sầu riêng cần điều chỉnh theo từng loại giống. Đối với giống Monthong, bà con có thể trồng cách nhau 5m, còn giống Ri6 cần khoảng cách lớn hơn, từ 6 đến 7m. Thời điểm thích hợp nhất để trồng là vào tháng 5-6, khi thời tiết ấm áp và mưa đều, giúp cây bén rễ nhanh chóng.

Kỹ thuật tưới

Một trong số kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên là kỹ thuật cách tưới. Sầu riêng cần nước để duy trì độ ẩm cho đất và giúp cây phát triển. Bà con nên tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều tối, tránh thời điểm nhiệt độ cao để giữ nước lâu hơn. Khi cây lớn, việc tưới dọc theo hàng cây sẽ giúp nước phân bổ đều và thấm sâu vào gốc.

Cách tưới trong kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên
Cách tưới trong kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên

Kỹ thuật bón phân

Tiếp theo kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên là bón phân. Phân bón có thể được bón đều vào cả năm, nhưng nên tập trung vào thời gian đầu và cuối mùa, khi cây cần nhiều dinh dưỡng hơn.

Cần sử dụng phân hữu cơ,  hoặc phân bón được bổ sung dinh dưỡng, bón đều trên toàn bộ khu vực trồng cây. Bà con nên dùng loại phân bón tốt như phân trùn quế sẽ giúp gia tăng chất lượng trái sầu riêng, cho mùi vị đậm đà, thơm ngon và đặc trưng hơn.

Phân trùn quế SFARM
Phân trùn quế SFARM

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau khi trồng

Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ở Tây Nguyên đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và sinh trưởng của cây sầu riêng. Nhưng để cây cho ra trái thơm ngon và đầy múi thì bà con cũng phải đảm bảo kỹ thuật chăm sầu riêng sau khi trồng để cây sầu riêng đạt năng suất cao nhất. Bà con nên chú ý các kỹ thuật sau:

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con mới trồng phát triển nhanh

Chăm sóc cây sầu riêng định kỳ

Cây sầu riêng cần được chăm sóc đều đặn, bao gồm việc tưới nước, bón phân, cắt tỉa và làm sạch khu vực quanh gốc. Bà con cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện các vấn đề sâu bệnh, từ đó có biện pháp xử lý ngay. Trong thời gian đầu, việc ủ gốc bằng rơm hoặc cỏ khô sẽ giữ ẩm và che mát cho cây non.

Phòng ngừa sâu bệnh tấn công sầu riêng

Sầu riêng là một trong những loại cây dễ bị sâu bệnh (bệnh thán thư, bệnh cháy lá chết ngọn, bệnh thối gốc chảy nhựa tấn công,…) do đó cần thường xuyên thăm vườn và phun thuốc trừ sâu phòng bệnh định kỳ để phòng chống và ngăn ngừa các loại công trùng gây hại từ sớm. Bà con nên sử dụng các loại thuốc có chất lượng tốt, các loại thuốc sinh học để đảm bảo an toàn cho người phun thuốc, người tiêu dùng và môi trường sống. Bà con có thể sử dụng nấm Trichoderma để phòng ngừa sâu bệnh tấn công sầu riêng. Có thể sử dụng những sản phẩm có chứa nấm Trichoderma như Nấm Đối Kháng Trichoderma Plus Humic SFARM

Nấm đối kháng Trichoderma
Nấm đối kháng Trichoderma

Kỹ thuật thu hoạch sầu riêng ở Tây Nguyên

Để có mùa sầu riêng bội thu nhất ở Tây Nguyên, lúc thu hoạch sầu riêng bà con nên áp dụng các kỹ thuật thu hoạch sầu riêng ở Tây Nguyên đúng chuẩn để thu hoạch sầu riêng đạt năng suất nhất. Các kỹ thuật thu hoạch sầu riêng bao gồm như điều kiện thu hoạch, phương pháp thu hoạch.

Kỹ thuật thu hoạch cây sầu riêng
Kỹ thuật thu hoạch cây sầu riêng

Điều kiện thu hoạch

Sầu riêng chỉ nên được thu hoạch khi trái đã chín đủ ngày. Tùy theo giống mà thời gian thu hoạch sẽ khác nhau. Với các giống sầu riêng địa phương, từ lúc xả nhị đến khi thu hoạch thường khoảng 105-110 ngày. Đối với các giống nhập, thời gian này kéo dài hơn, khoảng 130-135 ngày.

Phương pháp thu hoạch

Để tránh làm hỏng trái trong lúc thu hoạch bà con nên sử dụng kéo cắt chuyên dụng, nhẹ nhàng lấy trái khỏi cành. Tránh vặn hoặc kéo mạnh vì điều này có thể làm hỏng trái và tổn thương cành cây, ảnh hưởng đến vụ sau.

Câu hỏi về kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên

Bà con thường sẽ có rất nhiều câu hỏi thắc mắc về kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên. Sau đây, SFARM sẽ tổng hợp các câu hỏi mà bà con thường thắc mắc để giải đáp câu hỏi về kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên.

Đặc điểm sinh thái của cây sầu riêng là gì?

Cây sầu riêng thích hợp với khí hậu nóng ẩm và không chịu được khí hậu nóng khô. Lá cây sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ dinh dưỡng, nên khi lá rụng, cây sẽ suy yếu. Trong thời gian trái chín, nếu gặp mưa nhiều, trái dễ bị nhão và mất chất lượng.

Về đất trồng, sầu riêng có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là trên đất thịt, thoát nước tốt và không có độ dốc quá 30 độ. Đặc biệt, cây không chịu được đất phèn, mặn và đất úng nước.

Trồng sầu riêng ở Tây Nguyên mấy vụ?

Tây Nguyên thường có hai vụ sầu riêng. Vụ chính diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7, đặc biệt rộ vào tháng 6, khi sầu riêng đạt hương vị thơm ngon, béo ngậy nhất. Ngoài ra, còn có vụ phụ từ tháng 8 đến tháng 9, nhưng sầu riêng vụ phụ thường không đạt chất lượng tốt như vụ chính.

Vậy là SFARM Blog đã thông tin cho bà con tần tất về kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên cũng như về giai đoạn chuẩn bị trước khi làm, các kỹ thuật trồng, chăm sóc sầu riêng sau khi trồng để bà con có được mùa vụ sầu riêng ở Tây Nguyên tốt nhé. Hi vọng bài viết giúp ích bà con trong việc tìm hiểu và áp dụng kỹ thuật trồng sầu riêng ở Tây Nguyên.

Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết