Kỹ thuật trồng sầu riêng và chăm sóc sau khi trồng chuẩn, hiệu quả

2371 lượt xem

Cách trồng cây sầu riêng đúng kỹ thuật như kỹ thuật trồng sầu riêng và chăm sóc sầu riêng sau trồng là một trong những vấn đề nan giải của nhiều nhà nông khi mới bắt đầu trồng. Trong giai đoạn chuẩn bị, chọn giống, chăm sóc tốt để cây thích nghi và phát triển ổn định trong môi trường sống mới. Hôm nay SFARM sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau trồng nhé!

Đặc điểm sinh lý của cây sầu riêng

Dưới đây là mô tả chi tiết về đặc điểm sinh lý của cây sầu riêng có thể kết hợp yếu tố này với kỹ thuật trồng sầu riêng như kỹ thuật trồng sầu riêng tán lùn để đạt hiệu quả cao:

  • Cây sầu riêng thích hợp với khí hậu nóng và có độ ẩm cao, không chịu được thời tiết khô hạn.
  • Lá cây sầu riêng là nơi chứa thức ăn chính, vì vậy khi lá rụng, cây sẽ yếu đi và có thể chết.
  • Nếu gặp mưa nhiều trong thời kỳ trái chín, thịt quả sẽ bị nhão, không ngon.
  • Cây có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất thịt thoát nước tốt và có độ dốc không quá 30 độ sẽ giúp cây phát triển tốt nhất. Cây không phát triển tốt trên đất phèn, đất mặn hay đất ngập úng, và cũng không thích hợp với đất sét nặng.
  • Cây sầu riêng không chịu được gió mạnh vì thân cây yếu và bộ rễ cây sầu riêng nông.
Kết hợp đặc điểm với kỹ thuật trồng sầu riêng để đạt hiệu quả cao
Kết hợp đặc điểm với kỹ thuật trồng sầu riêng để đạt hiệu quả cao

Các giống cây sầu riêng phổ biến

Dưới đây là một số giống cây sầu riêng phổ biến và các đặc điểm của cây, bà con nên nắm bắt thông tin từng loại để áp dụng kỹ thuật trồng sầu riêng đạt hiệu quả cao. 

  • Sầu riêng Ri6: Quả có hình bầu dục, vỏ mỏng màu vàng xanh, cơm dày, hạt lép và vị ngọt vừa phải. Loại này thích hợp với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và thường được trồng ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Được mệnh danh là loại sầu riêng được ưa chuộng nhất hiện nay
Được mệnh danh là loại sầu riêng được ưa chuộng nhất hiện nay
  • Sầu riêng Thái: Có quả nhỏ, vỏ thưa, múi vàng nhạt, cơm dày, ngọt thanh và béo nhẹ. Nó được trồng chủ yếu ở miền Tây và được ưa chuộng nhờ vị ngon mà không quá ngấy.
Sầu riêng Thái có vị cực kỳ ngon và béo nhẹ
Sầu riêng Thái có vị cực kỳ ngon và béo nhẹ
  • Sầu riêng Musang King: Nổi tiếng với vị bơ, ngọt vừa và hơi đắng nhẹ. Quả có màu vàng rực, hạt lép và cơm dày. Đây là giống sầu riêng đắt đỏ, thường được thu hoạch khi quả rơi tự nhiên từ cây.
Sầu riêng Musang King nổi tiếng với vị bơ, ngọt vừa và hơi đắng nhẹ
Sầu riêng Musang King nổi tiếng với vị bơ, ngọt vừa và hơi đắng nhẹ
  • Sầu riêng khổ qua: Có vỏ giống trái khổ qua, gai nhọn, thịt mềm, hương vị ngọt nhẹ, béo vừa, nhưng có chút đắng nhẹ. 
Sầu riêng khổ qua cũng được nhiều người ưa chuộng hiện nay
Sầu riêng khổ qua cũng được nhiều người ưa chuộng hiện nay
  • Sầu riêng chuồng bò: Loại này có quả hình trụ, vỏ xám hoặc vàng xám khi chín. Cơm sầu riêng chuồng bò nhão, ngọt vừa phải, không quá đậm.
Cơm sầu riêng chuồng bò thường nhão, ngọt vừa phải, không quá đậm
Cơm sầu riêng chuồng bò thường nhão, ngọt vừa phải, không quá đậm

Kỹ thuật trồng sầu riêng

Chuẩn bị giống trồng

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng mà nhiều loại giống sầu riêng mới cũng được tạo ra. Với sự đa dạng như sầu riêng RI6, sầu riêng thái, sầu riêng ruột đỏ,… Tùy vào điều kiện trồng và nhu cầu sử dụng, cách trồng sầu riêng mà bà con nên lựa chọn các giống cây ghép (ghép mắt hoặc ghép cành) được bán sẵn tại những cơ sở cây giống uy tín. 

Bằng việc có được giống tốt, cách trồng sầu riêng cũng trở nên nhẹ nhàng vì cây được đảm bảo khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

Từ những kinh nghiệm của nhiều nhà vườn tư vấn, Đặng Gia Trang nhận thấy rằng nên chọn mua những cây sầu riêng ở độ tuổi xuất vườn từ 5-7 tháng sau khi ghép và cây đã được huấn luyện thích nghi với ánh sáng hoàn toàn từ 10-15 ngày trước khi được bán. Ở vị trí ghép phải được liền da (không bị sẹo) và tiếp hợp tốt. 

Cây có thân thẳng (cây cao khoảng 80cm, đường kính thân đạt 0,8cm trở lên), có rễ phát triển tốt quanh bầu đất, có ít nhất 3 thân cành chắc khỏe và bầu đất đạt kích thước 15x30cm. Cây giống khỏe khi có đủ số lá từ ⅓ chiều cao của cành ghép đến đỉnh chồi, lá ngọn đã trưởng thành và xanh.

Để áp dụng kỹ thuật trồng sầu riêng hiệu quả thì yếu tố giống rất quan trọng
Để áp dụng kỹ thuật trồng sầu riêng hiệu quả thì yếu tố giống rất quan trọng

Khoảng cách trồng

Để vườn thông thoáng và đúng kỹ thuật trồng sầu riêng bà con nên quan tâm đến khoảng cách trồng sầu riêng sao cho rộng rãi. Tuỳ vào cách bố trí có thể chọn trồng thuần hoặc trồng xen như sau:

  • Trồng thuần: Mật độ khoảng 125 – 156 cây/ha, mỗi cây cách nhau từ 8 – 10m.
  • Trồng xen: Mật độ khoảng 70 – 100 cây/ha, mỗi cây cách nhau khoảng 10 – 12m.
Nên trồng cây sầu riêng với khoảng cách rộng rãi
Nên trồng cây sầu riêng với khoảng cách rộng rãi

Chuẩn bị hố

Nếu đất tơi xốp, dễ thoát nước thì bà con nên đào hố kích thước 60 x 60 x 60 cm. Nếu đất cứng hoặc ít dinh dưỡng thì bà con nên đào hố lớn hơn, khoảng 70 x 70 x 70 cm để cây phát triển tốt hơn.

Mỗi hố nên bón khoảng 15 – 20 kg phân hữu cơ, thêm 0,5 kg phân lân (super Lân) và 200g phân NPK 16-16-8. Đồng thời, cho thêm 10 – 20g thuốc diệt côn trùng như Diazinon hoặc Carbofuran để diệt mối, dế, kiến và các loại sâu trong đất, giúp bảo vệ rễ cây khi mới trồng.

Bước chuẩn bị hố trồng rất quan trọng trong kỹ thuật trồng sầu riêng
Bước chuẩn bị hố trồng rất quan trọng trong kỹ thuật trồng sầu riêng

Cách trồng sầu riêng xuống đất

Sau khi đã chọn được cây con khỏe mạnh và chuẩn bị đầy đủ, thì tiến hành cách trồng sầu riêng con theo mất độ 70-100 cây/ha (mỗi cây cách nhau 10-12m). Các bước trong cách trồng sầu riêng đúng kỹ thuật được thực hiện như sau:

Bước 1: Trước tiên cần đảo phân bón lót trong hố thật đều từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong. Bằng cách trồng sầu riêng này, lượng phân bón sẽ bổ sung dinh dưỡng cho cây sầu riêng trong giai đoạn thích nghi với môi trường sống mới.

Bước 2: Tùy vào kích thước bầu cây mà người trồng tạo điểm để đặt cây sầu riêng vào bên trong hố. Chiều sâu cần được đảm bảo ở mức tối thiểu là 20cm và đường kính điểm đặt cây nên có kích thước lớn hơn bầu ươm từ 1-2cm.

Bước 3: Trước khi bầu ươm được đặt vào đất cần dùng dao hoặc kéo tỉa bỏ rễ thừa và những phần lá bị hư dập, thối úng. Tiếp tục cắt đường dài ở đầu miệng túi bầu túi bầu, nên thực hiện nhẹ nhàng để không làm vỡ bầu cây. Sau đó đặt cây vào hố trồng sao cho bầu cây cao hơn miệng hố từ 2 – 3cm, rồi tách bỏ lớp vỏ bầu khỏi bầu ươm.

Bước 4: Tiến hành phủ đất vào hố, phủ đất lên phần mô đã nén chặt lại, phần đất bên ngoài nên được phủ thấp hơn vị trí miệng bầu với chiều cao là 1 – 2cm. Cần tạo độ dốc cho mô cây để khi tưới nước không bị đọng nước ở rễ cây.

Bước 5: Khi bầu cây sầu riêng con đã được trồng cố định trên mô đất thì cắm cọc để giữ cây thêm vững chắc trước gió mưa. Nên lựa chọn những loại cọc được làm từ tre, nứa hoặc gỗ,… Tùy vào kích thước thực tế của mỗi cây con để có sự cân đối về kích thước cọc chống hợp lý (chiều dài 1 – 2m và đường kính 2 – 3cm).

Bước 6: Sau tất cả các bước của cách trồng sầu riêng, thì cây cần được cân bằng nước để duy trì độ ẩm. Tưới ẩm với áp lực nhẹ xung quanh mô đất mỗi ngày từ 1 – 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, tránh tưới khi giữa trưa  hoặc chiều tối (sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển).

Cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng sầu riêng để đạt hiệu quả cao
Cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng sầu riêng để đạt hiệu quả cao

Phủ gốc 

Vì cây con vừa được trồng nên khả năng giữ nước còn kém, vậy nên ngoài việc nên tưới nước thì cách trồng sầu riêng sử dụng cây, lá dừa khô, lá chuối,… để che nắng cho cây sẽ giúp hạn chế sự thoát nước cho cây. Bên cạnh đó, hãy sử dụng lá cây khô, rơm rạ,… che phủ gốc sẽ giúp cho việc giữ ấm cho cây con được hiệu quả hơn.

Chăm sóc sầu riêng con sau khi trồng

Chăm sóc cây con

Trong giai đoạn cây con thích nghi và sinh trưởng trong môi trường mới rất cần lượng nước tùy theo thời tiết hay mùa vụ. Cách trồng sầu riêng và chăm sóc cây con vào mùa khô, tần suất tưới nước từ 7 – 10 lần/ngày với lượng nước vừa đủ ẩm cho đất, đồng thời bố trí thêm rơm rạ, vỏ trấu,… quanh mô gốc để giữ ẩm.

Vào mùa mưa thì lượng nước tưới giảm xuống theo mức độ ngày mưa, phải thiết kế hệ thống thoát nước hợp lý để tránh tình trạng ngập úng gây chết cây. Bên cạnh đó, với cách trồng sầu riêng và chăm sóc cây con, mỗi nhà vườn có thể sử dụng nhiều cách tưới tiêu khác nhau sau cho phù hợp với điều kiện địa hình và kinh tế như: sử dụng gầu tưới thủ công, dùng dây ống tưới mềm thủ công hoặc lắp đặt hệ thống tưới béc, tưới nhỏ giọt,…

Về nhu cầu ánh sáng trong cách trồng sầu riêng và chăm sóc, cây con hầu hết đều không cần quá nhiều ánh sáng. Chúng thường thích sinh trưởng dưới bóng râm và không nên tiếp xúc ánh nắng trực tiếp quá nhiều, vì khi hưởng nhiều ánh sáng sẽ làm cây bị mất nước nhanh hơn.

Là loại trái cây đặc thù của xứ sở nhiệt đới nên giống sầu riêng trong nước ta đều phát triển khá mạnh mẽ  với điều kiện nhiệt độ lý tưởng từ 24 –  30 độ C. Tuy nhiên, một số loại sầu riêng có ngưỡng giới hạn nhiệt độ dưới 22 độ C và trên 40 độ C, khi vượt ngưỡng này cây sẽ bị hạn chế phát triển, cho trái không đạt yêu cầu và khả năng cây chết tăng cao.

Tưới nước

Trong 1-2 tháng đầu, cần tưới nước đều đặn, khoảng 1-2 lần/ngày để đất luôn ẩm. Sau đó có thể giảm dần tần suất tưới, tùy theo thời tiết và tình trạng đất.

Bón phân – cách chăm sóc sầu riêng tươi tốt với dinh dưỡng

Sầu riêng con khi vừa được chuyển từ bầu đất xuống vườn trồng cần thời gian để thích ứng với môi trường mới, khả năng hấp thụ và tìm kiếm dinh dưỡng của rễ trong giai đoạn đầu vẫn còn hạn chế. Vì vậy cần tưới nước giữ ẩm thường xuyên, đặc biệt là trong vòng 45 ngày đầu sau trồng.

Để cây nhanh chóng thích nghi và phát triển bộ rễ, bà con nên áp dụng kỹ thuật sau:

Sau 3 – 5 ngày xuống cây: sử dụng các sản phẩm kích thích ra rễ để tưới hoặc phun qua lá. Không bón hay tưới phân bón tổng hợp (NPK) trong vòng 45 ngày sau trồng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ mới, gây xót rễ, cháy rễ. Việc kích rễ được tiến hành kịp thời sẽ giúp cho sầu riêng con nhanh chóng thích nghi, hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu nuôi cây, đi đọt.

Sau 45 ngày trồng bà con có thể tiến hành bổ sung thêm các loại phân hữu cơ sinh học, amino acid để cung cấp dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho cây trồng.

Trong giai đoạn cây đi đọt, loại côn trùng gây hại phổ biến nhất là rầy xanh, chúng chích hút khiến teo đọt, rụng lá hàng loạt. Vì vậy bà con cần phun phòng rầy xanh ngay khi cây bắt đầu ra mũi giáo.

Trồng cây chắn gió

Các loại cây có đặc tính sinh trưởng nhanh, tán lớn và có bộ rễ vững chắc như Keo lai, Xà cừ, Tràm,… là những loại cây phù hợp để trồng để chắn gió và che bóng cho cây sầu riêng. Cách trồng sầu riêng chắn gió, bà con có thể trồng xen kẽ hoặc trồng thành hàng xung quanh vườn để chắn các luồng gió mạnh làm gãy nhánh, bật gốc cây sầu riêng con. Ngoài ra, khi trồng xen canh các loại cây này vừa mang lại hiệu quả chắn gió vừa tăng thêm nguồn kinh tế cho người trồng.

Xen canh chuối vừa giúp chắn gió cho sầu riêng vừa mang lại thu nhập cho nông dân thời kỳ chưa kinh doanh (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)

Các loại cây thường bị ký sinh bởi nấm Phytophthora như Đu đủ, Ca cao, Dứa,… sẽ tạo điều kiện cho nấm ký sinh gây hại cho cây sầu riêng, vì vậy những loại cây này không phù hợp để trồng xem canh với cây sầu riêng.

Tỉa cành, tạo tán

Cây con nên được phát triển tự nhiên trong 6-8 tháng đầu sinh trưởng. Sau khi chồi thân khoẻ mạnh, vươn thẳng và cây đạt chiều cao trên 2m thì tiến hành tỉa bỏ những cành ngang cách mô đất 0,8-1m, để tạo sự thông thoát cho phần gốc.

Nên loại bỏ các cành ốm yếu của gốc ghép, mộc thẳng, sâu bệnh hay giữ khoảng cách giữa các cành nhỏ là 10cm, cây lớn 30cm. Mỗi một vị trí trên thân chỉ để 1 cành và các cành phân bổ đều các hướng.

Khi áp dụng cách trồng sầu riêng theo hướng trồng thuần thì chỉ nên nuôi cành ngang cao hơn 1,5,m và triệt ngọn khi cây đạt chiều cao 7-10m. Mặc khác, thực hiên trồng xem canh thì các cành ngang phải cao hơn ngọn cây bên dưới từ 1-2m. Mỗi phân tầng nên giữ lại 3-4 cành và giữa các cành cách nhau từ 40-60cm.

Một điều cần lưu ý trong cách trồng sầu riêng là sau khi cắt cành đã tạo vết thương trên cây và để tránh tình trạng thối úng, bị nấm tấn công thì phương pháp quét vôi, bôi keo liền sẹo hoặc  dùng băng keo, nilon quấn vết cắt lại sẽ khắc phục được tình trạng này.

Cắt tỉa hoa và quả:

Giúp tập trung dinh dưỡng, tăng chất lượng trái và giảm sâu bệnh. Chỉ giữ lại hoa, quả khỏe mạnh và phân bố đều trên cành để cây phát triển bền vững.

Cách phòng trị các loại sâu bệnh hại

Theo dõi cây thường xuyên để phát hiện sớm sâu hại, nấm hoặc bệnh thối rễ. Bà con nên sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học như Trichoderma hoặc thuốc bảo vệ thực vật an toàn khi cần thiết.

Bước chăm sóc cây sầu riêng con sau khi trồng rất cần thiết
Bước chăm sóc cây sầu riêng con sau khi trồng rất cần thiết

Với chủ đề hôm nay thì SFARM Blog hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin có ích về kỹ thuật trồng sầu riêng đúng kỹ thuật và chăm sóc sầu riêng sau trồng theo quy trình phù hợp nhất đến bà con. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bà con đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết