Kỹ thuật trồng sầu riêng tán lùn được áp dụng đúng sẽ giúp cho cây phát triển tốt. Hãy cùng SFARM khám phá cách trồng loại cây này đúng kỹ thuật qua các bước như chọn giống, bón phân hữu cơ cho cây,… qua bài viết sau đây!
Tại sao cần trồng sầu riêng tán lùn?
Để giải đáp cho câu hỏi này, mời bà con cùng SFARM đào sâu và tìm hiểu các ưu – nhược điểm của giống cây sầu riêng này nhé!
Ưu điểm khi trồng sầu riêng tán lùn
Dễ chăm sóc: Đây là giống cây sầu riêng có tán rộng và thân ngắn, do đó bà con có thể dễ dàng tỉa cành, bón phân cũng như phun thuốc cho cây.
Dễ thu hoạch: Vì chiều cao chỉ từ 3 – 5 mét nên không cần leo trèo, sử dụng các dụng cụ phức tạp để thu hoạch sầu riêng.
Tiết kiệm thời gian: Thời gian ra trái ngắn, chỉ mất 3 – 4 năm so với các giống sầu riêng thông thường.
Dễ áp dụng cho vườn không có nhiều nhân công: Loại cây sầu riêng này không quá cao nên không đòi hỏi nhiều nhân công, lao động trong việc chăm sóc và thu hoạch.
Phù hợp với khu vực nhiều gió: Nhờ có tán rộng và chiều cao thấp mà hạn chế được tình trạng cây bị gãy, đổ trong điều kiện thời tiết xấu, có nhiều gió.
Nhược điểm khi trồng sầu riêng tán lùn
Khi trồng sầu riêng tán lùn ở giai đoạn đầu bà con sẽ thấy cây cho nhiều trái, nhưng càng về sau số lượng trái sẽ giảm dần, cây có tình trạng thiếu nhánh.
Đồng thời, trái sầu riêng ở những cành thấp sẽ tỷ lệ rụng cao và có nguy cơ mắc bệnh nấm trái. Ngoài ra, cây sầu riêng tán lùn của bà con còn dễ bị nấm và sâu bệnh tấn công do việc khó làm cỏ ở phần gốc, khiến độ ẩm tăng cao.
Lợi ích của sầu riêng tán lùn
Sầu riêng tán lùn là một loại cây dễ trồng và quản lý. Nhờ vào chiều cao thấp mà việc chăm sóc và thu hoạch sầu riêng diễn ra dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức. Đây là một giống sầu riêng thích hợp trồng trong những khu vực có diện tích hạn chế giúp bà con tối ưu không gian trồng trọt mà vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng quả.
Kỹ thuật trồng sầu riêng tán lùn hiệu quả
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng tán lùn là một kỹ thuật đòi hỏi bà con phải có sự chuẩn bị chu đáo từ khâu chọn giống, làm đất cho đến mật độ trồng và cách trồng. Sau đây là thông tin các bước giúp bà con trồng cây sầu riêng lùn hiệu quả và tối ưu.
Chọn giống
Bước quan trọng nhất trong quá trình trồng sầu riêng có tán lùn đó là việc chọn giống. Do đó, bà con cần ưu tiên chọn mua những giống cây sầu riêng khỏe mạnh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại địa phương, cũng như đảm bảo đây là giống cây cho trái chất lượng, hương vị đậm đà, thơm ngon.
Làm đất
Trước khi trồng cây sầu riêng có tán lùn, bà con cần đảm bảo đất trồng phải giàu chất hữu cơ và có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng cho cây. Đồng thời, bà con nên bón thêm các loại phân hữu cơ để bổ sung chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết giúp cây phát triển tốt.
Mật độ trồng
Mật độ trồng sầu riêng tán lùn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và chất lượng trái. Thế nên, bà con cần đảm bảo mật độ và khoảng cách trồng sầu riêng hợp lý để giúp cây có đủ không gian sinh trưởng và phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng trái.
Cách trồng
Bà con có thể áp dụng phương pháp gieo hạt hoặc trồng cây con:
- Gieo hạt: Trong quá trình trồng sầu riêng bằng hạt cần đặt hạt vào đất ẩm và che phủ nhẹ bằng một lớp đất mỏng.
- Trồng cây con: Bà con nên chọn những cây khỏe mạnh và đảm bảo trồng cây ở một độ sâu thích hợp để rễ cây sầu riêng dễ bén vào đất. Nhằm tránh tình trạng gãy đổ bà con hãy sử dụng cọc tre và giá đỡ để bảo vệ cây.
Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng tán lùn chuẩn
Thực hiện đúng các bước trong quy trình trồng sầu riêng tán lùn chuẩn không những giúp cây có thể phát triển khỏe mạnh và tươi tốt mà còn giúp gia tăng năng suất và chất lượng trái sau này. Mời bà con cùng tìm hiểu quy trình, kỹ thuật chăm sóc sầu riêng tán lùn chuẩn.
Bón phân
Cây sầu riêng phát triển tốt nhất trên các loại đất giàu chất hữu cơ và các khoáng chất. Chính vì vậy, bà con cần kết hợp sử dụng phân hữu cơ và phân khoáng để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp cây phát triển khỏe mạnh.
Nên bón phân vào mùa xuân và mùa hè vì đây là giai đoạn cây cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để nuôi dưỡng và tạo ra những trái sầu riêng thơm ngon, chất lượng.
Bà con có thể tham khảo các sản phẩm phân trùn quế, phân bò, phân gà hữu cơ và phân mùn mía của SFARM để chăm sóc cho cây sầu riêng tán lùn của mình nhé! Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại phân bón hữu cơ cho cây trồng, bà con có thể liên hệ trực tiếp với SFARM qua số Hotline: 0902 652 099.
Tưới nước
Nước là yếu tố quan trọng giúp cây sầu riêng sinh sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là trong những giai đoạn thời tiết khô hạn. Bà con hãy tưới nước đều đặn và thường xuyên giúp cho mặt đất luôn ẩm ướt, nhưng tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ngập úng, ứ đọng nước vì điều này có thể gây tổn hại cho cây.
Hãy áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để việc tưới tiêu diễn ra hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên nước.
Tỉa cành
Việc tiến hành tỉa cành định kỳ sẽ giúp cho dáng cây sầu riêng có tán lùn trở nên cân đối hơn, tăng khả năng lưu thông ánh sáng và không khí, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nấm mốc cho cây. SFARM xin gợi ý cho bà con cách tỉa cành như sau:
- Giữ lại những cành chắc khỏe, loại bỏ những cành cây khô yếu, kém phát triển để cây tập trùng nuôi dưỡng những cành mạnh khỏe và tăng sản lượng trái.
- Cắt chồi mọc từ gốc ghép, những nơi cùng vị trí có 2 cành mọc thì nên cắt 1 cành và để lại 1 cành.
Lưu ý: Cắt ngọn sầu riêng lần đầu tiên khi cây vào khoảng 2 mét để cây tập trung phát tán rộng ra các bên, không phát triển thêm chiều cao nữa.
Tỉa quả
Muốn có được những quả sầu riêng tán lùn to và chất lượng thì bà con không thể bỏ qua việc tỉa quả. Tiến hành loại bỏ những trái sầu riêng phát triển không đồng đều hay nằm sát cạnh nhau sẽ giúp cây tập trung dinh dưỡng để nuôi những quả còn lại. Nhằm giúp quá trình tỉa diễn ra trơn tru và mạch lạc cũng như không gây tổn thương cho cây, bà con nên sử dụng các dụng cụ tỉa quả sắc bén nhé!
Phòng trừ sâu bệnh hại trên sầu riêng tán lùn
Để ngăn ngừa các loại sâu bệnh gây hại cho cây sầu riêng tán lùn thì việc tiến hành và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Nhờ vào áp dụng các phương pháp sau đây bà con có thể bảo vệ và tăng năng suất cho cây sầu riêng của vườn nhà mình một cách bền vững:
- Sử dụng phân hữu cơ: Bón phân hữu cơ giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh, chống chịu tốt trước sự tấn công của các loài sâu bệnh gây hại.
- Tưới nước đều đặn: Bà con cần tưới nước đều đặn cho cây, nhưng lưu ý là không tưới quá nhiều nước để tránh tình trạng đất quá ẩm ướt, tạo điều kiện cho các loài sâu bệnh hại phát triển.
- Thực hiện tỉa cành định kỳ: Thông qua việc tỉa cành định kỳ và thường xuyên giúp cây thoáng khí, nhận được ánh sáng tốt hơn và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Kiểm soát sâu bệnh bằng phương pháp tự nhiên: Sử dụng các loài côn trùng có ích như bọ rùa hoặc các loại ong để kiểm soát sâu bệnh mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và cây trồng xung quanh.
- Sử dụng chất hữu cơ chống sâu: Bà con nên dùng các chế phẩm từ thiên nhiên như lá neem oil để ngăn ngừa sâu bệnh, tránh gây ảnh hưởng xấu đến cây và chất lượng trái sầu riêng tán lùn sau này.
- Quản lý môi trường: Hãy loại bỏ các mảng nước đọng và giữ cho vườn luôn sạch sẽ để hạn chế sự sinh sôi và phát triển của các loài sâu bệnh hại và bảo vệ cây sầu riêng tán lùn.
Giữ vườn sầu riêng sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của các loài sâu bệnh gây hại
Nguồn gốc sầu riêng tán lùn
Sầu riêng tán lùn là một biến thể độc đáo của cây sầu riêng truyền thống, có nguồn gốc chủ yếu xuất phát từ các khu vực đông dân cư như Ấn Độ, Malaysia và các quốc gia Đông Nam Á khác.
Đặc tính của sầu riêng tán lùn
Chiều cao thấp
Một trong những điểm nổi bật của sầu riêng tán lùn đó là chiều cao thấp, chỉ khoảng từ 2-3 mét. Nhờ vậy mà cây có thể sống và phát triển ở những khu vực có không gian hạn chế, cũng như dễ dàng chăm sóc và quản lý.
Trái nhỏ, lá xanh đậm
Mặc dù kích thước trái sầu riêng tán lùn không lớn như các giống sầu riêng khác nhưng lại có hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng, giúp đơn giản hóa quy trình thu hoạch và vận chuyển trái sầu riêng đến nơi tiêu thụ. Lá cây sầu riêng tán lùn có màu xanh đậm, hình dáng lá độc đáo giúp gia tăng tính thẩm mỹ và khả năng nhận diện cây.
Đặc tính sinh học
Sầu riêng tan lùn có khả năng sống ở những nơi có khí hậu ẩm và nhiệt đới nên mô hình trồng sầu riêng tán lùn đã trở thành lựa chọn phổ biến cho bà con trồng sầu riêng ở vùng đất có khí hậu nóng ẩm.
Hương vị
Sầu riêng tán lùn có hương vị thơm ngon đặc trưng, cơm vàng óng, vị ngọt đậm đà và béo ngậy không kém bất kỳ giống sầu riêng nào khác, hứa hẹn sẽ là một loại sầu riêng rất đáng để dùng thử cho những ai yêu thích loại trái cây này!
Thế là hôm nay SFARM Blog đã cung cấp tất tần tật thông tin về kỹ thuật trồng cây sầu riêng tán lùn, cách phòng trừ sâu bệnh gây hại, cũng như các đặc điểm giống cây này. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bà con trong quá trình trồng và chăm sóc cây sầu riêng tán lùn của mình nhé!
Xem thêm:
- Kỹ thuật trồng sầu riêng và chăm sóc sau khi trồng chuẩn, hiệu quả
- 10 lưu ý khi trồng sầu riêng mà bà con nông dân cần biết
- Trồng sầu riêng mấy năm có trái thu hoạch? Kinh nghiệm trồng, chăm sóc
- Khoảng cách trồng sầu riêng đúng chuẩn, cho năng suất cao
- Cây sầu riêng: Đặc tính, cách trồng, chăm sóc sầu riêng đúng chuẩn
SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:
– Website: https://sfarm.vn/
– Hotline: 0902652099
– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099