Dẫn đầu xu hướng sống xanh, Enzyme sinh học GE nổi lên như một cơn sốt khiến bao người quan tâm và phải tìm hiểu ngay cách thực hiện. Bởi lẽ, rác vừa được tận dụng và “hóa vàng” thành một dung dịch sinh học có khả năng ứng dụng rộng rãi trong gia đình. Vậy Enzyme sinh học GE là gì? Cách thực hiện ra sao? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1/ Enzyme sinh học GE là gì?
Enzyme sinh học từ rác GE (Garbage Enzyme) là một loại enzyme được phát triển bởi tiến sĩ người Thái – Rokuson. Cụ thể, đây là một hỗn hợp các chất hữu cơ đặc biệt như: các chuỗi protein tự nhiên, muối khoáng, hormone tăng trưởng, enzyme,… được tạo thành từ quá trình lên men rác thải hữu cơ.
Các hợp chất này có khả năng tạo ra xúc tác sinh học và phá vỡ cấu trúc của các chất bẩn, từ đó có khả năng tác động tích cực đến môi trường. Đồng thời, các hợp chất này còn là nguồn hữu cơ có khả năng hỗ trợ các hoạt động sống của cây trồng.
2/ Ứng dụng của Enzyme sinh học GE
Nếu khái niệm nghe có vẻ mang nhiều thông tin khoa học, thì enzyme sinh học GE lại được ứng dụng vào đời sống thực tế một cách cực kỳ đơn giản và đa dạng. Trong đó, có thể chia thành 3 nhóm chính là:
- Một chất tẩy rửa hoàn toàn tự nhiên: trong GE có chứa nhiều enzyme xúc tác quá trình tẩy rửa chất thải cực kỳ hiệu quả. Vì vậy, có khả năng thay thế các loại chất tẩy rửa hóa học, giúp làm giảm tác hại đến môi trường. Ngoài ra, khi trộn với các loại chất tẩy rửa khác sẽ làm tăng hoạt tính của chất tẩy rửa và xúc tác quá trình làm sạch nhanh hơn
- Xử lý tốt các vấn đề về ô nhiễm môi trường: làm giảm đáng kể lượng rác thải ra môi trường, mang đến khả năng khử mùi hôi thối và các vi sinh vật gây bệnh có từ rác thải
- Cung cấp cho đất nguồn phân bón tự nhiên và mang đến sự bảo vệ cho cây trồng: trong đây có chứa nhiều các chất dinh dưỡng, chất kích thích tự nhiên giúp cây trồng phát triển tốt và nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cây. Đồng thời, đây còn là nguồn phân bón hữu cơ lý tưởng cho cây trồng và được sử dụng với mục đích xua đuổi các loại côn trùng, nấm bệnh gây hại.
3/ Cách làm
3.1 Nguyên vật liệu
- Rác thải hữu cơ: vỏ trái cây, vỏ rau củ, các loại dược liệu hoặc các loại thực vật có mùi thơm và tinh dầu (vỏ cam, vỏ bưởi, nha đam, hương nhu, bồ hòn, dứa,…) Tận dụng nguồn rác thải sẵn có trong gia đình.
- Mật rỉ đường Sfarm: chất xúc tác giúp đẩy nhanh quá trình ủ, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật phát triển ở giai đoạn đầu
- Nước sạch: nếu sử dụng nước máy, nên để mặt thoáng trong 24h giúp nước bốc hơi lượng clo
- Vật liệu ủ: các loại chai nhựa, bình nhựa có khả năng dãn nở. Không sử dụng các loại bình thủy tinh. Vật liệu ủ phải có nắp đậy kín
3.2 Thao tác thực hiện
Các vật liệu được chuẩn bị với tỉ lệ
- Cho mật rỉ đường, vỏ rau củ quả thừa và nước với tỉ lệ 1:3:10 vào thùng nhựa, khuấy đều và đậy kín.
- Rau củ quả trước khi ủ nên được cắt nhỏ để đẩy nhanh thời gian lên men.
- Trong vòng 1 tháng đầu tiên, thường xuyên lắc đều bình ủ để rác phủ đều dung dịch ủ và xả bớt khí trong bình.
- Sau khoảng 3 tháng, tiến hành chiết rót enzyme bằng cách lọc bỏ bã, trữ dung dịch enzyme vào chai để dùng dần.
4/ Hướng dẫn sử dụng
Dung dịch enzyme thành phẩm có màu nâu sẫm hoặc ngả về màu của vật liệu ủ. (Nếu dùng các loại vỏ như cam, quýt, bưởi, lá dứa… sẽ giúp tăng mùi thơm cho dung dịch). Ngoài ra sẽ còn lại phần cặn và bã. Cặn nhỏ có thể cho vào cống rãnh, WC để làm sạch. Bã có thể dùng để bón trực tiếp vào đất và gốc cây giúp cải tạo hiệu quả.
Cụ thể:
- Dùng cho máy giặt (giặt và làm mềm): 20-50 ml giũ và giặt.
- Làm sạch bồn cầu, chống tắc và thông đường ống: đổ 250 ml rồi xả.
- Làm sạch bồn chứa nước bồn cầu 20-50 ml; 2-3 lần/tuần
- Bồn chứa nước, ao trong vườn nhà: 1/10 m3, thỉnh thoảng bổ sung.
- Làm sạch ghế da (tẩy mốc, vết bẩn): tỷ lệ 1 – 50, phun xịt và lau sạch 10 ngày một lần.
- Làm sạch thảm, chiếu cói (khử mùi và diệt khuẩn): tỷ lệ 1 – 50, phun 1-2 lần/tháng.
- Khử mùi và diệt khuẩn giày, xe ô tô: tỷ lệ 1 – 50, phun thường xuyên lượng vừa đủ.
- Làm sạch các vết dầu mỡ bồn rửa bát, lò nướng, thiết bị nhà bếp: pha loãng 20-50 lần, phun lượng vừa đủ trên bề mặt và lau sạch.
- Các vết đen do nấm mốc: tỷ lệ 1 – 50, phun lượng vừa đủ và lau thường xuyên.
- Làm sạch, khử mùi của chuồng gia súc: tỷ lệ 1 – 50, phun lượng vừa đủ, thỉnh thoảng làm.
- Khử mùi, diệt khuẩn phòng điều hòa: pha loãng 200-500 lần, phun lượng vừa đủ, thỉnh thoảng làm.
- Chống tắc các ống xả, ống thoát nước: lượng vừa đủ, xả nước, thỉnh thoảng làm
- Làm sạch, khử mùi, diệt khuẩn toilet: tỷ lệ 1 – 50, phun lượng vừa đủ khi vệ sinh
- Làm sạch không khí, khử mùi, kiểm soát côn trùng trong nhà: pha loãng 500 lần, phun lượng vừa đủ, làm thường xuyên.
- Khử mùi, diệt khuẩn quần áo: làm ẩm, phun pha loãng 1000 lần.
- Pha loãng 500-1000 lần GE để tưới cây, hoa, làm chất trừ sâu, làm phân bón hữu cơ, làm chất kích thích tăng trưởng để làm tăng chất lượng rau quả, tăng năng suất.
5/ Lưu ý
- Đặt thùng ủ nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
- Không được dùng thùng chứa bằng thủy tinh hoặc kim loại có tính co giãn thấp
- Không sử dụng các loại rác như: thức ăn đã qua chế biến, thịt động vật, thực phẩm dính dầu mỡ
- Thùng chứa khi bắt đầu ủ chỉ nên dùng 8 phần, 2 phần còn lại là không khí
- Ngoài ra, nếu muốn tạo bọt cho dung dịch nước rửa chén, có thể ủ với quả bồ hòn
- Enzyme này không hết hạn sử dụng, để càng lâu càng tốt
Quào, công dụng thì đa dạng cực kỳ, vừa an toàn lại tiện dụng, đặc biệt là cực kỳ tiết kiệm chi phí. Vậy thì chần chờ gì không thực hiện ngay nào. Cùng học sống xanh cho cuộc sống an lành, bạn nhé!
Còn để tìm mua sản phẩm mật rỉ đường SFARM, bạn hãy gọi ngay đến Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ tư vấn nhé!
Xem thêm
- Mật rỉ đường là gì?
- Mật rỉ đường SFARM – Đặng Gia Trang
- 7 công dụng đáng bất ngờ từ mật rỉ đường
- Xử lý nước thải hiệu quả và tiết kiệm với mật rỉ đường
- Thành phần hóa học có trong mật rỉ đường