Xử lý nước thải hiệu quả và tiết kiệm với mật rỉ đường

1869 lượt xem

Mỗi năm, ngành mía đường nước ta sản xuất ra hơn 1 triệu tấn đường. Đồng thời cũng tạo nên một nguồn phụ phẩm mật rỉ đường vô cùng lớn. Đây là một loại phụ phẩm có giá thành rẻ và mang đến tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tiêu biểu là việc sử dụng mật rỉ đường trong ngành xử lý nước thải công nghiệp.

Vừa có giá thành hợp lý, dễ dàng sử dụng và mang lợi ích đáng kể cho việc xử lý nước thải – mối quan ngại cực kỳ to lớn cho môi trường, tin rằng đây sẽ là một hướng đi phát triển trong tương lai. Vậy áp dụng mật rỉ đường vào việc xử lý nước thải ra sao? Mang đến những ưu điểm gì? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1/ Mật rỉ đường là gì?

Mật rỉ đường là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường. Sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường mà từ đó đường không còn có thể kết tinh hay cô đặc nữa.

Mật rỉ đường tại nước ta được sản xuất chủ yếu từ mía và cho sản lượng hàng trăm ngàn lít mỗi năm. Nói chung, sản lượng rỉ mật bằng khoảng 1/3 sản lượng đường sản xuất. Cứ khoảng 100 tấn cây mía đem ép thì có 3-4 tấn rỉ mật được sản xuất.

Thành phần chính của rỉ mật là đường, chủ yếu là sucrose với một ít glucose và fructose. Ngoài ra, mật rỉ đường còn chứa một số chất khoáng, vitamin cũng như các nguyên tố vi lượng.

2/ Vai trò của mật rỉ trong xử lý nước thải trình xử lý nước thải công nghiệp

Trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp, giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện kỵ khí có vai trò quan trọng và là mắc xích không thể thiếu. Cụ thể:

Nước thải sau khi được xử lý sơ cấp, sẽ được tiếp tục xử lý trong điều kiện không có oxy. Tại đó, các chất hữu cơ bị phân hủy nhờ vi sinh vật. Sản phẩm cuối cùng là các chất khí như metan (CH-4) và cacbonic (CO2) được tạo thành.

Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhờ vi sinh vật kỵ khí chủ yếu được diễn ra theo nguyên lý lên men qua các bước sau:

  • Vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ phức tạp và lipit thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng riêng nhẹ.
  • Vi khuẩn tạo men axit, biến đổi các chất hữu cơ đơn giản thành axit hữu cơ.
  • Vi khuẩn tạo men metan chuyển hóa hydro, các axit được tạo thành ở giai đoạn trước thành khí metan và cacbonic.

Trong giai đoạn này, các vi sinh vật cần được cung cấp một lượng dinh dưỡng phù hợp cho quá trình phát triển và phân giải các chất. Trên thực tế, nhiều nguồn nước thải nghèo dinh dưỡng, không đủ cung cấp dưỡng chất cho hệ vi sinh trong giai đoạn này. Vì vậy, việc bổ sung mật rỉ đường sẽ giải quyết được vấn đề đó.

mat ri duong xu ly nước thải

Mật rỉ đường SFARM

3/ Ưu điểm

  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng đa dạng, giàu cacbon giúp nuôi sống vi sinh vật, gia tăng sinh khối và đẩy nhanh quá trình phân hủy.
  • Giá thành hợp lý
  • Dễ dàng trong bảo quản và sử dụng

4/ Cách sử dụng

Nồng độ sử dụng mật rỉ trong nuôi vi sinh xử lý nước thải sẽ phụ thuộc vào: giai đoạn xử lý, quá trình tái lập của hệ thống và thành phần trong nước thải

  • Giai đoạn mới tái lập: Hệ thống xử lý nước thải thường được cải tạo và làm mới quy trình xử lý. Ở giai đoạn này vi sinh vật vừa được bổ sung sẽ có tính thích nghi thấp, cần được bổ sung mật rỉ làm nguồn thức ăn chính. Đến khi vi sinh vật thích nghi tốt với môi trường, có thể giảm bớt lượng mật rỉ.
  • Cung cấp dinh dưỡng liên tục: việc có tiếp tục bổ sung mật rỉ đường trong suốt thời gian xử lý. Hay không còn phụ thuộc vào hàm lượng các chất trong nước thải. Vì vậy, nên nghiên cứu và đưa ra hàm lượng dinh dưỡng hợp lý do vi sinh vật phát triển. Từ đó cân đối lượng mật rỉ đường cần đưa vào.
  • Cách sử dụng: trước khi đưa vào các bể xử lý, mật rỉ có thể được pha loãng với nồng độ thích hợp. Sau đó tạt trực tiếp vào bề mặt bể.

Nhìn chung, đây là loại phụ phẩm cực kỳ thích hợp cho việc nuôi sống vi sinh trong xử lý nước thải. Dễ dàng sử dụng và có giá thành hợp lý với quy mô công nghiệp. Hy vọng, mật rỉ đường sẽ tiếp tục phát huy được những lợi thế của mình và ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết