Lan Đuôi Cáo – Cách trồng và chăm sóc đầy đủ nhất

1793 lượt xem

Đối với những người mới chơi lan hoặc chưa biết gì về lan, ắt hẳn sẽ tò mò và muốn tìm hiểu lan đuôi cáo là loại lan gì, tại sao lại có tên đuôi cáo? Chúng có đặc điểm gì đặc biệt, cách trồng và chăm sóc chúng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây cùng với Đặng Gia Trang bạn nhé!

1/ Đặc điểm của loại lan đuôi cáo

Hoa lan đuôi cáo có tên khoa học là Aerides Rosea thuộc chi giáng hương, do đó nó có đầy đủ của một hoa lan lan đơn thân, ưa ẩm, mát, thích đung đưa trong gió. Lá đuôi cáo phẳng, bản lá xòe rộng, đầu lá chia thành hai thùy rõ rệt. Hoa mọc thành chùm xổ xuống như thác nước, độ dài từ 40 – 50cm, có hai màu chủ đạo là trắng và tím. Đặc biệt khi nở hoa có mùi hương rất đặc trưng và lan xa, càng gần về trưa mùi hương càng đậm dần. Lan đuôi cáo có bộ rễ phát triển rất mạnh, hình thành nhiều rễ gió đung đưa, vừa hút ẩm trong không khí vừa hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.

2/ Phân biệt lan đuôi cáo và lan đuôi chồn

Trên thực tế, lan đuôi cáo rất dễ bị nhầm lẫn với một số loại hoa lan khác như lan đuôi chồn ( sóc ta) hay sóc lào. Thoạt nhìn chúng sẽ có những nét khá giống nhau và khó phân biệt. Nhưng chỉ cần bạn chịu để ý, chúng sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng biệt. Những đặc điểm nhận dạng giữa lan đuôi cáo và lan đuôi chồn như sau:

Về hình dạng lá:

Đối với lan đuôi cáo có bản lá rộng, xòe phẳng. Lá đuôi cáo khá mềm, thường trông về một hướng do tác động của hướng gió hoặc hướng nắng. Giữa lá có một đường gân chạy dọc từ cuống lá đến đầu lá, đầu lá chia thành hai thùy rõ rệt. Mặc dù lá đuôi cáo không cứng cáp nhưng chúng khá dai. Nếu bạn mua giống từ ngoài cửa hàng mà muốn kiểm tra tính chính xác có phải hoa lan đuôi cáo hay không, bạn có thể dùng tay bẻ phần cuống lá, tuy dễ dàng uốn éo nhưng chúng không hề bị đứt gãy. Khác với đuôi cáo, lá đuôi chồn khá dày và có phần cứng cáp hơn. Lá mọc khum như hình chữ V, chính vì thế khoảng cách giữa hai đầu lá là dài nhất. Chiều dài lá tương đối dài nhưng bản lá hẹp, đầu lá chia hai thùy khá nhọn. Mặt dưới lá có nhiều sọc trắng chạy dọc lá, đây là một đặc điểm giúp nhận dạng hoa lan đuôi chồn.

Về mặt hoa:

Xét chung về hoa lan, mặt hoa là đặc điểm được dùng để phân biệt các loại hoa lan một cách dễ dàng nhất. Khi sử dụng đặc điểm mặt hoa để phân biệt hoa lan đuôi cáo và đuôi chồn, chúng có những sự khác biệt như sau: Hoa lan đuôi cáo có phần lưỡi hoa khá nhọn, hơi cong về phía trước, dọc phần đuôi có màu tím khá đậm. Chiều dài chùm hoa đuôi cáo từ 40 – 50cm. Còn hoa đuôi chồn cũng mọc thành chùm, xả xuống như thác nước nhưng kích thước hoa khá nhỏ, dễ dàng nhìn thấy phần cuống hoa bên trong. Lưỡi hoa đuôi chồn có màu tím, khá nhỏ. Toàn bộ bông hoa có điểm xuyết những chấm tím loang lổ.

Cách trồng lan đuôi cáo

Hoa lan đuôi cáo nở hoa đẹp

3/ Thời điểm trồng và ghép lan thích hợp

Đối với các loại lan đơn thân, thời điểm trồng và ghép lan có thể được thực hiện quanh năm. Nhưng để tiết kiệm công chăm bón cũng như tạo điều kiện cho lan phát triển nhanh chóng thì nên trồng vào mùa Xuân hoặc đầu mùa Hè là thích hợp nhất. Vào thời điểm này, tiết trời mát mẻ, độ ẩm không khí rất thích hợp để ghép lan.

4/ Cách trồng lan đuôi cáo vào chậu

4.1 Lựa chọn giống hoa

Hoa lan đuôi cáo cũng như những loại lan khác, có thể trồng trong chậu hoặc ghép vào thân gỗ. Những cây lan đuôi cáo rừng khi đem về thường có hình chữ L hoặc U, nên không thích hợp trồng trong chậu. Lựa chọn những cây giống có thân thẳng từ các vườn ươm giống về trồng. Thân mọc thẳng khi trồng bộ rễ mới tiếp xúc được với giá thể trong chậu.

4.2 Giá thể trồng lan đuôi cáo

Giá thể được sử dụng cho trồng lan đuôi cáo trong chậu có thể là than củi, vỏ thông hoặc gỗ vải hay gỗ nhãn đều được. Bổ sung thêm một chút dớn chile giúp giữ ẩm cho cây phát triển tốt.

4.3 Chậu trồng

Vì thuộc loại thân đơn, thời gian sinh trưởng tương đối dài, do đó chậu nhựa không được khuyến khích sử dụng, trừ trường hợp nhân giống tạm tại vườn ươm. Chậu trồng được khuyến cáo chuyên cho các loại thân đơn là chậu gỗ có nan thưa.

4.4 Tiến hành trồng chậu

Hãy đảm bảo rằng giá thể được xử lý sạch sẽ trước khi trồng, cách xử lý giá thể cũng tương tự như những loại lan khác. Cây giống khi mua về không nên vội trồng ngay, hãy tháo bỏ cây khỏi giá thể và treo ngược chúng nơi râm mát trong vòng 1 – 2 ngày, mục đích là để cây thích nghi với môi trường mới. Tiếp theo tiến hành ngâm toàn bộ phần rễ cây vào dung dịch Physan 20SL trong 15 – 20 phút nhằm loại bỏ nấm bệnh. Tiến hành treo ngược cây lên đợi khô ráo rồi ngâm vào dung dịch kích rễ B1 hoặc B12 trong 15 – 20 phút. Treo ngược lên ban công hoặc dưới bóng cây tưới phun sương giữ ẩm 3 – 4 lần/ngày, sau đó để khô ráo rồi tiến hành trồng sau đó 3 – 4 ngày.

Trồng cây vào chậu, sử dụng dây cố định thân cây vào thành chậu, đảm bảo cây sau trồng không bị rung lắc do gió, giúp cây ra rễ ổn định. Đổ giá thể gồm than củi, vỏ gỗ sao cho ngang hoặc hơi ngập phần gốc, sau đó rải dớn chile lên mặt chậu giúp giữ ẩm gốc.

5/ Cách ghép lan đuôi cáo vào gỗ

5.1 Giá thể

Cách ghép lan đuôi cáo vào thân gỗ khá đơn giản, giá thể sử dụng chỉ cần một chút dớn chile hoặc xơ dừa đã xử lý. Dớn chile được ưa chuộng hơn cả trong trồng và chăm sóc các loại lan, xơ dừa có khả năng giữ ẩm tốt nhưng thường gây bí gốc nếu dùng quá nhiều, cây dễ chết.

5.2 Cách ghép

Đối với ghép gỗ, thường áp dụng với những loại cây có thân hình chữ L hoặc chữ U. Lan đuôi cáo ưa ẩm nhưng không chịu úng, lá dễ bị thối nếu nước đọng vào, do đó chúng được ghép theo cách ghép ngang, thân lá vẫn nhận đủ ánh sáng lại không sợ cây bị úng nước khi tưới.

Trước khi ghép cây cũng phải xử lý sạch khúc gỗ. Phương pháp xử lý cây giống tương tự như trồng chậu. Tiến hành ghép lan bằng cách sử dụng một ít dớn chile ( hoặc xơ dừa) lót vào giữa khúc gỗ với thân cây, chỉ cần một lớp mỏng là đủ. Sử dụng dây buộc cố định phần thân vào gốc cây sau đó treo lên nơi thoáng mát và tiến hành chăm sóc.

6/ Kỹ thuật chăm sóc lan đuôi cáo

6.1 Tưới nước

Không nên tưới nước ngay sau khi trồng cây, hãy cấp nước cho cây sau 1 – 2 ngày trồng. Tưới phun sương giữ ẩm hàng ngày là tốt nhất, nếu không bạn nên điều chỉnh lượng nước tưới sao cho không để ngập úng cây. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết để điều chỉnh chế độ tưới phù hợp. Mùa khô nên tăng cường nước tưới 3 – 4 lần, mùa mưa cần hạn chế lại. Tránh không được để nước đọng lại trên lá, gây thối lá.

6.2 Phân bón

Phân bón có tác dụng cung cấp dinh dưỡng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Hầu hết các giống lan ưa thích phân hữu cơ nhiều hơn vô cơ. Bổ sung phân hữu cơ cho cây hàng tuần bằng cách pha loãng rồi tưới lên gốc hoặc sử dụng các loại phân chậm tan như phân trùn quế viên nén của SFARM chuyên sử dụng cho hoa lan. Bọc phân bằng túi lưới rồi treo vào gốc cho phân ngấm từ từ, cây hấp thụ dinh dưỡng tối đa. Ngoài ra, nên bổ sung các loại phân vô cơ có tỷ lệ 20 – 20 – 20, tưới định kỳ 2 tuần 1 lần, kích thích sự phát triển thân lá, giúp cây xanh tốt.

6.3 Sâu bệnh

Sức đề kháng của lan đuôi cáo khá mạnh. Tuy nhiên, bất cứ loại cây nào cũng bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh hại, tùy vào điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc. Trên lan đuôi cáo thường bắt gặp bệnh thối ngọn, thối rễ hoặc nhện đỏ tấn công. Biện pháp tốt nhất nên phòng trừ trước khi dịch hại phát triển, ảnh hưởng đến tâm trạng của người chơi hoa. Sử dụng những sản phẩm phòng trừ sâu bệnh trên thị trường hoặc tinh dầu neem, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe người sử dụng.

6.4 Xử lý ra hoa

Thời gian ra hoa của lan đuôi cáo thường vào tháng 5 đến tháng 8. Đặc điểm ra hoa của chúng là trải qua một mùa khô hạn, cây hoa sẽ bật mầm và nở hoa rộ vào mùa mưa. Hiểu rõ đặc tính đó, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý ra hoa theo ý muốn. Tiến hành giảm chế độ nước tưới cho cây sau đó ngưng hẳn, đặt cây tại nơi thông thoáng, ẩm độ thích hợp giúp cây bật nụ, đưa cây ra ngoài trời mưa sau đó 1 tuần cây sẽ ra hoa đẹp.

Vậy là bạn vừa đọc xong những thông tin cơ bản trong cách trồng lan đuôi cáo một cách chi tiết và đầy đủ. Chúc bạn có những chậu lan đuôi cáo ra hoa đẹp và tỏa hương khắp không gian sống. Mọi chi tiết thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết