Cách trồng lan hài đầy đủ nhất cho người mới bắt đầu

1891 lượt xem

Trong cổ tích, Lọ lem đã làm rơi chiếc hài thủy tinh và tìm được tình yêu của đời mình, còn đối với những người yêu lan thì chiếc hài của họ là những nhánh hoa lan hài xinh xắn. Theo đánh giá, thì ⅔ người trong giới đều bị đánh gục bởi sự lộng lẫy của loài lan này, mặt hoa của mỗi loài đều mang nét quyến rũ khó cưỡng lại. Bên cạnh đó, những chậu lan hài luôn có cách thu hút để người yêu hoa mang chúng về nhà. Tuy nhiên, trồng lan hài có khó không? Người mới trồng lan hài cần những gì để thành công? Vấn đề này thật khó trả lời trong vài câu được, nên Đặng Gia Trang xin được giải thích đề tài này với bạn nhé!

1/ Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan hài (Paphiopedilum)

Chi lan hài (Paphiopedilum) bắt nguồn từ khu vực Ấn-Mã Lai (Nam Trung Hoa, hải đảo Thái Bình Dương và Đông Nam Á,…). Tất cả có hơn 80 loại, trong đó Việt Nam đã tìm thấy hơn 20 loài, vậy nên nước ta được ví như cái nôi lan Hài của thế giới. Vì được khí hậu nhiệt đới gió mùa ưu ái, nên loại lan này phát triển rất tốt ở nước ta.

2/ Đặc điểm hoa lan hài

Lan hài thuộc loại địa lan, thân rất nhỏ và có bộ rễ mãnh và khá nhạy cảm. Nhìn vào chỉ thấy lá xung quanh và phần gôc, vậy nên lá đóng vai trò quan trọng hấp thu dinh dưỡng nuôi cây. Lá có nhiều dạng nhưng có hai kiểu hình chủ yếu

Kiểu lá có mặt dưới điểm đốm tím và mặt trên có vân: Hài Hồng (paph Delenatii), hài gấm (Paphiopedilum concolor), hài Ráp (Paph Malipoense)…

Kiểu lá xanh cả hai mặt: Hài hằng (Paph hangianum), Hài râu (Paphiopedilum dianthum),…

Điểm nổi bật nhất của lan hài là ở cánh môi có hình túi, nhìn như chiếc hài của người xưa. Hoa có 4 cánh: 2 cánh đài bên, 1 cánh đài trên và 1 cánh đài dưới. Tùy mỗi loại hài khác nhau mà màu sắc cũng mỗi nét đặc trưng riêng và mùa hoa cũng vậy, nhưng đa phần thường nở vào mùa xuân và bền hoa 4-6 tuần.

3/ Một vài loại hoa lan hài phổ biến nhất

Lan Hài Râu (Paphiopedilum dianthum)

Hoa có cánh đài bên dính thành lòng thuyền. Hai cánh tràng màu nâu lục, xoắn lại và rủ dài xuống khoảng 10-12cm. Cánh môi dạng túi có mép cuộn vào trong và màu lục nâu vàng. Cây rất ưa ẩm và ánh sáng mạnh với nhiệt độ trung bình 12-23oC.

Lan hài râu bám trên những tảng đá vôi lớn, trên đất ẩm hay trên các lớp lá mục. Giá thể trồng phải là loại thoát nước tốt như hỗn hợp vỏ thông+perlite. Được tìm thấy ở các khu rừng núi cao Trung Quốc và Việt Nam.

Lan Hài Gấm (Paphiopedilum concolor)

Về hình thái, hài gấm có 4-6 lá khi trưởng thành, mỗi lá dài khoảng 10-16cm và rộng 2-4cm. Mặt trên lá có đốm màu xanh điểm xuyến và mặt dưới là đốm tím trên nền xanh của lá. Phát hoa dài 8cm, đôi khi có 1-2 hoa (đường kính 5-7cm). Cánh hoa to sải dài qua hai bên, màu vàng hoặc xanh bóng có điểm chấm hồng đỏ. Hoa có mùi thơm nhẹ và nở rộ từ tháng 3-6.

Lan hài gấm sinh trưởng tốt ở khoảng nhiệt độ 16-28oC và ưa ẩm, ưa ánh sáng mạnh. Vì vậy nên chúng mọc nhiều ở gần nguồn nước và treo mình trên đá vôi hay lớp rêu/dớn trên mặt đất. Phân bố ở những núi có độ cao 1060m trên các nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam,…

Lan Hài hằng (Paphiopedilum hangianum)

Khi đủ trưởng thành, lan hài hằng có từ 4-7 lá đơn xếp thành hai dãy với mỗi lá dài 12-30cm và rộng 3-5cm. Mặt lá trơn bóng màu xanh. Thông thường chỉ ra 1 phát hoa dài 6-12cm, hiếm khi sẽ có 2 phát hoa. Hoa to có màu vàng lục, môi hình trứng ngược và cánh đài có gân đỏ tía. Hoa nở vào mùa hè (tháng 4-5), khi nở hoa thơm mùi quế.

Hài hằng khá ưa sáng và nhiệt độ tử 12-26oC, thích mọc ở những nơi có đá vôi, rễ bám đá và tập trung chủ yếu ở tỉnh Bắc Kạn và biên giới phía bắc nước ta.

hoa lan hài

Hoa lan hài

4/ Cách trồng và chăm sóc hoa lan hài

4.1 Xử lý cây giống trước khi tiến hành trồng lan hài

Cần xử lý cây giống lan hài trước khi trồng để tránh lây nấm bệnh và giúp cây sinh trưởng tốt hơn.

Bước 1: Cắt bỏ rễ chết và phần bị hỏng. Sau đó, đợi khô vết cắt khoảng 1-2 tiếng (không để dưới nắng sẽ làm cây bị khô), rồi sử dụng B12 (2ml/l) phun giải độc và chốc sốc cho lan hài, để yên từ 1-2 ngày ở nơi mát ẩm, thoáng gió.

Bước 2: Dùng nước súc miệng listerin hoặc nước vôi trong đế chống nấm mốc cho cây, nếu số lượng giống ít.

Hoặc ngâm rễ lan hài vào thuốc khử khuẩn, diệt nấm physan (1 muỗng/4l) hay ridomil (4gr/l) trong thời gian 30-60 phút rồi vớt ra và để ráo. Tốt nhất là ngâm vào buổi sáng khi nhiệt độ từ 20-30oC và tránh thuốc ngấm lên ngồng nụ.

Bước 3: Là giai đoạn sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng Auxin Alpha Na-NAA giúp rễ nhanh phát triển và cây nhanh phục hồi. Có 3 cách đơn giản sau:

+ Cách 1: Dùng dung dịch NAA (30-50 mg/l) ngâm Ngâm phần gốc lan từ 1-2h và xả lại với nước sạch.

+ Cách 2: Nhúng nhanh gốc lan vào dung dịch Anpha NAA đậm đặc (2-4 g/l) trong 3-5 giây, rồi trồng cây vào giá thể.

+ Cách 3: Phun trực tiếp lên toàn thân cây lan với nồng độ (1-2 mg/l).

4.2 Chọn chậu trồng lan hài

Hệ thống rễ lan hài khá nhạy cảm, dễ ngập úng nên chậu trồng phải có lỗ thoát nước tốt, đáy thoáng và thành chậu nên có chiều sâu để giúp giá thể giữ ẩm. Kiểu chậu này giúp không bị đọng nước và giữ nhiệt tốt, dễ dàng xã muối.

Hình dáng chậu trồng thì tùy vào sở thích của mỗi người, tuy nhiên nên quan sát bộ rễ của lan hài để lựa chọn kích thước phù hợp (ví dụ 15-20cm). Nếu chậu quá nhỏ, thì cây lan sẻ bị chật và cản trở sự sinh trưởng, với chậu lớn hơn thì cây sẽ có đủ không gian phát triển và lúc cây đẻ con đỡ phải thay chậu.

4.3 Giá thể trồng lan hài

Tùy vào khí hậu mỗi vùng miền, để tùy chỉnh phối trộn giá thể. Giá thể trồng lan hài phải đảm bảo các điều kiện thoáng khí, cân bằng nhiệt độ tốt và giá thể phải ẩm. Với những đặc tính đó bạn có thể chọn các loại như: xơ dừa, dớn, than củi, viên đất nung SFARM,…

Có một số loại ưa khô như hài kim daklak, đuôi công, vì vậy sử dụng giá thể cỡ lớn nhất là phụ hợp nhất.

Các loại ưa ẩm như hài henry, cảnh, tông lào thì bạn nên dùng các loại giá thể nhỏ hơn và giữ ấm tốt.

4.4 Độ ẩm

Vào ngày hè, lan hài rất cần ẩm và không khí lưu thông tốt, để giảm khả năng nhiễm nấm bệnh và tránh cho cây bị khô héo. Để nâng độ ẩm xung quanh lên 50%, bạn có thể đặt chậu hài lên khay hoặc dĩa có sỏi nhẹ và đã cho nước vào sẵn, không nên để chậu hài ngâm vào nước.

4.5 Ánh sáng

Lan hài sống tự nhiên dưới những tán rừng, nên chúng không cần quá nhiều ánh sáng 30-40%, nên đặt chậu hài dưới mái hiên hoặc phòng khách trong nhà (có ánh sáng khuếch tán của đèn ống là đủ). Cần đảm bảo đủ ánh sáng thì cây mới sinh trưởng tốt, hoa sẽ đậm màu, tuy nhiên lá sẽ đậm màu hơn nếu thiếu ánh sáng và ngược lại lá chuyển màu nhạt dần là bị dư ánh sáng, cây dễ bị cháy, khô héo nếu dư quá nhiều.

4.6 Phân bón

Phân bón giúp lan hài bổ sung những dưỡng chất thiết yếu và tùy vào giai đoạn sinh trưởng để bón phân cho cây.

Sử dụng phân NPK 30-10-10 (5-10 gr/8l) phun định kỳ 7-10 ngày/lần mỗi tháng 1 lần vào mùa hè. Tiến hành xả nước 1 tháng/lần cho đẫm để không bị muối đọng lại trong chậu

Khi cây ra lá sẽ cần loại phân có nhiều đạm urê (1-2g) + NPK 6-30-30 (0,5g) và phân có bổ sung thêm lân và kali sẽ giúp cây phát triển bộ rễ và lưu dẫn các chất khác nuôi dưỡng cây. Bên cạnh đó, cũng nên bón thêm các dòng phần hữu cơ như: phân trùn quế hoặc viên nén phân trùn quế SFARM, phân cá Fish Emulsion, phân hữu cơ sinh học Minro nở,…

Bên cạnh đó, vitamin B1 là thành phần giúp cây phát triển khỏe mạnh, làm thân nhánh cứng cáp, tăng sức đề kháng và trao đổi chất. Định kỳ 5-7 ngày/lần phun B1 (3-4mg/l) đều lên 2 mặt lá, phun trực tiếp vào kie và giá thể. Duy trì phun đến khi cây sắp ra hoa thì ngừng trước 1-2 tháng.

Giai đoạn ra hoa, là lúc nên giảm đạm và tăng kali, lân. Sử dụng phân NPK 10-50-10 bón 10 ngày/lần, giúp kích thích cây ra hoa và bổ sung di dưỡng cho cây khỏe mạnh, hoa lâu tàn và ra chồi mới.

4.7 Phòng trừ sâu bệnh

Nên chọn giống lan hài kỹ càng trước khi trồng tránh lây nấm bệnh. Thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và chữa trị hiệu quả. Khuyến khích sử dụng thuốc sinh học để đảm bảo an toàn, nếu sử dụng thuốc hóa học thì phải dùng đúng thuốc và đúng liều lượng.

Lan hài dễ bị tấn công bởi các loại: Ve, bọ có cánh, nhện đỏ hay rệp,… Bạn có thể sử dụng dầu neem, thuốc sâu sinh học từ tỏi, hành tâm hay chế phẩm sinh học Bio B (3gr/10l) phun xít vào hai bên mặt lá, ngọn và hoa.

Các loại bệnh thường gặp như: Thối gốc, thán thư, đốm lá,… Nếu đã có các biểu hiện của nấm bệnh, bạn nên cắt bỏ hay nhổ gốc xử lý cây lan ở khu vực khác, sử dụng các loại chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng trichoderma, chế phẩm Olicide-9DD (2ml/4l) phun xịt 3 ngày/lần và 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

4.8 Thay chậu

Lan hài cần “chuyển nhà” mới theo chu kì 2 năm/lần hoặc khi cây đã phát triển lớn hơn chậu trồng, đất không còn dinh dưỡng,… Sau mùa hoa là thời điểm thích hợp để thay chậu mới, nên sử dụng chậu mới có kích thước lớn hơn một chút so với cụm lan và thực hiện thao tác nhẹ nhàng và dữ khoát. Đối với chậu củ và rễ bị hỏng hoặc nhiễm nấm, nên loại bỏ và rửa lại với thuốc diệt nấm.

Sau khi đã tách gốc lan hài ra khỏi chậu thì cho ngâm vào nước 15 phút để rễ tơi ra. Tiến hành tách gốc, từ 3-5 nhánh một cụm, nếu ít nhánh quá cây sẽ phát triển kém và không ra hoa. Tiếp theo, trồng cụm mới tách vào giữa chậu và chỉ vùi gốc vừa phải (1,27cm), để tránh cho rễ và lá bị thối. Thay xong chậu mới thì tưới đẫm đất trồng và đợi đến 3-5 ngày sau mới tưới lại.

Với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết, Đặng Gia Trang đã tổng hợp cách trồng lan hài đầy đủ nhất. Sau khi tham khảo, bạn có thấy tự tin hơn với tay nghề trồng lan mình chưa nào, hãy nhanh tay làm ngay một chậu hài xinh xắn để thử sức nhé! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099 để được tư vấn chi tiết bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết