Khi nào nên bón phân cho lan?

1713 lượt xem

Nguồn dinh dưỡng sẵn có trong tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu cho quá trình sinh trưởng, phát triển của lan. Vì vậy, cần bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón cho lan đúng lúc. Bên cạnh đó, sử dụng phân bón đúng lúc – đúng thời điểm còn giúp lan tăng cường sức đề kháng, dễ dàng vượt qua bệnh hại thường gặp. Vậy, khi nào nên bón phân cho lan thì mới đúng lúc – đúng thời điểm?

Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Bón phân cho lan dựa trên những yếu tố nào?

Lan là loại cây cực kỳ đa dạng về chủng loại. Mỗi dòng lan khác nhau sẽ có điều kiện sinh trưởng và nhu cầu khác nhau. Nhưng nhìn chung, lan yêu cầu dinh dưỡng “đa dạng” nhưng phải “đều đặn”. Cụ thể:

  • Đa dạng: yêu cầu đầy đủ sự hiện diện của 13 nguyên tố đa – trung – vi lượng
  • Đều đặn: dinh dưỡng cần được cung cấp một cách liên tục ở nồng độ, liều lượng thích hợp. Hạn chế cung cấp một hoặc một vài thành phần nhất định với liều lượng quá đột ngột, dễ gây nên tình trạng sốc dinh dưỡng.

Vì vậy, khi bón phân cho lan ta phải căn cứ vào đặc tính dinh dưỡng này mà chọn loại và liều lượng thích hợp. Từ đó, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng khi cây có biểu hiện thiếu hoặc thừa một nguyên tố nào đó.

Ngoài ra, bón phân cho lan còn phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của cây. Ở mỗi giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng sẽ có đôi chút khác biệt. Cần hiểu rõ từng giai đoạn để chọn loại phân bón cho phù hợp.

1/ Căn cứ vào biểu hiện thiếu – thừa dinh dưỡng của lan

Những biểu hiện cơ bản của lan khi thiếu – thừa dinh dưỡng:

– Thiếu đạm (N): Cây còi cọc, ít ra lá và chồi mới. Lá dần chuyển sang màu vàng, lá già sẽ vàng nhanh trước sau đó là lá non. Rễ ra nhiều nhưng còi cọc làm cây không phát triển.

– Thừa đạm (N): Thân, lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh hại. Đầu rễ không có màu trắng mà chuyển sang xám đen, khó ra hoa.

– Thiếu lân (P): Cây lan còi cọc, lá nhỏ, ngắn, có màu xanh đậm, rễ chuyển sang màu xám đen và không ra hoa.

– Thừa lân (P): Cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ít, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu kẽm, sắt và mangan.

– Thiếu kali (K): Cây kém phát triển, lá vàng dần ở hai rìa mép lá và chóp lá, sau đó vàng dần vào trong, đôi khi lá còn xoăn lại. Cây yếu mềm, dễ bị sâu, bệnh tấn công. Cây ra hoa chậm và màu sắc không tươi, cánh hoa mềm dễ bị dập nát.

– Thừa kali (K): Thân, lá không mướt, lá nhỏ. Thừa kali dẫn đến thiếu magie và canxi.

Thường xuyên quan sát biểu hiện của cây để đánh giá tình trạng thiếu thừa dinh dưỡng, từ đó chọn loại phân bón bổ sung cho phù hợp. Đồng thời, thay vì chỉ lựa chọn phân chuyên cho từng giai đoạn thì trong xuyên suốt quá trình trồng ta nên bổ sung phân hữu cơ vi sinh để đảm bảo đa dạng các chất cho cây.

Thiếu dinh dưỡng trên Lan

Thiếu dinh dưỡng trên lan

Xem thêm các biểu hiện khác của lan khi thiếu thừa dinh dưỡng, tại đây!

2/ Bón phân cho lan đúng lúc dựa vào nhu cầu dinh dưỡng

Bạn nên bón phân phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lan nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lan sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, bạn cần phải cân đối tỉ lệ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng để không gây ngộ độc làm chết lan.

Nhìn chung, lan được chia thành 5 giai đoạn phát triển, được tính từ lúc mọc mầm đến khi hoa tàn. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Mọc mầm

Được tính từ khi các mầm non mọc (nhú) từ cây mẹ. Ở giai đoạn này, mầm non còn được cây mẹ nuôi dưỡng nên việc bón phân là không cần thiết. Bạn nên đặt cây nơi ấm áp, có chút nắng sớm, độ ẩm vừa phải khoảng 40 – 50%, không có gió mạnh và ốc sên.

Giai đoạn 2: Trưởng thành

Khi mầm non cao khoảng 10-15 phân và rễ đã dài trên 5 phân thì chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Đây cũng là giai đoạn cần nhiều đạm (N) cho quá trình phát triển thân, cành, các kie và rễ.

Giai đoạn 3: Ngủ nghỉ

Khi lan không còn tăng trưởng, đây là giai đoạn ngủ nghỉ, lan chuẩn bị ra hoa. Nếu giai đoạn này bị xáo trộn thì lan sẽ khó hoặc không ra hoa. Bạn cần tăng cường bổ sung lân (P) cho giai đoạn này để tích trữ dinh dưỡng cho quá trình ra hoa tiếp theo của lan.

Giai đoạn 4: Ra hoa

Được tính từ lúc lan nhú phát hoa đầu tiên đến khi hoa trên các phát hoa nở hoàn toàn. Đây là khoảng thời gian mà người chơi lan trông đợi nhất, để ngắm nhìn thành quả trồng và chăm sóc của mình. Giai đoạn này lan cần nhiều kali (K) nhất giúp hoa bền màu và chuẩn form hoa.

Giai đoạn 5: Hoa tàn

Thông thường hoa sẽ tàn trong 2 – 3 tuần tùy vào loại lan. Nhưng để tốt cho sức khỏe của lan, ta không nên giữ hoa quá lâu mà nên cắt hoa trước khi tàn. Giai đoạn này không cần bón phân cho đến khi ra mầm mới.

Tuy nhiên, trong xuyên suốt quá trình sinh trưởng – phát triển cần bổ sung đầy đủ 13 nguyên tố đa – trung – vi lượng. Vì vậy, ngoài 3 nguyên tố cơ bản cho các giai đoạn, ta cần chọn được loại phân cung cấp đầy đủ các nguyên tố còn lại cho lan.

Phân trùn quế Sfarm viên nén – phân bón đầy đủ 13 nguyên tố dinh dưỡng cho lan.

  • Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, an toàn và hiệu quả.
  • Các chất kích thích tự nhiên có trong phân như acid humic, acid fulvic, IAA,… giúp phát triển rễ, chồi, hoa.
  • Hệ vi sinh vật đối kháng nấm bệnh giúp hạn chế một số bệnh thường gặp ở lan.
  • Giúp sai hoa, bền màu và chuẩn form dáng.
  • Tính tan chậm, giúp lan tiếp nhận dinh dưỡng một cách từ từ, không xảy ra hiện tượng “sốc”.

Với những đặc tính vượt trội trên, Phân trùn quế Sfarm viên nén là lựa chọn lý tưởng cho vườn lan nhà bạn.

Qua những chia sẻ trên, Đặng Gia Trang mong rằng sẽ giúp bạn nhận định đúng hơn về bón phân cho lan khi trồng tại nhà. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
4.8/5 - (26 bình chọn)