Cẩm tú mai là một loại cây được rất nhiều người ưa thích. Vậy điều gì khiến nó trở nên được quan tâm đến vậy? Hãy cùng SFARM tìm hiểu ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc như cắt tỉa cành, bón phân hữu cơ,… cho loài hoa này ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cây cẩm tú mai là gì?
Nguồn gốc của cây cẩm tú mai
Cây cẩm tú mai (Cuphea hyssopifolia) thuộc họ Bằng lăng (Lythraceae), có nguồn gốc từ miền Nam Mexico và Guatemala. Cây còn được biết đến với các tên gọi tiếng Anh như False Heather, Mexican Heather, Hawaiian Heather hoặc Elfin Herb.
Cẩm tú mai là một loài cây cảnh phổ biến nhờ vào vẻ đẹp của hoa nhỏ xinh và khả năng sinh trưởng dễ dàng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và ôn đới.
Đặc điểm của cây cẩm tú mai
Cẩm tú mai là loại cây bụi nhỏ, có chiều cao từ 20 – 60cm, tuy nhiên nếu trồng lâu năm, cây có thể đạt đến 90 – 100 cm. Thân cây nhỏ, màu xanh mướt và lá mọc đối nhau, đi kèm với những bông hoa màu tím bắt mắt.
Cây có tán bụi thấp, phát triển khỏe mạnh và nảy chồi rất nhiều. Hoa cẩm tú mai có màu trắng, vàng và hồng tím. Trong số đó, màu hồng tím phổ biến nhất và được biết đến từ rất lâu, cụm hoa ngắn, gồm 6 cánh hoa. Tuy có quả, nhưng chúng rất hiếm gặp và ít khi thấy được.
Là loại cây ưa ánh sáng và có khả năng chịu hạn tốt, vì vậy cây thường được trồng vào mùa nóng. Từ tháng 1 đến cuối tháng 9 là thời gian cây cho hoa nhiều nhất và đẹp nhất.
Ý nghĩa của cây cẩm tú mai
Cây cẩm tú mai là biểu tượng của tình bạn gắn kết, của sự sang trọng và vĩnh cửu. Chính vì những ý nghĩa như thế, cây thường được trồng nhiều trong các trường học, các công viên và văn phòng.
Công dụng của cây cẩm tú mai trong đời sống
Cây thường được trồng nhiều trong các khu vườn, công viên, làm hàng rào cũng như trong vườn nhà hoặc sân thượng để tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Ngoài ra, cây còn là món quà tặng ý nghĩa vào những dịp đặc biệt.
Cách trồng và chăm sóc cây cẩm tú mai đơn giản, hiệu quả
Cách nhân giống cẩm tú mai đơn giản, dễ làm
Cây cẩm tú mai có khả năng phát triển rất nhanh, đặc biệt là khi trồng trong bồn. Chỉ sau một thời gian ngắn, vài cây nhỏ đã có thể phủ kín toàn bộ bồn cây. Nếu bạn muốn nhân giống để tặng hoặc trồng thêm, có thể áp dụng hai phương pháp chính: Trồng từ hạt giống hoặc giâm cành. Cả hai cách này đều có tỷ lệ thành công rất cao, giúp bạn dễ dàng tạo ra nhiều cây con khỏe mạnh.
Khi nhân giống cây cẩm tú mai, cả hai phương pháp (trồng từ hạt giống và giâm cành) đều yêu cầu giá thể đạt các tiêu chuẩn cơ bản: sạch, thoáng, tơi, đủ ẩm và thoát nước tốt.
Nếu có sử dụng phân, chỉ nên dùng một lượng nhỏ và ưu tiên phân chuồng hoai mục để tránh gây hại cho cây. Trong suốt quá trình nhân giống, cần giữ giá thể đủ ẩm để cây phát triển tốt.
Khi cây bắt đầu mọc mầm và phát triển hệ rễ, bạn có thể chuyển cây con sang chậu riêng. Lúc này, nên đặt cây ở vị trí ít ánh nắng trực tiếp để cây có thời gian ổn định bầu rễ. Sau khi cây đã ổn định và phát triển tốt, bạn có thể chuyển cây ra vị trí có ánh nắng đầy đủ để cây phát triển.
Điều kiện ánh sáng
Cây cẩm tú mai ưa nắng, chịu hạn tốt, không giỏi chịu lạnh. Cây rất khỏe và có khả năng chịu được ánh nắng gay gắt. Càng tiếp xúc với nắng nhiều cây càng ra hoa liên tục.
Đất trồng
Cẩm tú mai không đòi hỏi nhiều yếu tố về đất trồng cây. Tuy vậy, đối với các loại cây nhỏ để trồng trang trí, bạn nên sử dụng đất tơi và thoáng, thoát nước tốt. Ngoài ra để tối ưu công sức và thời gian chăm sóc, bạn có thể dùng đất trồng hoa kiểng chuyên dụng cho các loại hoa nhé.
Tưới nước
Không nên tưới quá nhiều nước, sẽ khiến cây bị ngập úng. Nếu giá thể thoát nước tốt thì sẽ không tốn công chăm sóc quá nhiều. Vào những ngày nắng gay gắt, cần lưu ý tưới thêm để cây không bị héo rũ.
Bón phân
Nên bón phân định kỳ cho cây. Thời gian bón có thể cách nhau 2 tháng hoặc ít hơn tùy loại phân bón. Cẩm tú mai thường ra hoa quanh năm và liên tục. Vì vậy, không cần thiết phải bón quá nhiều để thúc cây ra hoa. Nếu dư phân, lá cây sẽ bị vàng vừa ảnh hưởng đến sự phát triển và vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Phòng ngừa sâu bệnh
Cây cẩm tú mai có khả năng chịu hạn và phát triển rất tốt nên cây gần như không bị bệnh gì. Cây cẩm tú mai chỉ khô cành hoặc héo lá do không đủ nước tưới. Vì đây là loại cây cảnh rất dễ chăm và phát triển mạnh nên chúng hay được trồng ở các khu vực ngoài đường phố rất nắng và nóng.
Nếu thiếu nước, cây sẽ nhanh chóng bị khô và vàng lá. Bạn cần chú ý bổ sung nước cho cây ngay khi đất bắt đầu khô. Ngoài ra, cũng nên cắt tỉa các cành khô càng sớm càng tốt.
Cách cắt tỉa cây cẩm tú mai trồng chậu
Thời điểm nên cắt tỉa
Việc chọn thời điểm cắt tỉa cây cẩm tú mai là một yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe và vẻ đẹp của cây, cây cần được cắt tỉa đúng thời điểm để phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp. Các thời điểm để cắt tỉa cây gồm:
Mùa xuân và đầu mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để cắt tỉa cây. Vào mùa xuân, khi cây bắt đầu phát triển mạnh mẽ sau mùa đông nghỉ ngơi, việc loại bỏ các cành già cỗi và yếu ớt sẽ giúp cây tập trung phát triển chồi mới. Đầu mùa hè, việc cắt tỉa giúp cây có đủ thời gian hồi phục và tiếp tục phát triển trước khi vào mùa hoa.
Khi cây phát triển quá rậm rạp, việc cắt tỉa để tạo độ thông thoáng cho cây là rất cần thiết. Điều này giúp ánh sáng và không khí dễ dàng lưu thông qua tán cây, ngăn ngừa các bệnh do nấm mốc và sâu bệnh gây ra.
Lưu ý: Tránh cắt tỉa cây vào mùa đông vì lúc này cây đang trong giai đoạn nghỉ ngơi. Việc cắt tỉa vào mùa đông có thể làm tổn thương cây và gây khó khăn cho quá trình phục hồi. Nếu cần thiết phải cắt tỉa vào mùa đông, hãy làm nhẹ nhàng và chỉ cắt những cành thực sự cần thiết.
Kỹ thuật cắt tỉa cẩm tú mai chuẩn
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Kéo cắt cành: Dụng cụ này cần được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ và phải sắc để tránh lây lan bệnh cho cây.
- Găng tay làm vườn: Để bảo vệ tay khỏi gai hoặc nhựa cây có thể gây kích ứng da.
Bước 2: Loại bỏ cành chiết và yếu
Kiểm tra kỹ toàn bộ cây để tìm ra các cành đã chết hoặc bị héo úa. Các cành này thường có màu nâu hoặc đen và không còn lá xanh. Sử dụng kéo cắt cành để loại bỏ các cành khô, héo. Cắt sát gốc để tránh để lại các đoạn cành thừa có thể làm tổn thương cây.
Bước 3: Cắt tỉa cành già
Dùng kéo cắt cành cắt sát gốc của các cành già. Những cành này thường ít ra hoa và có dấu hiệu của sự già nua, thường là phần dưới cùng của cây, giúp cây tập trung dinh dưỡng vào các cành mới và mạnh mẽ hơn.
Bước 4: Tạo dáng cho cây
Quyết định hình dáng mong muốn cho cây, có thể là hình cầu, hình nón, hoặc hình dạng tự nhiên tùy thuộc vào sở thích cá nhân và không gian trồng cây. Tỉa nhẹ các cành nhỏ xung quanh để tạo hình dáng đều đặn. Cắt từ từ và đều tay để tránh làm hỏng hình dáng tự nhiên của cây.
Bước 5: Kiểm tra lại cây sau khi cắt tỉa
Sau khi đã hoàn tất các bước cắt tỉa chính, kiểm tra lại toàn bộ cây để đảm bảo không còn bỏ sót các cành cần tỉa. Nếu phát hiện các cành còn sót hoặc cây chưa đạt được hình dáng mong muốn, tiếp tục điều chỉnh nhẹ nhàng.
Cách chăm sóc sau khi cắt tỉa cẩm tú mai
Tưới nước
Cây cẩm tú mai cần được tưới nước đều đặn, nhất là sau thời điểm cắt tỉa để giúp cây phục hồi. Tuy nhiên, bạn cần tránh tưới quá nhiều nước, vì có thể gây ngập úng và ảnh hưởng đến hệ thống rễ của cây. Đảm bảo đất luôn ẩm nhưng không quá ướt, giúp cây có đủ độ ẩm để phát triển.
Bón phân
Sau khi cắt tỉa, cây cần bổ sung dinh dưỡng để phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Bạn có thể bón phân hữu cơ: phân trùn quế, phân bò, phân dơi,… hoặc phân NPK với tỷ lệ phù hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Việc bón phân giúp cây nhanh chóng hồi phục và ra hoa khỏe mạnh trong thời gian tới.
Kiểm tra sâu bệnh
Sau khi cắt tỉa, cây có thể trở nên yếu hơn và dễ bị sâu bệnh tấn công. Vì vậy, bạn cần kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu bệnh. Nếu phát hiện sâu bệnh, hãy sử dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời để bảo vệ cây.
Ánh sáng và thông gió
Cây cẩm tú mai cần ánh sáng đầy đủ để phát triển nhưng cần tránh ánh nắng gay gắt. Hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng không bị cháy nắng. Đồng thời, đảm bảo cây được thông gió tốt để tránh bị nấm mốc hoặc các bệnh do độ ẩm cao gây ra, giúp cây luôn khỏe mạnh và phát triển ổn định.
Những câu hỏi thường gặp về cẩm tú mai
Cây cẩm tú mai hợp mệnh gì?
Với sắc hoa tím nhẹ nhàng của loại cây bụi này mang ý nghĩa cao cả, đại diện cho một tình bạn gắn kết bền vững, tượng trưng cho sự sang trọng và vĩnh cửu.
Đây cũng là một loại cây cảnh hợp phong thủy với người mệnh Hỏa. Màu tím là một trong những tone màu bản mệnh của hành Hỏa (gồm: đỏ, hồng, cam, tím). Gia chủ mệnh Hỏa có thể chọn mua cây cẩm tú mai mini, trồng trong chậu để trang trí và gia tăng phong thủy cho phòng khách.
Hoa cẩm tú mai nở khi nào?
Cây cẩm tú mai thường nở hoa vào mùa hè và thu, từ khoảng tháng 5 đến tháng 9. Tuy nhiên, nếu cây được chăm sóc tốt và có điều kiện môi trường phù hợp, cây có thể ra hoa quanh năm.
Cẩm tú mai cao bao nhiêu?
Cẩm tú mai thường xanh quanh năm. Thân cây nhỏ nhắn, bụi cây cao tầm từ 20 – 60 cm. Nếu trồng lâu năm và phát triển tối đa, cây có thể đạt chiều cao từ 90cm – 100cm.
Như vậy qua bài viết trên, SFARM đã chia sẻ đến bạn đọc chi tiết về cây cẩm tú mai như đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc,… Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm được một loài hoa đẹp để tô điểm cho ngôi nhà của mình thêm rực rỡ nhé! Xem thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại SFARM Blog.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về tuyết sơn phi hồng từ A đến Z
- Hoa mai vàng ngày Tết 2025: Ý nghĩa và chăm sóc mai vàng
- Hoa ly – Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng đơn giản từ chuyên gia
- Hoa sao nhái – Cách trồng và chăm sóc chi tiết, cực đơn giản
- Top 11 loại hoa tết dễ trồng bung nở lung linh trong năm 2025
SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:
– Website: https://sfarm.vn/
– Hotline: 0902652099
– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099