Hướng dẫn cách trồng trúc quân tử cực chuẩn

1827 lượt xem
Trúc quân tử loài cây cảnh rất thích hợp để trang trí cho không gian sân vườn và nội thất trong nhà. Sẽ tuyệt vời biết bao nếu ở gốc lối vào, phòng khách hay ban công có sự hiện diện của một chậu trúc quân tử xanh mướt đang vươn mình. Vậy hãy để Đặng Gia Trang cùng bạn chinh phục loại cây này bằng hướng dẫn cách trồng trúc quân tử cực chuẩn dưới đây nhé! 

1/ Nguồn gốc và ý nghĩa của trúc quân tử

Tên khoa học: Bambusa multiplexHọ thực vật: Poaceae (họ trúc đào)

Trúc quân tử có xuất xứ từ miền Nam Trung Quốc, Nepal và một số nước ở khu vực Đông Á. Từ khi xuất hiện ở Việt Nam, chúng tạo nên trào lưu trong giới trồng cây cảnh. Theo quan niệm phương Đông, trúc quân tử là biểu tượng của người anh hùng, cương trực, thẳng thắn, luôn hướng về phía trước. Trong phong thủy, trúc quân tử giúp đem lại may mắn, phúc khí, xua tan đi điềm xấu cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây còn thể hiện sự uyên thâm, sự kiên cường khi gặp khó khăn, bão tố.

Còn theo văn hóa Trung Quốc, trúc quân tử là hiện thân cho sự giỏi giang của các sĩ tử không gian lận trong thi cử. Cây có hình dáng đẹp, mọc thẳng đứng thành bụi,  sinh trưởng và phát triển mạnh thường được trồng làm cây cảnh cho sân vườn, khuôn viên công cộng, cây công trình,…hoặc thay hàng rào, hành lang, lối đi…

Các nhà khoa học cho thấy, trúc quân tử có thể thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ, loại bỏ khí độc. Vì thế tạo nên một không gian thoải mái, trong lành và dễ chịu. Ngoài ra, ngọn trúc quân tử có thể sử dụng làm thức ăn. Thân cây được dùng làm giấy, nguyên liệu để sản xuất đồ mỹ nghệ như bàn ghế, thảm,…

2/ Đặc điểm của trúc quân tử

2.1 Đặc điểm hình thái

Trúc quân tử là cây thân nhỏ, mảnh mai, mọc thẳng đứng, rễ bò dài và sâu, chiều cao trung bình đạt 1,6 – 3m. Nhiều cây nhỏ chụm lại tạo thành bụi, thân màu vàng óng rực rỡ, măng non kích thước nhỏ, cành nhánh mềm. Lá trúc quân tử thuôn, dạng dài, nhọn dần về phần ngọn, phần bẹ bóng ôm sát thân, nhiều gân có hình vòng cung. 

Hoa mọc thành cụm, mỗi cây đều có hoa đực và cái, nhiều bông tạo thành chùy. Trúc quân tử có khả năng tự thụ phấn bằng gió, mỗi năm chỉ ra hoa 1 lần vào cuối tháng 7.

2.2 Điều kiện sinh trưởng

Trúc quân tử là loài ưa sáng, nhưng vẫn chịu được bóng râm một phần, chính vì vậy cây vẫn có thể trồng ở nơi mát mẻ, tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình. Tuổi thọ của trúc quân tử từ 3 – 5 năm. Tuy nhiên, khi được chăm sóc tốt, cây phát triển khỏe mạnh trúc quân tử có thể sống từ 6 đến 7 năm.

3/ Chuẩn bị trồng trúc quân tử

3.1 Giống

Chọn giống trúc quân tử phù hợp với điều kiện trồng và sở cá nhân. Nên chọn mua giống hoặc cây con ở những nơi uy tín và chất lượng. Cần chọn giống khỏe mạnh, sạch mầm bệnh và dễ chăm sóc. 

3.2 Đất trồng

Trúc quân tử thích hợp trồng trên những loại đất có độ mùn cao, độ ẩm phải đạt trên 70%, dinh dưỡng khoảng 60 – 80%, thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm các giá thể để tăng dinh dưỡng như: phân chuồng, phân trùn quế, trấu hun, mụn dừa và 1 ít vôi bột để khử độ chua trong đất, ủ đất với hỗn hợp trên trong vòng 1 – 2 tuần. 

Hoặc có thể trộn đất trồng theo công thức: 3 đất thịt: 3 phân trùn quế: 2 trấu hun: 2 mụn dừa. Nếu bạn muốn nhanh chóng, tốn ít thời gian và công sức thì đất sạch chuyên cho hoa kiểng Sfarm là lựa chọn lý tưởng.

3.3 Vị trí trồng

Cây trúc quân tử ưa nắng nhưng vẫn có thể chịu được bóng khoảng 70%. Tuy nhiên nếu quá tối thân cây có thể bị đen và yếu. Vì thế, để cây phát triển khỏe mạnh ít sâu bệnh nên chọn vị trí có nắng, sáng giúp cây cứng cáp hơn. Nếu trồng trong nhà nên tiến hành đưa chậu cây ra nơi nhiều ánh sáng khoảng 2 – 3 tiếng/tuần cho cây quang hợp và phục hồi.

Nhiệt độ thích hợp cho trúc quân tử là 25-30 độ C, mặc khác cây cũng có thể chịu được rét đến -8 độ C. 

cách trồng Cay Truc Quan Tu

4/ Cách trồng trúc quân tử 

Trồng cây trong chậu, cần chọn loại có kích thước phù hợp với bầu đất cây giống, chậu không được quá to hoặc quá nhỏ, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây. Đặt bầu giống vào chậu, sau đó lấp 1/3 lớp đất đã chuẩn bị, dùng tay nén chặt gốc để cố định cây, tiếp tục lấp đến khi đất cao hơn cổ hốc khoảng 15cm.Trồng xong tiến hành tưới nước thật đẫm cho cây phát triển, có thể rải thêm một lớp trấu hun để giữ ẩm cho cây lâu hơn.

5/ Cách chăm sóc trúc quân tử

5.1 Tưới nước

Trúc quân tử là loài ưa ẩm nhưng lại chịu úng kém, vì thế cần lưu ý lượng nước vừa đủ để cung cấp cho cây không thừa hoặc thiếu. Có thể tưới 2 ngày/lần, nếu bạn thấy lá cây cuộn tròn lại thành vòng cung đó lá lúc cây đang thiếu nước.

5.2 Cắt tỉa 

Khi cây ra nhiều cành, rậm rạp nên tiến hành cắt, tỉa lá để tạo thẩm mỹ, ngăn ngừa các loại nấm và sâu bệnh phát triển.

5.3 Bón phân

Nên cung cấp phân hữu cơ cho cây 1 tháng/ lần. Có thể luân phiên các loại như phân trùn quế, phân bò, phân gà, phần vi sinh…Định kỳ 3 tháng 1 lần nên phun thuốc cho lá.

5.4 Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Trong mùa mưa, độ ẩm bắt đầu giảm các loại nấm và rệp sẽ phát triển rất nhanh. Khi phát hiện cần cắt bỏ những phần bị nhiễm bệnh nặng, sử dụng vòi phun nước xịt mạnh để nấm, rệp rụng bớt. Sau đó có thể dùng các chế phẩm sinh học để phòng trừ côn trùng, xịt 1 lớp mỏng cho cây.

6/ Cách nhân giống trúc quân tử

Nhân giống trúc quân tử sẽ có 3 cách: cắt ghép, tách từ cây mẹ và  gieo hạt.

Cắt ghép: Chọn những cành khỏe mạnh làm cành giâm và cắt thành 2 – 3 cành. Loại bỏ bớt một phần lá, chỉ cần 1- 2 lá trên mỗi cành. Tiến hành ghim vào luống cát, tưới nước và đảm bảo đủ ẩm, sau 2 – 3 tháng cây sẽ phát triển rễ.

Tách cây: Chọn bụi cây mẹ phát triển khỏe mạnh, sạch mầm bệnh, tách một cụm gốc, cần chọn cụm có 2 – 3 cây con, đặc biệt thực hiện cẩn thẩn không nên làm tổn thương bộ rễ. Khi tách xong, trồng ngay cây vào bầu đất đã chuẩn bị, đặt ở thoáng mát, mỗi này tưới nước 1 lần. Sau khoảng 2 – 3 tháng cây giống sẽ phát triển rễ, thân tươi tốt lúc này có thể trồng tùy theo mục đích sử dụng.

Gieo hạt: phương pháp trồng cây bằng hạt tỷ lệ nảy mầm tương đối thấp. Thông thường, hạt ngâm hạt trong nước ấm 1 – 2 ngày, lớp biểu bì của hạt hút nước và nở ra, sau đó rải trực tiếp vào giá thể ươm đã chuẩn bị, khi hạt có 2 lá thật có thể đem cấy. 

7/ Những câu hỏi thường gặp khi trồng trúc quân tử

7.1 Có nên trồng trúc quân tử trong nhà không?

Bạn có thể hoàn toàn trồng trúc quân tử ở những nơi hẹp như ban công, hiên nhà vì cây có thể đạt được chiều cao lớn trong không gian trồng nhỏ. Hầu như các loài trúc đều được trồng trong chậu hoặc thùng. Tuy nhiên, việc chăm sóc bảo dưỡng còn phụ thuộc vào loại trúc bạn trồng và kích thước chậu được chọn.

7.2 Làm sao để khắc phục tình trạng vàng lá của trúc quân tử?

Trúc quân tử bị vàng lá có thể do nhiều nguyên nhân như: đất thiếu dinh dưỡng, quá dư hoặc thiếu nước, đất lầy lội. Để hạn chế tình trạng này nên tiến hành kiểm tra đất thường xuyên để đảm bảo tốt cho cây.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ít về loại cây trúc quân tử xinh đẹp và thanh thoát. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết