Cách trồng Hẹ đơn giản – hiệu quả – nhanh thu hoạch

1693 lượt xem

Rau hẹ rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và là loại nguyên liệu không thể thiếu trong gian bếp. Để có nguồn rau hẹ tươi ngon và an toàn mỗi ngày, nhiều người đã thử trồng và thành công khi thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, bạn đã biết cách trồng hẹ đơn giản – đạt hiệu quả tốt – nhanh thu hoạch của Đặng Gia Trang chưa? Hãy cùng tìm hiểu bí quyết là gì trong bài viết dưới đây nhé!

1/ Đặc điểm cây hẹ

Rau hẹ (Allium Odorum) thuốc họ hành tỏi, là cây thân thảo khá thấp (20-25cm) và có rễ chùm. Mỗi thân hẹ có 4-5 lá hơi tròn, dày và có hình mũi kim ở đầu lá. Hoa hẹ màu trắng hình tam giác và mọc từ gốc giả hành dưới đất, sẽ cho quả nhỏ (3-4cm) chứa hạt màu đen. Mùa hoa khoảng tháng 6-8 và toàn cây rau hẹ đều dùng được.

Có 2 loại phổ biến: Loại lá to nhìn giống như hành lá, lá dày cứng và dài hơn, được trồng nhiều với diện tích quy mô lớn trong sản xuất. Loại lá mảnh nhỏ, tuy không đạt năng suất bằng loại lá to nhưng chất lượng hương vị được ưa thích hơn nhiều và rất thích hợp trồng tại nhà.

2/ Hướng dẫn cách trồng hẹ trong chậu

2.1 Chọn giống

Bạn có thể trồng rau hẹ từ hạt hoặc bụi có sẵn.

Trồng bằng hạt: Nên mua hạt giống của các cửa hàng cây giống uy tín và nhớ xem kỹ hạn sử dụng.

Trồng bằng bụi (gốc củ): Có thể xin hàng xóm vài bụi về trồng, bạn chỉ cần đào gốc có cả củ lên. Tỉa bỏ lá vàng ún, cắt bỏ rễ hỏng và cắt ngang thân-lá sao cho cách gốc 5-7cm.

2.2 Chọn chậu

Tùy vào nhu cầu sử dụng rau hẹ, để chọn kích thước chậu trồng phù hợp, có thể tận dụng các loại khay nhựa, thùng xốp, xô chậu trong nhà đều được. Nhưng cần phải đục lỗ thoát nước để rau không bị úng.

2.3 Đất trồng hẹ

Rau hẹ có rễ li ti dạng chùm nên yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thông thoáng và giàu dinh dưỡng. Tốt nhất nên sử dụng đất sạch hữu cơ SFARM, với các thành phần hữu cơ tự nhiên được phối trộn và ủ vi sinh, phù hợp với các loại rau củ trồng chậu. Sản phẩm được đóng gói tiện lợi và bán tại nhiều cửa hàng cây giống hay vật tư nông nghiệp.

Nếu có nguyên liệu tại nhà, bạn có thể tự phối trộn theo công thức cơ bản sau: 5 đất thịt + 3 phần giá thể SFARM (trấu hun, viên đất nung, xơ dừa của) + 2 phần phân hữu cơ (phân trùn quế SFARM hoặc phân chuồng đã hoai mục).

cách trồng hẹTrồng hẹ xanh tốt

2.4 Thực hiện trồng hẹ

Rau hẹ không cần nhiều điều kiện để phát triển, nên được trồng quanh năm. Tuy nhiên, để đáp ứng thị trường ngày tết nên chúng được trồng nhiều vào tháng 10-11 âm lịch.

2.4.1 Cách 1: Trồng hẹ từ hạt

Sau khi mua được hạt giống ưng ý, bạn nên ủ hạt trước khi trồng. Hạt được ngâm 4-5 giờ trong nước ấm khoảng 35-37oC (2 sôi:3 lạnh) rồi vớt ra trồng.

Tiến hành xới nhẹ đất 0,5cm, gieo hoặc rắc hạt xuống rồi phủ lên một lớp đất mỏng. Sau đó dùng rơm rải lên để giữ ẩm và đợi từ 5-10 ngày, thì mầm hẹ sẽ lên. Bạn có thể cung cấp một ít phân urê để tưới cho cây, đến khi cây con cao 10-15cm thì tách ra trồng.

2.4.2 Cách 2: Trồng hẹ từ thân

Nếu trồng rau hẹ từ thân, bạn nên tách bụi thành từng cụm (3-4 tép) và cắt tỉa rễ rồi xới đất trồng xuống. Các cụm trồng cách nhau 8-10cm, dùng tay nén vừa kính nhánh và phủ 1 lớp mỏng rơm rạ đã mục. Tưới nước duy trì ẩm cho hạt và sau 5-7 ngày mầm hẹ sẽ mọc lên.

3/ Phương pháp chăm sóc hẹ

3.1 Ánh sáng

Khi mới trồng, cần hạn chế cho rau hẹ ra nắng trực tiếp và nên đặt chậu trong mát hoặc dùng lưới đen che chắn. Sau 10 ngày, lúc cây đã ổn định thì có thể để dưới nắng nhẹ từ lúc sáng sớm đến khoảng 9-10 giờ (tránh nắng gắt giờ trưa), để cây trao đổi chất tốt hơn.

3.2 Tưới nước

Rau hẹ chịu hạn khá tốt, chỉ cần tưới 3 lần/ngày lúc mới trồng và đến khi cây hẹ đã bén rễ thì giảm xuống còn 2 lần/ngày. Không tưới nước vào giờ trưa hoặc tưới quá nhiều làm ngập úng rễ.

3.3 Làm cỏ, vun gốc

Để rau hẹ sinh trưởng tốt nhất, bạn cần thường xuyên làm cỏ, vun xới giúp đất tơi xốp và hạn chế sâu bệnh. Nếu diện tích đất trồng nhỏ nhưng số lượng cây quá dày và có cả cỏ dại chen chúc thì sẽ hạn chế không gian phát triển của lá. Nên tỉa nhổ những nơi dày và trồng dặm chỗ mọc thưa, để giúp các cây phát triển đồng đều.

3.4 Bón phân

Bón phân cho rau hẹ rất đơn giản và chúng rất thích được bón phân chuồng đã hoai mục (tử 25-30gr/10m2). Bạn cũng có thể thay thế bằng phân trùn quế SFARM hoặc phân vi sinh tự ủ từ các loại nguyên liệu hữu cơ tại nhà (25gr/10m2). Muốn rau hẹ nhận được đầy đủ các chất thiết yếu, bạn nên kết hợp những loại phân vô cơ NPK 15-15-15+te (3-4gr/m2).

Nên bón phân vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát và tưới ẩm đất trước khi tưới, để cây dễ hấp thu hơn.

3.5 Thu hoạch và giữ giống

Thu hoạch rau hẹ

Ưu điểm khi trồng rau hẹ tại nhà là có thể sử dụng bất cứ lúc nào và cắt hết trong 1 lần hoặc tỉa lá dùng từ từ. Thu hoạch củ, chỉ cần đào lên là được. Hoặc thu hoa – lá hẹ thì bạn cần dùng kéo hoặc dao sắt, cắt ngang thân hẹ và cách gốc 2-3cm. Dù sử dụng rau hẹ giòn ngọt ngay khi mới cắt xong hoặc bó lại bằng giấy báo và đề vào tủ lạnh dự trữ đều có thể. Thời gian thu hoạch hợp lý:

Đợt 1: 55-60 ngày sau khi trồng

Đợt 2: 30-35 ngày sau khi thu hoạch đợt 1

Đợt 3 đến đợt 6 cuối vụ: Cách nhau 30-35 ngày.

Giữ giống

Để giống bằng bụi (gốc củ): Sau khi thu hoạch chỉ còn lại phần gốc, rau hẹ cần được bón thêm phân lân, tro bếp và vun gốc chăm sóc để củ phát triển to, chắc. Khi làm giống, tiến hành nhổ cả gốc cây rồi buộc túm lá lại và treo lên hong khô trong bóng râm, sau đó chuyển ra phơi ngoài nắng. Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ những củ bị hỏng, trải củ ra phơi dưới nắng 5-6 giờ rồi lại đem vào bảo quản. Cần lưu ý, không nên để củ thành đống to với nhiệt độ cao vì sẽ dễ thối úng và bị sâu bệnh hại tấn công.

Để giống bằng hạt: Rau hẹ phát triển ra hoa và kết trái, trái được thu về và chà nhẹ bỏ vỏ ngoài để để lấy hạt. Phơi nắng cho khô hạt (35-40oC) rồi để nguội và cho vào túi hoặc chai đậy kính bảo quản cho vụ sau.

Với những chia sẻ trong bài viết hôm nay, Đặng Gia Trang hy vọng sẽ giúp bạn có được những chậu hẹ xanh mướt để có những món ngon cho gia đình nhé! Rất mong nhận được sự phản hồi và ý kiến đóng góp từ bạn đề thêm hoàn thiện cách trồng rau hẹ. Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết