Hướng dẫn quy trình trồng cây công trình và chăm sóc cây đạt chuẩn

1417 lượt xem

Tuân thủ quy trình trồng cây công trình và chăm sóc cây từ bước tưới nước, cắt tỉa đến bón phân hữu cơ,… giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Mời bạn cùng SFARM tìm hiểu ngay quy trình này, cũng như các tiêu chuẩn chọn cây công trình và các loại cây công trình phổ biến hiện nay. 

Tiêu chuẩn chọn cây trồng công trình

Khi trồng cây công trình, bạn cần chọn trồng những giống chất lượng, đạt tiêu chuẩn để cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cũng như giảm thiểu nguy cơ cây bị gãy, đổ,… gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng con người. Sau đây là các tiêu chuẩn giúp việc chọn trồng cây công trình của bạn diễn ra hiệu quả: 

Cây trong bầu: là loại cây từ nhỏ cho đến lúc lớn đều được ươm trong bầu, thường có đường kính gốc từ 2-4 cm và kích thước từ 2-3 m, được ươm trong khoảng 1.5-2 năm.

  • Ưu điểm: Cây có tỷ lệ sống cao khi được đưa vào trồng cây công trình, do bộ rễ phát triển ổn định trong bầu, ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và chi phí trồng khá thấp.
  • Nhược điểm: Thời gian để cây phát triển bóng mát khá lâu do kích thước cây nhỏ nên không phù hợp với các công trình cần cây cho bóng mát nhanh. Khi chọn cây giống để trồng cây công trình, bạn nhớ chọn các cây có kích thước đồng đều, thân cây không quá nhỏ và có tầng tán phân bố đều.
Cây công trình được ươm trong bầu
Cây công trình được ươm trong bầu

Cây bứng về dưỡng: Đây là những cây được trồng trực tiếp trong đất từ khi còn nhỏ, sau khi đạt kích thước yêu cầu thì cây sẽ được bứng về vườn để dưỡng lại trước khi đưa đi trồng cây công trình. Quá trình chọn lọc loại cây này diễn ra khá khắt khe, do được trồng hàng loại, thế nên tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn dao động từ 50-80%, tùy thuộc vào mật độ trồng và cách chăm sóc. Cây bứng về dưỡng thường có chiều cao từ 3-4 m trở lên và kích thước đường kính đạt mức >=6 cm. 

  • Ưu điểm: Thời gian từ khi trồng đến khi cho bóng mát ngắn, cây có kích thước lớn.
  • Nhược điểm: Cây dễ chết do vỡ bầu trong quá trình vận chuyển và xé bầu trồng, tỷ lệ hao hụt khi trồng cây công trình rất lớn nếu không được dưỡng tốt, đồng thời chi phí trồng cũng khá cao.

Sau đây là bộ kích thước chọn trồng cây công trình mà bạn có thể tham khảo:

  • Cây có đường kính 6-8 cm thường cao từ 3-3,5 m.
  • Cây có đường kính 8-10 cm thường cao từ 3,5-4 m.
  • Cây có đường kính 10-12 cm thường cao từ 4-5,5 m.
  • Cây có đường kính 12-15 cm thường cao từ 5-6 m.
  • Đối với cây có đường kính > 15 cm tùy theo hình dáng tán cây và nhu cầu mà chọn chiều cao hợp lý.

Tùy từng loại cây mà có cách xác định đường kính và chiều cao khác nhau, nhưng bạn vẫn có thể tham khảo những tiêu chuẩn trên đây để chọn trồng cây công trình. 

Hướng dẫn quy trình trồng cây công trình từ A-Z

Để quá trình trồng cây công trình diễn ra hiệu quả và tối ưu, bạn hãy tuân thủ các bước trong quy trình trồng cây công trình sau:

Bước 1: Trước khi bắt tay vào trồng cây công trình bạn nên tiến hành dọn dẹp vệ sinh, cắt và diệt cỏ dại xung quanh nơi trồng và chuẩn bị các công cụ cần thiết để trồng cây.

Bước 2: Sau khi loại bỏ cỏ dại xung quanh thì bắt đầu đào hố to hơn bầu cây từ 20-30 cm để đảm bảo rễ cây có thể dễ dàng sinh trưởng và phát triển tốt sau khi trồng. 

Đào hố to để rễ cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt
Đào hố to để rễ cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt 

Bước 3: Tiến hành đặt gốc cây vào hố một cách nhẹ nhàng. Với những cây lớn nên sử dụng xe cẩu chuyên dụng để hỗ trợ trồng cây. Trước khi trồng, bạn phải gỡ bỏ toàn bộ lớp vải bọc hoặc ni lông ra khỏi bầu rễ. Sau đó, đặt cây xuống chính giữa hố, đảm bảo cây đứng thẳng và cổ rễ ngang với mặt đất. 

Lưu ý, bạn không nên trồng cây quá sâu hoặc quá cạn, không làm vỡ bầu rễ, rễ cây tung ra không bám đất để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây.

Bước 4: Sau khi đặt cây vào hố, phần trống giữa bầu cây và hố nên được bón lót bằng phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Bạn hãy trộn các loại phân hữu cơ đã được ủ oai và mục nát như xơ dừa, trấu hun, phân bò,… với đất, rồi dùng đất này lấp đến hơn 1/2 hố thì nén đất cho thật chặt và tưới nước cho cây.

Lưu ý, khi trồng cây công trình lớn bạn phải đảm bảo đất được nén chặt và tưới nước đều xung quanh gốc để giúp cây có thể đứng vững và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng có trong phân.

Bước 5: Tiếp theo, bạn cần chống các cọc để giữ cho cây thẳng đứng, không bị đổ, ngã. Sử dụng các cọc thẳng, có chiều dài từ 2m trở lên (tùy thuộc vào chiều cao của cây), rồi buộc các cọc nghiêng khoảng 2/3 chiều cao thân cây.

Bước 6: Để kích thích sự phát triển của rễ, bạn nên tưới thuốc kích thích rễ tăng trưởng quanh gốc cây và duy trì việc tưới thuốc này với tần suất 1 lần/tuần cho đến khi cây có thể tự đứng vững mà không cần chống cọc.

Chăm sóc và bảo dưỡng cây công trình sau khi trồng như thế nào?

Sau khi trồng cây công trình, để cây có thể phát triển khỏe mạnh và tươi tốt, bạn cần thường xuyên tiến hành chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh công trình. Hãy cùng tìm hiểu quy trình này ngay sau đây nhé!

Tưới nước định kỳ

Đầu tiên, bạn phải thường xuyên tưới nước cho cây từ 1-2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối nhằm duy trì độ ẩm cho cây. Khi tưới bạn hãy tưới nước từ gốc đến ngọn để cây có thể phát triển xanh tốt và khỏe mạnh.

Lưu ý, không nên tưới nước và chăm sóc cây xanh công trình vào buổi trưa hay những lúc thời tiết có nhiều nắng để phòng tránh tình trạng chết cây do chịu ảnh hưởng từ tia cực tím. Đồng thời, tùy vào tình hình thời tiết mà bạn cân nhắc lượng nước và cường độ tưới cây nhé!

Tưới nước đều đặn và thường xuyên cho cây
Tưới nước đều đặn và thường xuyên cho cây

Cắt tỉa và tạo dáng cây

Để gia tăng tính thẩm mỹ cho cây công trình, sau khi trồng cây công trình bạn có thể dùng cưa/kéo cắt tỉa cành và chồi cây theo ý muốn của mình. Qua đó, giúp tạo dáng cho cây, loại bỏ những lá vàng và bị bệnh để đảm bảo sức khỏe cây.

Bón phân thường xuyên

Nhằm giúp cây công trình phát triển và sinh trưởng tốt bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây thông qua việc bón phân định kỳ và thường xuyên, đặc biệt là phân hữu cơ và NPK.

  • Đối với phân hữu cơ: Tiến hành bón 3 lần/năm để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây.
  • Đối với phân NPK: Bón phân NPK định kỳ 2-3 tháng/lần cho cây, với lượng phân bón từ 50-100 g/gốc tùy vào kích cỡ của cây.

Bạn hãy nhổ sạch cỏ dại và xới nhẹ đất xung quanh gốc cây, rồi rải đều lượng phân quanh gốc để cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Lưu ý, khi trồng cây công trình không nên bón phân quá gần gốc để tránh tình trạng chết cây.

Kiểm soát sâu bệnh

Cây công trình mới vừa được trồng có sức khỏe khá yếu, thế nên bạn cần chăm sóc và thường xuyên tiến hành kiểm tra, diệt trình sâu bệnh cũng như các loài côn trùng gây hại nhanh chóng, kịp thời để bảo vệ sức khỏe của cây.  

Một số loại cây trồng công trình phổ biến hiện nay

Cây Chà là

Cây Chà là dùng để trồng công trình là loại cây có thân hình to lớn với chiều cao lên đến 20m và đường kính từ 0.6-1m. Ngoài thân thì lá cây cũng có kích thước vô cùng ấn tượng, dài từ 0.5-1m. Điểm đặc biệt của Chà là đó chính là lớp vảy trên thân cây có hình dạng tựa như những viên kim cương được chạm khắc vô cùng tinh xảo. 

Nhờ vẻ ngoài mạnh mẽ và độc đáo nên cây Chà là thường được trồng cây công trình,  trồng làm cảnh tại các tòa nhà, khu nghỉ dưỡng hay các công trình cao cấp.

Cây Chà là có thân hình cao lớn và độc đáo
Cây Chà là có thân hình cao lớn và độc đáo

Cây Kè mỹ

Kè mỹ có nguồn gốc từ Châu Mỹ, là một loại cây thuộc họ Cau. Do đó, thân cây mọc thẳng và không phân nhánh với chiều cao lên đến 30m. Lá cây hình tròn, chỉ xẻ thùy một nửa và mọc ở đỉnh cây. Với khả năng thích nghi tốt, dễ trồng, dễ chăm sóc và giá cả phải chăng nên cây Kè mỹ thường được nhiều người ưu tiên lựa chọn trồng trong vườn nhà, biệt thự,…

Cây Bằng lăng

Khác với Kè mỹ, Bằng lăng là loài cây có nguồn gốc từ Nam Á và Ấn Độ, được trồng nhiều tại Việt Nam. Cây Bằng lăng công trình có thân cây thẳng, chiều cao từ 3-20m và đường kính rơi vào khoảng 20-35 cm. Hoa Bằng lăng thường nở vào tháng 5-6 mỗi năm, có màu tím nhạt hoặc tím hồng vô cùng rực rỡ và đẹp mắt. 

Cây Tùng la hán

Cây Tùng la hán hay còn gọi là Vạn niên tùng là một loại cây thân gỗ, cao từ 8-10m,  có cành lá xum xuê và xanh mướt quanh năm. Nhờ phần gốc và thân đẹp nên cây thường được nhiều người trồng và tạo dáng theo sở thích. Trong phong thủy, cây Tùng la hán có ý nghĩa giúp mang đến sự thịnh vượng và phồn vinh cho người trồng. Thế nên, ngoài các công trình và khu dân cư thì cây Tùng la hán còn được trồng trong khuôn viên biệt thự sang trọng. 

Cây Tùng la hán có dáng đẹp nên được nhiều nghệ nhân ưa thích
Cây Tùng la hán có dáng đẹp nên được nhiều nghệ nhân ưa thích

Cây Vạn tuế

Là loại cây công trình được trồng nhiều ở nước ta, cây Vạn tuế hay còn gọi là cây Đuôi phượng, cây Chuối lửa có thân hình trụ, cao từ 2-4m, lá cây màu xanh, mọc ra từ đỉnh giống như lông chim. Về mặt phong thủy, khi trồng cây công trình là Vạn tuế sẽ mang đến điềm lành về sức khỏe và bình an cho gia đình bạn.

Thế là hôm nay SFARM Blog đã hưỡng dẫn bạn chi tiết các bước trong quy trình trồng cây công trình  và chăm sóc loại cây này từ bước trồng cây đến tưới nước, cắt tỉa, bón phân,… cũng như giúp bạn có thêm thông tin về tiêu chuẩn chọn trồng cây công trình và các loại cây trồng công trình phổ biến hiện nay. Hãy thường xuyên chăm sóc và bảo dưỡng cây công trình để cây phát triển tươi tốt và khỏe mạnh nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết