Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững

1736 lượt xem

Nông dân là những người lao động trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất nông nghiệp, và họ có vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng đổi mới – phát triển đất nước. Đặc biệt, trong xu thế phát triển nông nghiệp một cách bền vững như hiện nay, vai trò của người nông dân càng được khẳng định. Hôm nay, hãy cùng ĐGT điểm quaVai trò của người nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững”

1/ Sự đóng góp to lớn của nông dân trong việc phát triển nền nông nghiệp một cách bền vững

Hơn 10 trở lại đây, với vai trò chủ thể, nông dân đã đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển đất nước; đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới các mặt hàng nông sản như: như gạo, cà-phê, cao-su, hồ tiêu, hạt điều, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ chế biến…

Sự đóng góp của nông dân trong nông nghiệpSự đóng góp to lớn của nông dân trong nên nông nghiệp theo hướng bền vững

Với việc áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào nông nghiệp, bà con nông dân đã sản xuất ra nông sản nhiều về số lượng và tốt về chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của trong nước và xuất khẩu.

Qua đó, nông dân có điều kiện: nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và góp phần tạo cơ sở cho việc chuyển đổi – xây dựng cơ cấu nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.

Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, hơn 89% lương thực – thực phẩm tiêu dùng trong nước được cung cấp từ người nông dân. Số lượng người nông dân chiếm gần 70% dân cư và chiếm hơn 40% lực lượng lao động của xã hội.

Vì thế, người nông dân là nguồn nhân lực quan trọng, quyết định sự thành công trong nông nghiệp bền vững.

2/ Thách thức mà người nông dân phát triển nông nghiệp bền vững phải đương đầu

Mặc dù nền nông nghiệp nước ta đang trên đà phát triển và nâng cao dần chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp bền vững lại đang đứng trước nhiều thách thức như

  • Nông dân chưa hiểu hết về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong đóng góp chung cho nền nông nghiệp bền vững.
  • Sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam còn manh múng, nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch và đầu tư kỹ thuật một cách bài bản.
  • Thiếu sự đổi mới trong phương thức canh tác do thói quen sản xuất và việc chạy theo lợi nhuận một cách bất hợp lý.
  • Thiếu những chính sách hỗ trợ phù hợp, đúng lúc và đúng đối tượng.
  • Câu chuyện đầu ra hay giá cả vẫn luôn là nỗi lo ngại và làm người nông dân thiếu mặn mà với canh tác nông nghiệp.

Thách thức phải đương đầu trong nông nghiệpThách thức phải đương đầu trong nông nghiệp

3/ Định hướng giải quyết và hỗ trợ, phát huy vai trò của người nông dân

  • Nông dân trước hết cần nhận thức đúng đắn được vai trò, trách nhiệm, vị thế của mình.
  • Nâng cao trình độ canh tác bằng việc tiếp cận, học hỏi, đồng thời tích lũy kiến thức về nền nông nghiệp hiện đại, bảo vệ môi trường. Có như vậy nền nông nghiệp Việt Nam mới phát triển bền vững được.
  • Đồng thời, phải chú trọng tới sự hợp tác phát triển giữa “nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà kinh doanh” để nông nghiệp được phát triển một cách đồng bộ trên nhiều phương diện.
  • Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng – hoàn thiện các chính sách bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nông dân.
  • Địa phương cũng cần có các hình thức tôn vinh tấm gương nông dân điển hình, tiên tiến trong các phong trào nông dân thi đua sản xuất và kinh doanh giỏi.
  • Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở: Nhu cầu thị trường, lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả và đảm bảo định hướng phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết