Cách trồng và chăm sóc lan thủy tiên nhanh cho hoa

1751 lượt xem

Mỗi dịp tết đến, người ta thường treo một gốc lan thủy tiên vàng ươm và thơm ngát trong nhà để mang lại may mắn cho năm mới. Lan Thủy Tiên đa dạng về chủng loại, hình thái và đặc biệt là có màu sắc vô cùng bắt mắt nên được nhiều người ưa thích trồng trồng tại nhà Vậy người mới bắt đầu chơi lan cần lưu ý gì khi trồng? Để trồng và chăm sóc lan thủy tiên ra hoa cần những gì? Hãy để Đặng Gia Trang chia sẻ đến bạn cách trồng và chăm sóc lan thủy tiên nhanh ra hoa chuẩn nhất trong bài viết dưới đây nhé!

1/ Nguồn gốc, phân bố của lan thủy tiên

Lan thủy tiên có nguồn gốc từ vùng núi cao và nơi có khí hậu lạnh từ Phú Thọ đến thái Nguyên, được tìm thấy nhiều ở những khu rừng trên núi như Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Pleiku,… Là loại lan ưa lạnh và chịu được hạn nên điều kiện sinh thái tại những nơi này rất phù hợp để lan thủy tiên sinh trưởng, phát triển và ra hoa tốt nhất.

2/ Đặc điểm của lan thủy tiên

Theo như tìm hiểu, các loại lan thủy tiên đều có điểm chung là bụi giả hành lớn, dạng thân tròn hoặc vuông và có loại màu nâu hay màu xanh khác nhau. Lá có bẹ ôm sát thân, mọc so le và có từ 5-7 lá trên mỗi thân. Rễ chùm màu xanh trắng, bện chặt và giá thể. Đa dạng về chủng loại nên lan thủy tiên có các đặc điểm cùng sắc hoa đặc trưng khác nhau. Những chùm hoa màu sắc tươi sáng và mùi hương nhẹ dịu luôn được săn đón vào mùa hoa đầu xuân, tuy nhiên hoa chỉ nở được 5-10 ngày.

3/ Phân loại lan thủy tiên

Nếu chỉ nhìn sơ qua bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn một số loại lan thủy tiên với nhau. Để phân biệt hãy lưu ý những đặc điểm sau:

  1. Thủy tiên Vảy rồng: Là loại giả hành củ ngắn, dẹt và mọc chỉ một lá, thân áp sát lấy giá thể. Hoa màu vàng tươi, cánh môi tròn rộng và mép răn reo màu vàng đậm và màu cam ở giữa.
  2. Thủy tiên Mỡ gà: Giả hành có 4 cạnh nhưng khá cong tròn, có màu xanh đậm. Chùm hoa vàng óng ánh, màu môi đậm hơn, hình phễu chứ không xòe tròn, ở giữa có màu vàng cam, có tua sợi mịn ở mép hoa.
  3. Thủy tiên Vàng: Giả hành hình thoi có 4 cạnh vuông rõ rệt, lá thon tròn và tập trung ở ngọn. Đường kính hoa to 5cm, sắc hoa màu trắng có môi tròn màu vàng và viền trắng ở mép.
  4. Kiều Tím: Thân tròn có nhiều rãnh, màu nâu hoặc xanh đen. Hoa mọc từ nách lá, cánh đài hoa màu tím hay phớt hồng, viền cánh môi màu trắng và ở giữa có chấm cam.
  5. Thủy tiên Trắng: Thân hình vuông to vừa, gốc thân nhỏ và phình to ở giữa. Hoa chùm dài 20 cm mọc gần ngọn, cánh hoa màu trắng muốt và họng vàng có viền mép nhỏ màu trắng, mùi thơm nhẹ.
  6. Thủy tiên Dẹt: Dòng có thân dẹt, lá đối xứng. Hoa chùm màu vàng rủ xuống, môi hoa nhỏ có sợi li ti màu cam đậm, phía trong ở giữa môi hoa có màu đỏ cam. Hoa có mùi thơm và nở đầu mùa mưa.

4. Chuẩn bị trồng lan thủy tiên

4.1 Thời gian

Lan thủy tiên chủ yếu được trồng vào mùa hè, khi mầm non chưa nhú hay mới nảy và cây chưa có rễ non. Nếu thực hiện vào mùa khác thì phải có kỹ thuật chăm sóc sao cho phù hợp nhất.

4.2 Giá thể trồng

Lan thủy tiên thích nghi tốt với môi trường mới, nên có nhiều loại giá thể để lựa chọn như: Than, vỏ thông, dớn, xơ dừa… miếng gỗ vú sữa, nhãn,…

Vỏ thông và than củi: Phổ biến, giá rẻ và giúp rễ thoáng khí. Bạn có thể đập miếng nhỏ vừa, rửa sạch rồi cho vào chậu.

Rêu và dớn xốp: Dễ sử dụng và giữ ẩm tốt, chỉ cần xé nhỏ rồi ngâm nước hoặc luộc lên để diệt côn trùng, nấm bệnh.

Xơ dừa: Ngâm 24 tiếng và rửa lại nhiều lần đến khi hết chát rồi mới được sử dụng, loại này dễ úng và dễ rơi vãi khi vận chuyển .

Miếng gỗ Vú Sữa, Vải, Nhãn, Dẻ… cần rửa sạch hoặc luộc lên, dùng làm móc, nếu có máy khoan thì làm thêm lỗ cho dễ ghép.

4.3 Giống trồng

Chọn mua những gốc lan thủy tiên cứng cáp, không bị dập gảy hay nấm bệnh và có nhiều mầm gốc khỏe mạnh.

Tiến hành cắt bỏ rễ chết và phần hư hại rồi rửa qua nước sạch. Ngâm phần gốc lan vào nước đã pha Physan 20 (hoặc Nano bạc/Benkona) khoảng 15-20 phút, để sát khuẩn nấm mốc. Để khô ráo rồi tiếp tục ngâm vào hỗn hợp dung dịch B1 và Atonik (hoặc chế phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1), để kích thích mầm và rễ cây, chống sốc,… trong thời gian 15 phút. Để gốc ở nơi thoáng mát cho ráo nước rồi mới ghép gốc lan hoặc trồng vào chậu.

5/ Cách trồng lan thủy tiên

Sắp xếp cụm lan thủy tiên (5-20 cành/gốc) theo kích thước lớn nhỏ và độ non già của gốc lan thủy tiên, để dễ chăm sóc.

Ghép gốc vào giá thể: Cố định chắc chắn gốc lan vào bảng dớn/khúc gỗ bằng dây hoặc kẽm. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng vật dụng ghép lan bằng kim loại và phải loại bỏ ngay sau khi rễ lan đã bám chặt vào giá thể mới.

Trồng vào chậu: Sử dụng chậu đất nung/gỗ có lỗ thoát nước tốt. Trải một lớp than củi hoặc vỏ thông vào chậu, tiếp đó cho dớn cục vào ⅔ chậu. Sau đó, đặt gốc lan lên, cố định tạm thời thân trên vào móc treo chậu bằng dây rút. Cho một ít dớn mỏng trải đều xung quanh gốc để giữ ẩm. Tuyệt đối không được lắp gốc, sẽ làm cây lan bị thối gốc và hỏng mầm non.

Khi đã trồng xong thì đặt chậu nơi nắng nhẹ, thoáng mát và tưới nước cho cây.

Lan thủy tiên

Cách trồng lan thủy tiên

6/ Cách chăm sóc lan thủy tiên

6.1 Tưới nước

Lan thủy tiên cần tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Phun sương hoặc tưới lên gốc. Cây cần nhiều nước vào giai đoạn tăng trưởng và giảm nước khi cây đã trưởng thành. Bắt đầu từ tháng 11 âm lịch bạn có thể giảm dần lượng nước xuống ½ rồi ¼ khi vào mùa hoa để kích thích lan thủy tiên nhanh ra hoa.

6.2 Bón phân

Lan thủy tiên đã trồng được 10 ngày, bạn nên phun thuốc kích thích ra rễ B1 hoặc Atonik mỗi ngày, để cây sớm ra rễ và hồi phục. Khi rễ dài 3-5cm thì bón phân tan chậm NPK 20-20-20, 1 tuần/lần để cây tăng trưởng tốt. Thời gian 1 tháng trước mùa hoa và sau mùa hoa nên sử dụng phân NPK 10-30-10 1 tuần/lần, để cây dự trữ và bổ sung dinh dưỡng vì đã kiệt sức khi ra hoa và giúp bền màu hoa được lâu.

Hiện nay, phân trùn quế được ưa chuộng sử dụng cho lan. Đặc biệt là loại phân trùn viên nén. Chỉ cần bón trực tiếp hoặc cho vào túi lưới 20-30gr và tưới nước ẩm cho cây.

6.3 Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh hại gây ảnh hưởng đến sự phát triển và ra hoa của lan thủy tiên. Ban cần lưu ý những vấn đề sau:

Chọn lọc cây giống khỏe mạnh và không bị nấm hai. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện, chữa trị kịp thời khi sâu bệnh hại tấn công. Sử dụng các loại thuốc trị sâu bệnh chuyên dụng cho lan hợp lý. Nếu thực hiện phòng bệnh tốt thì không cần sử dụng thuốc cho lan sẽ an toàn hơn.

Dù mùa mưa hay nắng thì các loại nấm bệnh như:Thán thư, thối nhũn, thối đen, đốm đen,… đều phát sinh và làm cây bệnh. Bạn nên phun đan xen thuốc Nano bạc kết hợp Agrifos 400, pha với liều lượng an toàn 60ml/1l nước (3,75ml/1l nước) và phun xịt 15 ngày/lần, thực hiện 2-3 lần để hết nấm bệnh.

Bên cạnh đó, các loại côn trùng, sâu hại như: Nhện đỏ, ốc sên, rầy, rệp,… thì có thể sử dụng nước xà phòng, cồn hoặc định kỳ cách 15 ngày/lần phun Pesieu + Movento phun xịt lên gốc giả hành, mặt dưới và nách lá.

7/ Cách kích thích lan thủy tiên ra hoa

Giai đoạn kích thích lan thủy tiên ra hoa khoảng 45 ngày. Để ra hoa đúng dịp tết thì bắt đầu từ ngày 10-15/11 âm lịch là thích hợp nhất. Lan thủy tiên ra hoa bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… nên có 2 cách để thực hiện:

  • Sử dụng thuốc kích hoa Keiki Duy Spray lên thân ngọn của cây lan.
  • Tiến hành khoan một lỗ nhỏ vào nơi gần mắt ngủ của hoa ở ngọn thân rồi trực tiếp bơm thuốc Keiki Duy Pro vào, sau khi đã ráo mặt bơm thì dùng keo bôi liền sẹo lên.

Bên cạnh đó, nếu khí hậu khó khăn thì bạn cũng có thể bổ sung thêm phân NPK 6-30-30+TE hoặc phun siêu lân (10-60-10+TE) đến khi vòi nụ nảy ra to bằng hạt gạo thì dừng. Đồng thời đưa cây đến nơi có nhiều nắng và hạn chế tưới nhiều nước trong thời kỳ ra hoa.

8/ Cách nhân giống lan thủy tiên

8.1 Tách, chiết

Lan thủy tiên có đặc điểm riêng không giống như hoàng thảo, mắt ngủ (chồi mới) chỉ sinh trưởng và phát triển trên gốc thân. Vậy nên phải sử dụng kỹ thuật tách, chiết để nhân giống. Tách, chiết lan được thực hiện khi gốc lan đã già và lúc cần thay chậu. Là phương pháp phổ biến và giúp đảm bảo giữ được đặc tính tốt từ cây mẹ, rút ngắn thời gian hơn so với trồng từ cây con. Tuy nhiên, sẽ có rủi ro như: Cây lan không phục hồi được, bị sốc thuốc hoặc môi trường mới, dễ nhiễm nấm bệnh trong quá trình thao tác,…

8.2 Nuôi cấy in vitro

Hiện nay, khi kỹ thuật nuôi cấy in vitro đã phát triển và mở rộng, thì việc nhân giống lan thủy tiên thật dễ dàng. Kỹ thuật này có ưu điểm nhân nhanh và đảm bảo chất lượng con giống, quá trình nhân giống luôn được kiểm soát và có thể điều khiển sự sinh trưởng, phát triển theo yêu cầu người thực hiện. Nhưng phương pháp này chỉ phù hợp với hình thức công nghiệp vì khá tốn kém cho cơ sở vật chất và cần người có kỹ thuật chuyên môn cao để thực hiện.

Điều kiện cần và đủ để trồng, chăm sóc lan thủy tiên tốt nhất, nhanh ra hoa nhất đã được chia sẻ trong bài viết sẽ có ích với bạn. Hãy khoe một chậu lan thủy tiên xanh tốt và những chùm hoa xinh xắn khi đã thành công với Đặng Gia Trang nhé! Chúc bạn thành công! Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết