Lan trầm tím – Cách trồng & chăm sóc cho hoa rực rỡ

1729 lượt xem

Phong lan Trầm là một trong những loại lan được giới chơi lan ưa thích nhất. Lan trầm tím là một loài hoa quý hiếm có giá trị kinh tế cao, sắc hoa rực rỡ cùng nét đẹp quyến rũ. Nếu trang bị đầy đủ kiến thức thì việc trồng lan trầm tím không còn phức tạp nữa mà sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về loài lan này nhé!

1/ Đặc điểm nhận biết lan trầm tím

Lan trầm tím hay còn gọi là lan trầm rừng, loài lan được lai tạo giữa lan giả hạc và lan hoàng thảo tím. Bởi là con lai nên lan trầm tím rất giống với bố mẹ, gây ra nhiều sự nhầm lẫn. Nếu lan bố mẹ có thân thòng , dài trung bình khoảng 1,2m thì lan trầm tím có thân to, mập mạp và khá ngắn chỉ từ 30 – 40cm. Ngoài ra, hoa của lan trầm rừng có màu tím sẫm và hương thơm đậm hơn so với bố mẹ nhưng kích cỡ nhỏ chỉ khoảng 4cm.

2/ Các loại lan trầm tím hiện nay

Lan Trầm rừng Điện Biên: được tìm thấy trong khu vực rừng ở Điện Biên Phủ, là loại lan có hoa màu tím rất đẹp và quý hiếm. Có thân thòng to khoảng 1cm, màu xanh cốm, có loại thân zíc zắc có loại thân thẳng. Lá có kích thước khá lớn, dài 8 – 10cm, rộng khoảng 3cm, rủ xuống và mọc so le nhau.

Lan Trầm Mộng: có truyền thuyết là thường xuất hiện trong những giấc mộng của vua Trần. Loại phong lan này thường được ưa chuộng vào những dịp tết và có giá khá đắt đỏ.

Lan Trầm thanh củi: điểm nổi bật của loài lan này chính là mặt hoa rất đẹp và ấn tượng. Nó kết hợp sự lai tạo giữa 2 loại phong lan đẹp nhất nên thừa hưởng những đặc tính hoa vô cùng đặc biệt từ lá, thân cây, cánh hoa…tạo nên vẻ đẹp hài hòa, khó có người yêu hoa nào có thể rời mắt.

Lan Trầm Trắng: là 1 loại phong lan quý hiếm, với màu sắc đặc trưng là tím trắng. Trầm Trắng thường được tìm thấy tại những khu rừng ở Thái Lan, về đặc điểm thân, lá thì khá giống với Lan Trầm Việt Nam. Nó được ưa chuộng bởi có giá thành khá hợp lý, mặt hoa đẹp, dễ trồng và dễ chăm sóc.

Lan Trầm Thái: đặc điểm là thân cây to, hoa màu trắng và có mùi hương rất thơm. Loại phong lan này cũng rất dễ trồng nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, bởi có nguồn gốc từ Thái Lan nên khi nhập về Việt Nam thì loại phong lan này có giá thành khá đắt đỏ.

Lan Trầm Đỏ: được lai tạo từ 2 loại phong lan là Giả Hạc (Dendrobium anosmum) và Song Hồng (Dendrobium parishii) nên có kết cấu mặt hoa và đặc điểm khá quý hiếm. Nó được tìm thấy tại những khu rừng của Myanmar, sắc hoa đỏ trầm, tuy nhiên một số con lai có màu đỏ tươi và có màu vàng hoặc trắng ở đuôi hoa.

Lan Trầm Vàng: còn gọi là lan mai vàng, là giống phong lan quý có hương thơm đặc trưng và được yêu thích nhất trong các loại lan trầm. Sắc hoa màu vàng rực rỡ, khá khó trồng và chăm sóc, nhưng càng khó thì những người yêu lan lại càng muốn chinh phục. Bởi thế mà Trầm Vàng luôn được săn đón.

Hoa lan trầm tím

Hoa lan trầm tím

3/ Chuẩn bị trồng lan trầm tím

3.1 Thời điểm cấy/ghép cây

Thời điểm ghép lan trầm tím thích hợp nhất là từ tháng 11 – tháng 2, 3 âm lịch năm sau. Để ghép được lan trầm tím sao cho lan khỏe và tốt thì thời điểm tiến hành cấy ghép đẹp nhất là từ lúc cây trụi hết lá cho tới khi mầm ở gốc chuẩn bị nảy lên là thời điểm ghép lý tưởng để lan phát triển khỏe và tốt nhất .

3.2 Giá thể trồng

Có nhiều chất liệu trồng khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và mức độ phát triển của cây mà bạn có thể lựa chọn một trong số các loại sau đây:

– Lũa: Với cách trồng trầm trên lũa tuy lan phát triển tốt những tiến độ lại khá chậm chạp, lâu dài và mập được. Bù lại, bộ rễ lại phát triển rất khỏe và rậm rạp.

– Gỗ vú sữa, vải, nhãn, dẻ: Trồng trầm trên các này có đặc điểm sinh trưởng và phát triển tương tự như lũa.

– Chậu: Trồng lan trầm tím vào chậu sẽ là sự lựa chọn lý tưởng nhất cho bạn vì cây phát triển rất tốt nếu sử dụng thêm giá thể phù hợp. Sử dụng than để trồng thì cây sẽ sinh trưởng khá. Trong khi, trộn vỏ thông vụn+than củi nhỏ+đá perlite+đá nhỏ sẽ giúp cây lên tốt hơn, mập mạp, dài hơn. Trường hợp lựa chọn trồng chậu, bạn nên chọn chậu có kích thước vừa bởi rễ lan ưa bó hơn lỏng thay vì chọn chậu to. Sau khi cây lớn, sẽ có nhiều rễ leo ra ngoài, do đó, bạn nên tiến hành cắt chúng hoặc vắt lại vào chậu.

3.3 Giống trồng

Khâu chọn giống là cực kỳ quan trọng vì nó quyết định đến việc trồng lan trầm tím có thành công hay không. Bởi đây là giống lan khá khó tính trong việc trồng cũng như chăm sóc. Do đó, khi lựa chọn cần đảm bảo cây giống không còi cọc, mầm hay rễ cây mập mạp, lá xanh rờn. Để đảm bảo được những yêu cầu này thì phải mua ở những cửa hàng có uy tín. Cần chủ động mua lan trầm tím vào thời điểm cuối năm hoặc đầu năm để đảm bảo quá trình xử lý cây, ghép cây và chăm sóc cây được thuận lợi nhất.

4/ Kỹ thuật trồng lan trầm tím

Kỹ thuật trồng lan trầm tím rất đơn giản chỉ gồm 3 bước:

Bước 1: Chia giống

Một giỏ lan thường có nhiều giả hành, nếu để cả giò và ghép với giá thể thì chỉ có 1 – 2 mầm non được mọc lên, rất phí giống. Đầu tiên, dùng dao thật sắc để tách riêng từng giả hành, chú ý quan sát tránh cắt vào mắt ngủ. Đối với giả hành 1-2 tuổi, nên để chúng dính vào nhau để đảm bảo chất dinh dưỡng cho giả hành con sau này. Những giả hành còn lại thì bạn tách riêng ra. Tiến hành tỉa rễ già để lại tầm 2cm để bắn ghim, còn lại cắt bỏ hết.

Bước 2: Ngâm

Pha dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml với 1 lít nước hoặc dung dịch Benkona 2ml với 1 lít nước. Ngâm lan 5 đến 10 phút trong dung dịch rồi vớt ra để ráo trong vài tiếng. Tiếp tục ngâm B1+Atonik theo nồng độ trên bao bì trong 30 phút. Lưu ý, không nên lạm dụng Atonik nhiều, có thể làm hại cho cây.

Bước 3: Ghép/treo

Phần rễ cần được bắn ghim hoặc găm vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chắc chắn. Nên ghép chung các giả hành cùng tuổi vào 1 bảng. Lưu ý rằng mắt ngủ phải hướng ra ngoài và dùng sắt thép càng ít càng tốt.

Sau khi ghép lan xong nên treo lên giàn luôn để lan được tiếp xúc ánh nắng từ 60 – 70% (1 lớp lưới xanh đen của Thái). Nếu bạn ở nơi có nhiệt độ nóng thì khoảng cách dưới lưới là 1,5m, còn ở vùng cao mát mẻ thì chỉ cần 1,2m là đủ.

5/ Cách chăm sóc lan trầm tím

5.1 Ánh sáng

Ánh sáng: Đặt cây ở nơi có ánh sáng vừa đủ khoảng 60-70% là hợp lý nhất. Nếu ánh sáng yếu quá, cây sẽ bị bệnh hoặc không ra hoa còn nếu tiếp xúc trực tiếp với anh nắng thì cây sẽ bị cháy lá. Độ ẩm cần được ổn định, tốt nhất là khoảng 70 đến 90%.

5.2 Nước

Cần tưới nước thường xuyên 1 – 2 lần/ngày để cây luôn giữ được ẩm độ cần thiết, nên chia ra nhiều lần để tưới. Đến mùa Thu cây bắt đầu vàng lá và có dấu hiệu rụng đi vì thế hãy giảm tưới nước lại. Khi cây ra nụ có thể tưới sơ qua hoặc tưới ướt đẫm một lần.

5.3 Phân bón

– Cứ 1 tuần phun B1+Atonik 1 lần theo nồng độ trên bao bì. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau.

– Phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE.

Khi cây mọc chồi non ở gốc và chồi non ra rễ mới được 2 cm thì tiến hành bón phân có hàm lượng đạm cao để kích thích cây phát triển thân lá và nửa tháng phun trung lượng, vi lượng 1 lần.

– Khoảng tám tháng tuổi phun 6-30-30 TE 3 – 4 lần, định kỳ 10 ngày/lần.

– Sau đó tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước hoàn toàn, cho lan rụng trụi hết lá. Để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1 – 3 lần tùy giá thể và chờ hoa. Sau 10 – 20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới.

Phân trùn quế SFARM dạng viên nén với dinh dưỡng đầy đủ, giàu humic, fulvic, IAA và hệ vi sinh vật dồi dào. Chính là một lựa chọn hoàn hảo khi chăm lan trầm tím. Bổ sung trực tiếp 20-30gr phân hoặc cho vào túi lưới rồi đặt lên bề mặt trồng.

5.4 Sâu bệnh

Trồng lan Trầm tím bệnh thường gặp là nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ hay cũng có khí bị nấm… Để khắc phục cần phải tìm ra đúng bệnh sau đó cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày/ lần.

6/ Những lưu ý khi trồng và chăm sóc lan trầm tím

  • Mùa thu (từ tháng 10 trở đi) lá cây bắt đầu úa vàng. Lúc đấy, cần tưới ít đi, rồi bón phân và phun thuốc để kích thích cho cây ra nụ. Đến tháng 12 nên dừng hẳn việc tưới phun, thỉnh thoảng phun nước để cây không bị teo tóp.
  • Cuối mùa đông, đầu mùa xuân, cây bắt đầu nhú nụ, chuẩn bị cho thời kỳ bung nở hoa. Thời gian này, tránh cho cây không bị úng nước trong những đợt mưa phùn của mùa xuân.
  • Khi hoa nở thì đều đặn tưới nước, khi hoa đã tàn thì ngưng tưới. Cho tới khi thấy cây con mọc ra ở gốc hay các cây (keiki) mọc ở các đốt gần ngọn/ở phía dưới các đốt đã ra hoa. Hãy đợi khi cây con ra rễ dài chừng 3 – 4cm mới tách ra khỏi cây mẹ và trồng vào các chậu nhỏ dưới 10 phân.
  • Ở ngoài thiên nhiên, lan tự do mọc thẳng lên hay cong quẹo hay rũ xuống nay bị chúng ta cột thẳng lên làm cho nhựa cây khó dồn lên ngọn làm cho thân cây ngắn lại, vì vậy nên để lan mọc theo ý muốn.
  • Mỗi chậu lan cần có ít nhất 2 thân cây già trụi lá để nuôi các cây con.
  • Cách trồng tốt nhất là trồng trong chậu gỗ và treo nơi thoáng gió, hoặc trồng trong những giỏ treo ngược cho cây buông thõng xuống bởi vì thân cây quá dài làm cho chậu nhựa bị lật nghiêng và nước tưới khó vào trong chậu.

Trên đây là những thông tin và kỹ thuật trồng hoa lan trầm, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết