Công dụng, cách trồng và chăm sóc lan thạch hộc

1684 lượt xem

Được ví như thần dược phương đông, lan thạch hộc là loại thảo dược đứng đầu trong “nhất cửu tiên dược” từ xa xưa. Với đặc điểm vị ngọt tính mát nên rất nhiều người đã tự trồng và sử dụng ngay tại nhà, còn có thể xem thạch hộc như một loại hoa chậu trang trí. Nhưng lan thạch hộc có công dụng như tiên dược thật sự? Trồng và chăm sóc tại nhà như thế nào để sử dụng hiệu quả nhất? Trong bài viết hôm nay, Đặng Gia Trang xin chia sẻ bí kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan thạch hộc, mọi người hãy cùng tham khảo và đánh giá nhé!

1/ Đặc điểm của lan thạch hộc

Lan thạch hộc hay thạch hộc tía có tên khoa hộc Dendrobium officinale Kimura et Migo. Thuộc nhóm thân thảo, giả hành bụi và sống phụ sinh trên cây hoặc vách đá. Thân thạch hộc có màu xanh tía chia đốt và có 5 gân chạy dọc. Lá có bẹ ôm sát thân và mọc so le, xếp thành hai dãy. Hoa 5 cánh màu vàng xanh, có điểm tím đỏ ở họng và mọc thành từng chùm từ 2-4 hoa. Quả nang hình thoi chứa nhiều hạt mịn và sẽ tự bung khi đã khô. Mùa hoa rộ vào tháng 2-4 rồi đậu quả vào tháng 4-6.

2/ Cách nhận dạng lan thạch hộc

Theo thống kê, chi Dendrobium ở Việt Nam có khoảng 100 loài và trong đó có 4 loại được dùng làm thuốc với tên Thạch hộc.

Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo): Đặc trưng vỏ cây có màu xanh tía, là cây thảo bản phụ sinh lâu năm, sống bám vào cây gỗ lớn rừng nguyên sinh có độ ẩm cao hoặc ở vách đá ẩm ướt, ưa khí hậu ẩm và râm mát, có giá trị thương phẩm cao.

Hoàng thảo nghệ tâm (Dendrobium loddigesii Rolfe): Cánh hoa màu trắng tím thường có lông, lưỡi hoa màu vàng tươi như nghệ và hương thơm nhẹ nhàng. Sử dụng làm thuốc bổ, chữa liệt dương, thận hư, tân dịch kém,… sống bám trên các cây gỗ lớn trong rừng ở nhiều Thái Nguyên (Định Hóa).

Hoàng thảo long nhãn (Dendrobium fimbriatum): Dùng chữa ho khan, đau lưng gối mỏi, thiểu năng sinh dục,… Có hoa to màu vàng cam với môi xẻ tua, giữa môi có một đốm lớn màu tím đỏ và rất thơm. Phân bố ở các tỉnh: Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Bắc Kạn (Ba Bể), Nghệ An (Vinh), Lâm Đồng (Đà Lạt, Brain, Di Linh), Cà Mau.

Kim hoa thạch hộc (Dendrobium nobile): Chùm hoa màu hồng hoặc trắng pha hồng, mọc ở kẽ những lá đã rụng và có quả dài hình thoi. Chữa các chứng như sốt, say nắng và đổ mồ hôi nhiều, nuôi dưỡng và kích thích dạ dày. Tìm thấy nhiều ở miền Bắc và miền Trung.

3/ Nguồn gốc và phân bố của lan thạch hộc

Lan thạch hộc sinh trưởng dưới những tán cây râm mát sâu trong rừng núi, ở độ cao 1000-34000m so với mực nước biển. Điều kiện nhiệt độ trung bình quanh năm 12-18oC, lượng mưa từ 900-1500mm và độ ẩm ở mức khá 70%.

Lan thạch hộc phân bố ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Việt Nam,…. Tại Việt Nam, đã tìm thấy nhiều ở rừng núi các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Ðà Nẵng, Gia Lai, Lâm Ðồng, tuy nhiên lan thạch hộc đang bị đe dọa tuyệt chủng vì tình trạng khai thác quá mức.

4/ Cách trồng lan thạch hộc

Thời gian thích hợp để trồng thạch hộc là khi cây chuẩn bị nảy chồi (cuối tháng 3 đầu tháng 4). Bạn có thể trồng vào chậu hoặc ghép giá thể và nên trồng các gốc/nhánh có cùng kích thước và độ non – già một nhóm để dễ chăm sóc

Lan thạch hộc ưa ẩm nên có nhiều loại giá thể phù hợp như: Chậu trồng hoặc khúc gỗ, dớn, than củi, vỏ thông, xơ dừa, viên đất nung SFARM,…

Những cây giống 1-2 năm tuổi được lựa chọn phải cứng cáp, nhánh không dập gãy, không sâu bệnh và có nhiều mắt ngủ ở gốc, thân. Để trồng mới cây, bạn cần cắt bỏ rễ già (chừa lại 2-3cm rễ ở gốc) và những phần bị hỏng và tách nhỏ thành gốc có 5-6 nhánh. Xử lý qua hỗn hợp dung dịch thuốc sát khuẩn Benkona (pha 10cc/1 lít nước) và B1 (1ml/1l nước) trong thời gian từ 5-7 phút, rồi vớt ra để ráo.

Nếu cây giống từ in vitro thì nên cho cây tập nắng (30 ngày) để cây con từ từ thích nghi, cây con phải có bộ rễ hoàn thiện và đủ các chỉ tiêu ra vườn ươm.

Trồng vào chậu: Sau khi đã chuẩn bị tốt giống và giá thể, thì tiến hành rải một ít viên đất nung và than củi nhỏ dưới đáy chậu, rồi đến một ít vỏ thông và dớn (xơ dừa). Tiếp theo, đặt gốc (hoặc cây con) vào giữa và cố định tạm thời và lắp thêm giá thể xung quanh gốc lan sao để 1/3 bộ rễ nhô ra ngoài không khí. Khi đã trồng xong, bạn nên treo chậu vào nơi thoáng mát và có nắng nhẹ.

Ghép giá thể: Phương pháp ghép giá thể đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần cố định phần rễ của lan thạch hộc vào bảng giá thể hoặc khúc gỗ là được. Sau đó đắp thêm một lớp dớn mỏng lên góc để giữ ẩm. Bạn có thể sử dụng dây rút hoặc ghim bấm để gốc lan không bị lung lay, tuy nhiên nên hạn chế sử dụng vật liệu kim loại để ghép lan hoặc phải loại bỏ ngay khi rễ mới đã bám chặt giá thể (vì cây sẽ bị nhiễm độc khi kim loại rỉ sét).

Công dụng, cách trồng và chăm sóc lan thạch hộc

Công dụng, cách trồng và chăm sóc lan thạch hộc

5/ Cách chăm sóc lan thạch hộc

Ánh sáng và nhiệt độ: Lan thạch hộc sinh trưởng tốt ở nơi râm mát với ánh sáng trung binh 50% và nhiệt độ từ 18-33oC. Cây dễ bị cháy lá dưới nắng gắt, vì vậy bạn có thể đặt dưới tàn cây hoặc có lưới chuyên dụng che nắng.

Tưới nước và độ ẩm: Lan thạch hộc ưa ẩm 80% nhưng dễ bị ún rễ, nên giá thể trồng cần được tưới nước ổn định. Tùy vào thời tiết để điều tiết việc cung cấp nước hợp lý cho cây, nên tưới nước dạng phun sương 2 lần/ngày vào sáng sớm 7-8 giời và chiều mát 4-5 giờ.

Bón phân và phòng trừ sâu bệnh hại:

Bón phân định kỳ cho lan thạch hộc để bổ sung dinh dưỡng và nên bón phân lúc sáng sớm. Sử dụng phân NPK 30-10-10 định kỳ 5 ngày/lần và giai đoạn ra hoa thì 7 – 10 ngày/lần bổ sung các loại phân có hàm lượng lân và kali cao như Đầu trâu 701, NPK 15-30-15, có thể kết hợp các loại phân tan chậm chuyên dùng cho lan như viên nén phân trùn quế SFARM, phân dê,…

Bên cạnh đó, nên thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại để phát hiện và chữa trị hiệu quả. Phun phòng nhện đỏ và bọ trĩ bằng dầu neem chito, chế phẩm trừ sâu sinh học Radiant. Các bệnh: đốm đen, thán thư, thối thân, rỉ sắt,… và các loại sâu như rệp, ốc, nhện, sâu xám bằng cách loại bỏ cây bệnh và sử dụng Chế phẩm sinh học OLICIDE – 9DD (2ml/l nước) 3 ngày/lần. Nếu buộc phải sử dụng thuốc hóa học thì bạn nên sử dụng an toàn và hợp lý.

6/ Tác dụng y học của thạch hộc

Thạch hộc tía có tiềm năng phát triển trong y học và là sản phẩm giúp hỗ trợ, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe

Tác dụng chống ung thư: Dịch chiết chứa polysaccharides (23%) của thạch hộc tía có khả năng ức chế sự phân chia của các tế bào u gan (HepG2), ung thư phổi (A549) và tế bào gốc u quái (NCCIT),… đồng thời kích thích miễn dịch, cung cấp giảm đau ở những bệnh nhân ung thư.

Thúc đẩy quá trình tạo máu: Hoạt chất polysaccharides cải thiện chức năng tạo máu của tế bào tủy xương và sản sinh ra tế bào hồng cầu, chống lại bệnh ung thư máu trong giai đoạn trị liệu.

Bảo vệ gan: Các hoạt chất trong lan thạch hộc tía giúp tăng chuyển hóa triglycerid, cholesterol toàn phần, làm tăng hoạt động ADH và ALDH của gan và giúp phục hồi các rối loạn chuyển hóa lipid, đào thải tốt các chất chuyển hóa của rượu bia.

Tác dụng trên đường tiêu hóa: Nước sắc thạch hộc ích vị lợi tiêu hóa, có tác dụng ngăn ngừa tổn thương dạ dày do dịch axit ethanol-hydrochloric và giúp tăng nhu động ruột. Sử dụng cho các trường hợp kém ăn, tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,…

Giảm đường huyết, mỡ máu: Thạch hộc dưỡng âm thanh nhiệt, nhuận táo, không chỉ có hoạt chất làm tăng cường Insulin, còn làm giảm đường huyết giúp cho máu hoạt động bình thường, xúc tiến tuần hoàn, giãn huyết quản, giảm cholesterol và triglyceride.

7/ Cách sử dụng lan thạch hộc

Làm thuốc:

Bài thuốc ích thận cường dương, dưỡng khí bổ huyết: 6gr thạch hộc, 4gr ngũ vị tử, mạch môn 4g, ngưu tất 4g, đảng sâm 4g, chích cam thảo 4g, câu kỷ tử 4g, ngưu tất 4g, đỗ trọng 4g. Các vị thuốc kết hợp sắc với 500ml nước, đun nhỏ lửa đến khi sắc lại còn khoảng 300ml thì dừng và chia ra uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc giúp răng chắc khỏe và trị viêm nha chu: Các dược liệu như thăng ma, ngọc trúc, sâm, sinh địa, kỷ tử, quy bản, huyền sâm và thạch hộc mỗi thứ 12g, bạch thược 8g và kim ngân hoa 16g và sắc cùng 200ml nước, kết hợp uống và ngậm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Rượu ngâm: thạch hộc tía giúp bồi bổ cơ thể, tráng kiện gân cốt, sinh tinh bổ huyết. Chuẩn bị 500g thạch hộc, 500g mạch môn, 300g đảng sâm, 300g ngũ vị tử, 300g câu kỷ tử, 100g đỗ trọng, 200g đương quy. Đổ tất cả và 10 lít rượu vào bình thủy tinh, rồi đậy nắp kín và sau 3 tháng thì có thể sử dụng.

Làm thực phẩm: Thay vì phải uống thuốc đắng thì bạn có thể thưởng thưởng thức nhiều món ngon từ lan thạch hộc, là nguyên liệu ẩm thực tuyệt vời các món như: Gà hầm thạch hộc, súp hồng sâm thạch hộc, cháo thạch hộc,…

Tuy là vị thuốc quý nhưng để mang lại hiệu quả và tránh tác dụng phụ thì tốt hơn hết vẫn cần có sự thăm khám và kê đơn của thầy thuốc, không nên tự ý sử dụng. Cần phải nấu chín (tẩm, sao) trước khi dùng, khi sắc thuốc nên cho thạch hộc vào trước và Không dùng thạch hộc cho người bệnh do sốt.

Làm hoa chậu: Hiện nay, lan thạch hộc đang rất được ưa chuộng khi làm hoa chậu. Những chậu lan thạch hộc nhỏ xinh vừa là thảo dược vừa có thể trang trí hoa viên tại nhà, rất phù hợp đặt ở phòng khách, sảnh lớn, ban công,… như những loại hoa lan khác.

8/ Cách chế biến và bảo quản thạch hộc

Thời gian thích hợp thu hái nhất là vào giữa mùa hè và có thể sử dụng sau 1-2 năm trồng và chăm sóc. Bạn có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô.

Nếu dùng tươi: Sau khi thu hái và rửa sạch loại bỏ tạp chất thì có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến tươi. Lan thạch hộc có vị ngọt, tính hơi hàn rất phù hợp để chế biến thành trà thạch hộc, cháo thạch hộc và nước đường thạch hộc,… Bảo quản ở nơi mát, ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp.

Nếu dùng khô: Khi đã xử lý sạch thạch hộc, bạn có thể luộc lên hoặc sấy mền (vừa đảo vừa sấy đến khi bao lá khô), sơ chế thành các dạng sản phẩm như Nhĩ hoàn thạch hộc, trà hoa thạch hộc,… Đóng gói bao bì cẩn thận, sử dụng gói hút ẩm và để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.

Với nhiều lợi ích từ lan thạch hộc đã được giới thiệu trong bài viết hôm nay, đã đủ thuyết phục bạn đưa em ấy về nhà chưa nào? Hãy áp dụng cách trồng và chăm sóc mà Đặng Gia Trang đã hướng dẫn để có riêng một chậu thần dược xanh mướt cho riêng mình nhé. Chúc bạn thành công! Mọi chi tiết cần tư vấn xin liên hệ Hotline 0902.652.099!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết