Tăng hiệu quả sử dụng phân bón bằng phân trùn quế

1566 lượt xem

Trong nhiều thập kỷ qua, lượng phân bón được dùng cho cây trồng tại nước ta liên tục tăng, điều này bước đầu đã mang lại hiệu quả khi cải thiện được năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng phân có tăng nhưng hiệu quả sử dụng phân lại liên tục giảm. Việc hiệu quả sử dụng phân kém mang lại nhiều hệ lụy lâu dài và cần có biện pháp cải thiện lập tức.

Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này? Xin mời các bạn cùng tham khảo qua các thông tin của bài viết nhé!

1/ Hiện trạng hiệu quả sử dụng phân bón liên tục sụt giảm

Theo các số liệu thống kê từ các tổ chức trên thế giới như IRRI, FAO và IRC thì bón phân hợp lý có thể tăng năng suất cây trồng lên đến 45-50%. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiệu quả sử dụng phân bón chỉ đạt khoảng 35-40%. Đồng nghĩa với việc thất thoát 60-65% lượng phân khi bón.

Thực tế cho thấy, lượng phân bón qua các thời kỳ liên tục tăng, năng suất cũng tăng dần nhưng hiệu quả sử dụng lại liên tục sụt giảm

Bảng so sánh hiệu quả sử dụng phân bón

1990 – 1999

Giảm 18 – 22% hiệu quả

2000 – 2009

Giảm 42 – 63% hiệu quả

2/ Đâu là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng phân kém

2.1 Bón phân nhưng không dựa vào nhu cầu của cây và đất

Nhu cầu của cây trồng sẽ thay đổi dựa vào loại cây và từng thời điểm sinh trưởng. Trên thực tế, đã có một thời gian dài, người trồng luôn cố cung cấp cho cây thật nhiều đạm mà không hiểu rõ nhu cầu của cây.

Bên cạnh đó, đất cũng là yếu tố quyết định phân có hiệu quả hay không. Nếu trong đất đang thiếu kali mà lại chỉ bón lân, đồng nghĩa việc bón lân là vô tác dụng/ vô ích.

Việc bón phân chưa phù hợp dẫn đến nhiều hệ lụy cho đất trồng, từ đó các chất được bón vào phân giải kém hoặc ở dạng mà cây khó hấp thu.

2.2 Bón phân thiếu cân đối

Nhu cầu của cây trồng không chỉ dừng lại ở các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali,… mà còn có các trung lượng và vi lượng khác. Mặc dù cây không có nhu cầu về lượng lớn các chất này, nhưng nếu không có vẫn kìm hãm sự phát triển. Bón phân nhiều chưa hẳn là tốt nếu không căn cứ theo tình trạng đất, nhu cầu cầu về loại và lượng của cây.

Một khi bón quá nhiều một nguyên tố nào đó, rất dễ gây tình trạng kìm hãm một nguyên tố khác hoạt động.

VD: Khi cây thiếu một trong 13 chất thiết yếu, sẽ dẫn đến phát triển kém và năng suất không như mong đợi.

2.3 Lạm dụng phân bón hóa học

Việc sử dụng phân bón hóa học trong một thời gian dài mà không kết hợp với các phân bón hữu cơ sẽ dẫn đến đất bị bạc màu, giảm độ phì, dễ bị chua, mất dần hệ vi sinh tự nhiên, đồng thời kết cấu đất sẽ kém dần.

Và khi tiếp tục bón, đất sẽ:

  • Giảm khả năng hấp thu.
  • Giảm khả năng giữ các chất
  • Hệ vi sinh vật tự nhiên kém làm cho các chất trong phân chậm hoặc khó phân giải thành các dạng cây trồng dễ hấp thụ.

3/ Vậy “hiệu quả sử dụng phân bón kém” sẽ dẫn đến điều gì?

“Hiệu quả sử dụng phân bón kém” sẽ dẫn đến:

  • Giá thành trong canh tác tăng nhưng hiệu quả thu được lại kém.
  • Lãng phí phân bón và công lao động khi lượng phân dư thừa bị rửa trôi và cây trồng không hấp thu kịp.
  • Đất bị xói mòn, bạc màu, các tính chất hóa lý của đất giảm, kém màu mỡ. Gây mất tính bền vững trong canh tác.
  • Sức đề kháng của cây trồng kém, tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển.

4/ Biện pháp tăng hiệu quả sử dụng phân bón

  • Nghiên cứu liều lượng, tỷ lệ, thời gian bón các loại đa, trung, vi lượng phù hợp với nhu cầu của cây, giống, đất trồng và điều kiện thời tiết, khí hậu.
  • Bón phân theo nhu cầu của cây, đủ về lượng, cân đối về tỉ lệ, phù hợp về thời gian và chủng loại.
  • Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hệ số sử dụng phân bón để tiết kiệm phân bón, giảm chi phí.
  • Chọn phương pháp bón phù hợp với loại cây trồng, loại đất, thời kỳ sinh trưởng.
  • Cải thiện độ phì nhiêu của đất để tạo nền thâm canh tốt. Sử dụng các loại hữu cơ, chế độ luân canh, biện pháp hạn chế xói mòn, giữ ẩm … nhằm tạo nền thâm canh để phát huy cao hiệu quả sử dụng.

phan-trun-qua-tang-hieu-qua-su-dung-phan-bon

5/ Phân trùn quế – giải pháp hữu hiệu giúp tăng hiệu quả sử dụng phân bón

Phân trùn quế là loại phân bón hữu cơ cao cấp được tạo ra từ 100% phân trùn nguyên chất. Với việc chứa đa dạng các loại dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, axit humic, axit fulvic, hệ vi sinh tự nhiên, IAA,… phân trùn quế mang đến hiệu quả cho cây và đất trồng như:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, các chất được cây hấp thụ ngay vì ở dạng dễ tiêu mà không cần qua quá trình phân giải
  • Với pH trung tính, chứa nhiều hệ vi sinh vật tự nhiên và mùn, phân trùn quế giúp cải tạo đất trồng một cách hiệu quả.
  • Kích thích cây và hệ rễ cây phát triển bởi các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên như axit humic, axit fulvic và IAA.

Phân trùn còn góp phần to lớn trong việc tăng hiệu quả sử dụng phân bón

  • Bón phân trùn quế kết hợp với các loại hóa học như N, P, K,… sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng lên đến 30%.
  • Sau khi đất trồng được cải tạo bởi phân trùn quế thì cơ cấu và các tính chất hóa lý của đất được nâng lên. Nên khi bổ sung các loại phân khác, đất sẽ hấp thu tốt và tăng hiệu quả sử dụng.
  • Nhờ vào hệ vi sinh đa dạng trong phân, các chất dinh dưỡng khó tiêu và còn tồn đọng sẽ được phân giải để cây trồng hấp thụ dễ dàng.

Vi sinh vật cố định đạm: 1×10^6 (Cfu/g)

Vi sinh vật phân giải Cellulose: 1×10^6(Cfu/g)

Vi sinh vật phân giải lân: 1×10^5 (Cfu/g)

  • Phân trùn giúp phát triển hệ rễ cây khỏe mạnh, hấp thu và trao đổi chất tốt, từ đó giúp cho các dinh dưỡng trong phân cũng được sử dụng dễ dàng.

“Hiệu quả kém khi sử dụng phân bón” vừa gây lãng phí vừa phá đi tính bền vững của hệ sinh thái đất. Để mang đến hiệu quả canh tác tốt nhất, hãy kết hợp việc sử dụng các loại phân bón hóa học và hữu cơ một cách hiệu quả và khoa học. Vừa tăng hiệu suất sử dụng phân hóa học, giúp đảm bảo năng suất cây trồng, lại vừa giúp phát triển đất trồng một cách bền vững nhất.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (11 bình chọn)