Sầu riêng bị nấm trái thường do nấm Phytophthora palmivor, đặc biệt trong mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm ướt. Bệnh sầu riêng bị nấm trái không chỉ làm trái sầu riêng thối nhũn mà còn làm giảm chất lượng, năng suất, gây thiệt hại kinh tế lớn cho nhà vườn. Để bảo vệ mùa vụ, bà con cần hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng sầu riêng bị nấm trái. Mời bà con cùng SFARM tìm hiểu chi tiết về cách xử lý bệnh này qua bài viết dưới đây!
Nguyên nhân sầu riêng bị nấm trái
Sầu riêng bị nấm trái chủ yếu do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Loại nấm này có kích thước rất nhỏ, thường làm hư hại nhiều bộ phận trên cây, đặc biệt là trái. Khi nhiễm bệnh, trái sầu riêng có thể bị nhỏ, chín sớm và nếu bệnh nặng sẽ thối hoàn toàn, lây lan sang các trái khác. Bệnh sầu riêng bị nấm trái có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của trái, kể cả sau khi thu hoạch.
Điều kiện thời tiết như mưa, sương mù và nhiệt độ thấp thường tạo môi trường lý tưởng cho nấm phát triển. Đặc biệt, khi vườn sầu riêng của bà con ẩm ướt, rậm rạp, không thông thoáng sẽ làm cho nấm bệnh lây lan nhanh hơn.
Nấm Phytophthora palmivora lây lan qua gió, mưa, và nguồn nước tưới. Ngoài ra, nấm có thể tồn tại lâu dài trong đất, nước, và các bộ phận bị bệnh của cây. Các vết đục do sâu hại cũng góp phần làm nấm phát triển mạnh mẽ hơn.
Triệu chứng sầu riêng bị nấm trái thường gặp
Triệu chứng chung
Bệnh sầu riêng bị nấm trái thường bắt đầu từ phần đít trái, với các đốm nhỏ màu nâu đen có thể nhận biết nếu quan sát kĩ. Dần dần, vết bệnh lan rộng, chuyển sang màu xám đen và thâm nhập vào thịt trái, khiến phần thịt bị thối nhũn và có mùi hôi chua. Nấm bệnh không chỉ tấn công trái mà còn lan lên thân cây, làm vỏ thân nứt và chảy nhựa vàng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả cây trồng.
Khi điều kiện ẩm ướt, nấm phát triển nhanh chóng và sẽ bao phủ vết bệnh bằng những sợi tơ trắng. Điều này khiến trái thối rụng hàng loạt, đặc biệt là trong giai đoạn gần thu hoạch. Sau khi thu hoạch, nấm vẫn tiếp tục phát triển trên vỏ trái, gây hư hại trong quá trình bảo quản. Sau đây là chi tiết biểu hiện trên các bộ phận cây sầu riêng:
Triệu chứng trên thân
Nấm tấn công thân cây, tạo ra những vết ướt sẫm màu, sau đó chuyển sang nâu đỏ và nứt vỏ, khiến cây chảy nhựa vàng. Vết bệnh cũng làm cho phần gỗ tại đó hóa nâu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của cây.
Triệu chứng trên lá cây
Trên lá của cây sầu riêng bị nấm trái, thì nấm sẽ gây cháy lá, làm lá vàng úa và rụng dần. Những cành cao cũng có thể bị nấm tấn công, khiến lá trên đó bị héo và rụng dần. Vì thế, bà con cần chú ý thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện không chỉ nấm, mà còn các biểu hiện bệnh, sâu hại khác tấn công cây trồng nhé!
Triệu chứng trên trái
Nấm gây hại trực tiếp trên trái, thường bắt đầu từ các đốm nâu đen ở phần đít trái, sau đó lan rộng và ăn sâu vào thịt trái, gây thối nhũn và có mùi hôi. Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, các vết bệnh sầu riêng bị nấm trái sẽ xuất hiện tơ nấm màu trắng bao phủ.
Khi sầu riêng bị nấm trái, thì trái bị nhiễm nấm sẽ nhỏ, chín sớm và trong trường hợp nặng có thể thối hoàn toàn và lây sang các trái khác. Bệnh sầu riêng bị nấm trái xuất hiện ở mọi giai đoạn phát triển của trái, kể cả sau khi đã thu hoạch, vì thế bà con cần chú ý quan sát kĩ cây trồng thường xuyên.
Biện pháp chữa sầu riêng bị nấm trái
Cách xử lý nấm thối trái sầu riêng
Để ngăn chặn bệnh sầu riêng bị nấm trái, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:
– Trước hết, bà con kiểm tra và loại bỏ ngay các trái bị nhiễm nấm nặng. Cần thu gom và tiêu hủy những trái và cây bệnh ra khỏi vườn để ngăn chặn nấm lây lan sang cây khỏe mạnh.
– Khi trồng vườn mới, bà con nên trồng với mật độ thưa (khoảng 8-10m) để tạo sự thông thoáng, giúp cây phát triển tốt và giảm nguy cơ nhiễm bệnh nhé.
– Bà con cần vệ sinh vườn thường xuyên, tỉa bớt cành lá gần mặt đất và thu gom những trái nhiễm bệnh để tiêu hủy. Hãy đảm bảo rằng vườn cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa.
– Bao trái là phương pháp hiệu quả để hạn chế bệnh sầu riêng bị nấm trái, đồng thời cần phủ gốc bằng rơm khô hoặc cỏ khô, tránh dùng xơ dừa.
– Bón phân cân đối giữa NPK và phân chuồng hoai mục, kết hợp với chế phẩm sinh học như Trichoderma để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.
Nấm Trichoderma tương tác với nấm gây bệnh qua ba cơ chế chính. Đầu tiên, cơ chế ký sinh, trong đó Trichoderma tiếp xúc và tiết enzyme phá vỡ vách tế bào của nấm bệnh, sau đó xâm nhập và tiêu diệt chúng từ bên trong. Điều này giúp hạn chế sự phát triển và lây lan của nấm gây hại.
Cơ chế thứ hai là Trichoderma tiết ra chất kháng sinh để ức chế nấm bệnh, làm gián đoạn quá trình hô hấp và tổng hợp protein của chúng. Cuối cùng, Trichoderma cạnh tranh dinh dưỡng, chiếm lĩnh nguồn dinh dưỡng, khiến nấm bệnh bị suy yếu do thiếu nguồn nuôi sống.
Sử dụng thuốc hóa học
Bà con cân nhắc phun thuốc có chứa gốc Đồng lên thân, cành, lá và quả để diệt nấm, phun 2 lần cách nhau 3-5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi sử dụng thuốc hoá học, bà con cần quan sát cây để xem tình hình bệnh nấm để kịp thời xử lí.
Cách phòng ngừa bệnh nấm trái sầu riêng
Để phòng tránh sầu riêng bị nấm trái, bà con cần đặc biệt chú ý đến việc quản lý môi trường và chăm sóc cây trồng một cách khoa học. Trước hết, việc tạo hệ thống thoát nước hiệu quả là rất quan trọng. Vườn sầu riêng cần được giữ khô ráo để tránh điều kiện ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Bên cạnh đó, bà con nên bón phân hữu cơ để cải thiện cấu trúc đất, giúp đất trở nên tơi xốp và thoáng khí hơn. Khi đất thông thoáng, rễ cây sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời giảm nguy cơ bị nấm tấn công.
Ngoài ra, bà con nên trồng các loại cỏ bản địa hoặc cây che phủ trên bề mặt vườn. Việc này không chỉ giúp bảo vệ đất khỏi sự xói mòn mà còn tăng cường sinh khối, góp phần cải tạo đất và cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây sầu riêng. Cây trồng khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn sẽ ít bị nấm trái tấn công.
Cuối cùng, việc thường xuyên thăm vườn và quan sát tình trạng cây trồng là rất quan trọng. Bà con cần phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các triệu chứng nấm trái như đốm đen, thối trái. Nếu phát hiện sớm và xử lý kịp thời, bà con sẽ ngăn chặn được sự lây lan của bệnh, bảo vệ mùa màng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, sự chủ động trong chăm sóc sẽ giúp bà con duy trì vườn sầu riêng khỏe mạnh và đạt năng suất cao.
Trên đây SFARM Blog đã cung cấp tất tần tật thông tin về tình trạng sầu riêng bị nấm trái, cùng các biện pháp giúp cây khỏe mạnh và cách phòng trừ bệnh về sau. Hy vọng bà con sẽ sớm khắc phục được nấm bệnh này nhé! Chúc bà con vụ mùa bội thu!
Xem thêm:
- Quản lý đọt sầu riêng, kỹ thuật đi đọt sầu riêng hiệu quả
- Khoảng cách trồng sầu riêng cho năng suất cao
- 5 cách chăm sóc sầu riêng xanh tốt, khỏe mạnh cho trái nhiều
- Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng và phòng trị 9 loại bệnh phổ biến
- Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng ra hoa đậu trái đúng chuẩn