Quy trình ủ phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp

1826 lượt xem

Trong sản xuất nông nghiệp, việc tận dụng nguồn phụ phẩm bằng cách ủ phân là vô cùng cần thiết, giúp tránh lãng phí, cung cấp một nguồn phân an toàn và tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu phân ủ không được ủ đúng cách, khi sử dụng sẽ có gây một số nhược điểm cho đất và cây trồng. Vì vậy, hôm nay chúng tôi xin chia sẻ cùng các bạn phương pháp ủ phân hữu cơ hiệu quả cho canh tác bền vững.

1/ Ủ phân hữu cơ là gì?

Ủ phân hữu cơ là quá trình biến đổi vật chất hữu cơ bao gồm tàn dư thực vật và chất thải thực vật được các vi sinh vật và sinh vật trong lòng đất làm hoai mục trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Quy trình này khác với việc phân hủy thông thường ở chỗ khả năng kiểm soát tốc độ, nhiệt độ, độ ẩm giúp sản lượng phân hữu cơ nhiều hơn và chất lượng cao hơn.

Ủ phân hữu cơ

2/ Tác dụng của việc ủ phân hữu cơ

Do thành phần phân ủ xuất phát từ các vật liệu tự nhiên nên khi bón xuống đất không chỉ bổ sung dinh dưỡng mà còn thân thiện với môi trường tự nhiên.

Thêm nữa, phân ủ có cả hiệu quả dài hạn và ngắn hạn đối với cây trồng do cơ cấu của sản phẩm ủ giữ, phóng thích dinh dưỡng chậm và thường xuyên hơn phân vô cơ.

Khả năng cải tạo đất của phân ủ thông qua khả năng cải thiện cấu trúc hữu cơ của đất, tăng số lượng khí khổng, làm đất dễ thoát nước, tạo lớp bảo vệ giảm xói mòn.

Cung cấp lượng lớn vi sinh vật trong đất giúp ngăn chặn và giảm bớt sâu bệnh.

3/ Vật liệu chính

Có nhiều loại vật liệu, phụ phế phẩm nông nghiệp có thể sử dụng làm cơ chất ủ phân như: rơm, rạ, cỏ, rác, phân chuồng … Tuy nhiên, khi chọn vật liệu nên chú ý đến tỉ lệ C/N vì có thể ảnh hưởng lớn đến cấu trúc của sản phẩm sau này.

Thông thường, vật liệu có tỉ lệ C/N thấp thì giàu đạm nhưng cấu trúc kém, không thoáng khí nếu chỉ sử dụng để ủ riêng rẽ. Với tỉ lệ C/N cao thì hàm lượng đạm thấp, khiến tốc độ ủ phân chậm vì không cung cấp đủ đạm để vi sinh vật phát triển.

Theo các nghiên cứu thì vật liệu ủ tốt nhất cho quá trình phân hủy hữu cơ có tỉ lệ khoảng 30:1. Do đó, bạn có thể điều chỉnh thành phần đóng ủ tùy nguyên liệu sẵn có. Dưới đây là các nguyên liệu có thể vận dụng vào đóng ủ

– Vật liệu thực vật: rơm, cỏ, phụ phẩm thực vật.

– Vật liệu động vật: phân bò, dê, lợn, gia cầm (rất giàu đạm),…

– Tro củi: chứa nhiều Kali, Magie, Canxi, Natri,…

Những vật liệu không nên sử dụng:

– Vật liệu vừa được phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm.

– Thực vật nhiễm mầm bệnh.

– Vật liệu nhiễm kim loại

4/ Quy trình

4.1 Vị trí

Nên chọn vị trí gần với nơi tập kết vật liệu và nguồn nước để dễ dàng vận chuyển, hạn chế chi phí. Bên cạnh đó, đống ủ nên để nơi có bóng râm để hạn chế thất thoát hơi nước

4.2 Kích thước

Hợp lý nhất là đống ủ có chiều rộng 2 mét vuông và cao 1,5 mét. Hạn chế đống ủ quá rộng sẽ không thoáng khí.

4.3 Chuẩn bị đóng ủ

Cắt nhỏ vật liệu thô (trung bình 2-5 cm) giúp tăng diện tích tiếp xúc và hỗ trợ vi sinh vật phân hủy.

Tưới nước hoặc ngâm vật liệu trong nước nhằm tăng ẩm độ giúp vi sinh vật phát triển tốt hơn.

Lớp đầu tiên nên đặt cành cây, khúc gỗ nhỏ bên dưới vì điều này đảm bảo khả năng thoát nước và thông thoáng cho đống ủ.

Xếp thành đống xen kẽ vật liệu có hàm lượng C/N thấp và cao (bả thực vật 70%, phân chường 30%, tùy thuộc vào chất lượng của nguyên liệu). Có thể thêm lớp đất mỏng giữa đóng ủ để ngăn sự bốc thoát đạm của đống ủ.

Ngoài ra, rải thêm 1 lớp tro để cung cấp các khoáng chất cần thiết giúp tăng nhanh tốc độ ủ phân.

Sau khi đã xếp xong đống ủ, xếp thêm 1 lớp rơm hoặc (không cắt nhỏ) lên trên và 1 lớp nilong không thấm nước để giữ dinh dưỡng không thất thoát.

Tưới nước cho đống ủ đến khi ẩm hoàn toàn. Nên tưới đều để nước thấm từ trên xuống dưới đống ủ.

Ủ phân hữu cơ

4.4 Đảo đống ủ

Tùy vào tình trạng đống ủ, trung bình từ 2 đến 3 tuần cần đảo đống đủ 1 lần (khi thấy đống ủ giảm kích thước đi phân nửa. Khi đảo chú ý nên đảo đều để lớp ủ bên ngoài vào trong và ngược lại.

Việc đảo đống ủ ngoài tăng độ thông thoáng và khuyến khích quá trình ủ ra mà còn giúp phân hủy đều và sản phẩm làm ra không bị “sống”. Đây cũng là cách kiểm tra nhiệt độ trong đống ủ và thời điểm “thu hoạch” sản phẩm.

4.5 Thành phẩm

Thời gian hoàn thành: không được xác định, do đống ủ có nhiều thành phần và thời tiết ảnh hưởng.

Phân ủ xong có màu nâu tối, có mùi dễ chịu, không có mùi ngái của phân chuồng, không còn vụn thực vật.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết