Nguyên tắc bón phân và bảo tồn đất trong nông nghiệp hữu cơ

1579 lượt xem

Vấn đề bón phân đang càng trở nên quan trọng trong canh tác nông nghiệp hơn, đặc biệt là canh tác hữu cơ. Phân bón không chỉ cung cấp “thức ăn” cho cây trồng mà còn đóng vai trò điều hòa đất canh tác.

Chính vì thế, quan tâm đầu tiên trong nông nghiệp hữu cơ là bón phân và bảo tồn đất như thế nào cho hợp lý. Vậy hôm nay, hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu những nguyên tắc cần thiết khi bón phân trong canh tác hữu cơ nhé!

1/ Thường xuyên cung cấp các chất hữu cơ

Chắc các bạn đã từng học hay nghe đâu đó câu nói “năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác”.

Tương tự như vậy, nguồn dinh dưỡng trong đất được chuyển hóa thành thực phẩm của cây trồng. Nếu việc này tiếp diễn mà không được bổ sung chẳng mấy chốc đất đai sẽ bạc màu và thoái hóa.

nguyen-tac-bon-phan

Thêm vào đó, lượng chất mùn giúp đất trở nên phì nhiêu vẫn bị suy giảm do sự khoáng hóa của đất trồng, đặc biệt dưới điều kiện đất quá thoáng khí. Chính vì thế, cung cấp chất hữu cơ thường xuyên và điều độ sẽ giúp đất giữ được độ phì nhiêu và chất lượng đất. Ngoài ra, dưới điều kiện bất lợi như mưa bão, dịch hại, thời tiết thất thường, cây trồng cũng cần đầy đủ dinh dưỡng để vượt qua và duy trì năng suất cao.

Để làm được điều đó thì trung bình đất canh tác cần 8 tấn/ha/năm và gấp đôi tức 16 tấn/ha/năm để duy trì hữu cơ cho mục đích này. Phân bón được sử dụng chủ yếu là phân chuồng, phân xanh, xác bã thực vật ủ hoai. Nên trộn nhiều loại phân hữu cơ khác nhau để cân bằng dinh dưỡng cho cây trồng (cân bằng tỉ lệ C/N).

2/ Phủ đất

Phủ đất là biện pháp bao trùm đất canh tác bởi thảm thực vật hoặc các chất hữu cơ nhằm bảo vệ đất khỏi các yếu tố môi trường như: gió, mặt trời,… và đặc biệt là đất nông nghiệp trống dễ bị rửa trôi do mưa nhiều.

Đối với lớp phủ bằng thảm thực vật, ngoài việc giữ cho đất không bị rửa trôi, còn là đường ống thở dẫn khí cho bộ rễ cây trồng.

Việc lựa chọn nguyên liệu phủ cần phù hợp với điều kiện đất canh tác, địa hình,… Theo đó, nên chọn nguyên liệu phủ có tỉ lệ C/N cao vào mùa mưa, đất độ khoáng hóa cao hay tỉ lệ C/N thấp khi đất cần cải tạo.

Phủ bằng thảm thực vật nên chọn 1 loại nguyên liệu phù hợp với mục đích trang trại để tránh cạnh tranh lẫn nhau hay cây họ đậu cũng là sự lựa chọn tối ưu nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất

3/ Tránh trộn phân hữu cơ thô vào đất

Trộn phân hữu cơ thô vào đất sẽ tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển và phá hủy cấu trúc đất. Do quá trình phân hủy chất hữu cơ sẽ sinh ra những vấn đề như:

  • Quá trình phân hủy chất hữu cơ thường nhờ vi khuẩn hiếu khí và sử dụng không khí, cũng như sinh nhiệt vào lòng đất làm chất vi sinh vật đất và cả rễ cây.
  • Sản sinh khí metan gây ngộ độc rễ.
  • Tăng lượng axit hữu cơ trong đất.

nguyen-tac-bon-phan-2

4/ Không sử dụng hóa chất nông nghiệp

Phân vô cơ được thiết kế để thêm một hoặc một số nguyên tố khoáng thiết yếu cho đất như NPK (cung cấp đạm, lân, kali), DAP (đạm và lân), super lân (hàm lượng lân cao)… Và chúng được thiết kế để cây trồng có thể hấp thu nhanh nhất có thể.

Tuy nhiên, cây trồng cần đến 16 dưỡng chất khác nhau và có thể thay đổi tùy theo loại cây. Nên nếu vận dụng phân vô cơ không sớm thì muộn sẽ dẫn đến tình trạng giới hạn năng suất do thiếu 1 chất nào đó và kéo theo sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.

Trong khi đó, thuốc hóa học tiêu diệt nấm, vi khuẩn thông qua các cơ chế như vị độc, tiếp xúc, xông hơi,… Chúng không những diệt trừ dịch hại mà còn diệt luôn cả sinh vật có ích và tạo ra loài kháng thuốc.

Cả 2 tình huống trên nếu không ngăn chặn kịp thời dễ dẫn đến rối loạn dinh dưỡng và sự bùng phát dịch bệnh cho cây trồng. Điều này trái ngược với nhận định chỉ cần cung cấp các chất thiết yếu cho cây trồng bằng phân vô cơ thì cây trồng luôn mang lại năng suất cao.

Để cây trồng và đất canh tác được phát triển một cách bền vững, nhất định phải cân bằng dinh dưỡng thông qua nguyên tắc bón phân và bảo tồn đất hợp lý. Từ đó, tạo nên “đội quân” vi sinh vật hùng hậu và nguồn chất mùn dồi dào trong đất. Giúp cây trồng gia tăng sức đề kháng tốt nhất, đất trồng luôn được bổ sung dinh dưỡng và cải tạo.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết