Phát triển nông nghiệp bền vững nhờ áp dụng công nghệ cao vào sản xuất

1801 lượt xem

1/ Nông nghiệp bền vững là gì?

Nông nghiệp bền vững là sự ổn định và có xu hướng ngày càng được nâng cao về năng suất cây trồng, vật nuôi trên cùng một mảnh đất, đẩy mạnh hiệu quả kinh tế, nuôi sống được nhiều người và mức thu nhập cũng ngày càng được cải thiện mà không làm hủy hoại môi trường của tự nhiên và của cộng đồng.

2/ Việc áp dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp bền vững có ý nghĩa như thế nào?

Ngày nay, các tiến bộ về công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là các thiết bị hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: máy điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, điều chỉnh ánh sáng, kiểm tra dinh dưỡng, độ pH,..Sự ra đời các thiết bị này hỗ trợ không nhỏ trong việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp bền vững.

phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-nho-ap-dung-cong-nghe-cao-vao-san-xuat

Đối với canh tác nông nghiệp bền vững có những yêu cầu nghiêm ngặt trong quản lý chính vì thế các thiết bị công nghệ cao có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển. Các thiết bị kỹ thuật công nghệ cao giúp cho người sản xuất có thể kiểm soát tối đa được hoạt động cũng như dịch hại bên trong khu vực sản xuất. Từ đó giúp nâng cao năng suất mà lại hạn chế được thời gian và nhân công lao động.

3/ Áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp bền vững

3.1 Tự động hóa

Sử dụng các thiết bị tự động giúp giảm công lao động và tăng độ chính xác trong quản lý trang trại. Các thiết bị như cảm biến nhiệt độ, ẩm độ, lượng dinh dưỡng cho cây… sẽ truyền thông tin đến hệ thống và tự động điều chỉnh các điều kiện môi trường, nuôi trồng sao cho hợp lý theo một thông số được cài đặt sẵn.

3.2 Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin được áp dụng vào công nghệ cao bằng việc lập trình máy tính, tạo ra các hệ thống máy tính kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất. Ngoài ra, công nghệ thông tin còn là công cụ ghi chép xử lý số liệu nhằm lưu trữ nguồn thông tin quan trọng về tình hình sản xuất.

3.3 Công nghệ vật liệu mới

Các vật liệu mới trong canh tác bền vững được dùng như một số chế phẩm nano sử dụng có hiệu quả trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Các chế phẩm này được ra đời nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí, tăng tính chống chịu điều kiện bất lợi của các đối tượng nông nghiệp chính.

Hạt nano vi lượng đóng vai trò như một yếu tố kích thích sinh học. Trong cây trồng có rất nhiều quá trình sinh hóa, bình thường không xảy ra nhưng khi có tác động của nguyên tố vi lượng có kích thước nano sẽ đánh thức tiềm năng và cây sẽ phát triển ở mức độ khác. Khi phun lên lá các hạt nano vi lượng, lá cây hấp thụ và cây được bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, như vậy cây sẽ phát triển tốt và cho năng suất cao.

3.4 Công nghệ sinh học và các giống cây trồng

Sự ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng đang ngày càng phát triển. Nhiều giống cây trồng có gen tốt được lai tạo và mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. Các giống chịu mặn, chịu phèn hay chống chịu các loại sâu bệnh hại nhằm giúp cho người nông dân tránh được các rủi ro trong canh tác.

3.5 Công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất)

Công nghiệp hóa nông nghiệp là quá trình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp một cách toàn diện về mọi mặt như thực hiện chăn nuôi công nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, hiện đại hóa quá trình canh tác. Trong đó có thể kể đến các hoạt động được áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất như: Làm đất, gieo hạt, thu hoạch, bón phân, phun thuốc…Đây là kết quả của những nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ với mục đích cải thiện sản xuất.

phat trien nong nghiep ben vung nho ap dung cong nghe cao vao san xuat 2

3.6 Giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao

Các giống vật nuôi được nghiên cứu, lai tạo nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, đặc biệt là các giống có sức đề kháng tốt, hoặc là giống vật nuôi có phẩm chất tốt. Tạo ra sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng và an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.

Những mô hình công nghệ cao được đồng bộ hóa trên quy mô lớn diện tích cả ngàn hecta. Với sự lớn mạnh về diện tích và cải thiện về biện pháp canh tác đồng nghĩa với số lượng và chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên, tạo nên một bước tiến mới trong canh tác nông nghiệp bền vững.

Nhờ sự phát triển của công nghệ cao đã đem lại những lợi ích to lớn trong canh tác nông nghiệp bền vững. Theo đó, các sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao và ổn định, tạo nên nguồn thu nhập cao cho nông dân. Đồng thời hỗ trợ giảm được sức người và chi phí phát sinh, tạo nên một môi trường giảm thiểu hóa chất và thân thiện với môi trường.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (1 bình chọn)