Kỹ thuật trồng xà lách cho trang trại đạt năng suất cao

1746 lượt xem

Cây rau xà lách được bà con nông dân lựa bởi hiệu quả kinh tế mang lại, kỹ thuật trồng đơn giản và ít sâu bệnh hại. Ngày nay với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cây xà lách hầu như được trồng quanh năm và cho hiệu quả kinh tế cao giúp cải thiện kinh tế gia đình. Vậy nếu bạn đang mong muốn biết kỹ thuật trồng rau xà lách xanh tươi an toàn thì hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu hết bài viết này nhé!

1/ Giới thiệu về cây xà lách và rau xà lách

Cây rau xà lách ( Lettuce) là cây thuộc họ Cúc, thích hợp sinh trưởng ở khí hậu ôn đới mát mẻ. Cây xà lách xuất xứ từ Châu Âu và các nước Tây Á. Dần theo sự phát triển giao thương cây xà lách đã có mặt ở khắp mọi nơi và rất phổ biến ở Việt Nam.

1.1 Đặc điểm và công dụng của rau xà lách

Rễ: Xà lách, thuộc hệ rễ cọc, tầng canh tác nhỏ rễ không mọc sâu, lan rộng khoảng 20 – 30 cm. Do đó, cần lên luống tạo rãnh tránh ngập úng và cung cấp nhiều phân hữu cơ để tạo độ tơi xốp cho đất.

Thân: Cây xà lách có đa dạng các loại thân.Thân ngắn như: Xà lách cuộn, Xà lách mỡ. Thân thẳng dài như: Lô lô xanh, Lô lô tím,..

: Lá phân thành nhiều lớp, có màu sắc đậm nhạt khác nhau. Lá rất mềm mại và dễ bị tổn thương.

Hoa: Hoa mọc thành chùm dạng bầu, các hoa nhỏ kết lại trên một đế hoa. Hoa xà lách là hoa tự thụ. Thời gian hoa nở từ sáng đến trưa tầm 9-10 giờ. Quả thuộc loại quả bế, hạt không có nổi nhủ,…

Rau xà lách cung cấp rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể: carbohydrate, chất xơ, nước, các loại vitamin A, C,..Ngoài ra, rau họ xà lách nói chung rất giàu các chất khoáng vi lượng: sắt, kẽm, canxi, carotene,…rất tốt cho sức khỏe.

1.2 Mùa vụ gieo trồng

Do thời gian sinh trưởng ngắn từ 60-65 là chúng ta có thể thu hoạch một lứa xà lách. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật có thể kiểm soát được các điều kiện khí hậu, nước tưới, phân bón,…nên hầu như cây xà lách được gieo trồng quanh năm. Nhưng phát triển tốt nhất là ở những tháng có quang kỳ dài.

kỹ thuật trồng rau xà lách

Vườn rau xà lách tại trang trại

2/ Kỹ thuật trồng xà lách

2.1 Xử lí hạt giống và chuẩn bị giá thể

Thông thường thì hạt giống xà lách chuẩn bị gieo, ta chỉ cần loại bỏ những hạt bị lỗi. Sau đó, hạt sẽ được gieo vào những giá thể đã được được chuẩn bị sẵn. Đối với cây xà lách, đa số những nhà vườn trang trại thường sử dụng dạng vỉ xốp 84 lỗ hoặc 112 lỗ. Cuối cùng phủ một lớp xơ dừa lên trên và tưới đủ ẩm cho hạt nảy mầm.

Giá thể chuẩn bị để ươm thường là giá thể trơ đã được xử lý sạch mầm bệnh.Trong đó, sản phẩm đất sạch hữu cơ dùng chuyên cho rau của Sfarm là một lựa chọn được đánh giá cao.

2.2 Xử lý đất trồng và lên luống

Cây xà lách thích hợp với mức pH trung tính từ 5,5-6,5. Do đó, sau khi thu hoạch nên dọn sạch tàn dư thực vật và bón vôi để cải tạo độ pH đất, khoảng 80-100 kg/1000 m2. Sau đó, cày đều và phơi đất trong vòng từ 1-2 tuần. Đồng thời có thể xử lý thêm Trichoderma khi bón lót chuẩn bị trồng cây con.

Quy cách lên luống chuẩn, bề mặt luống rộng từ 1-1,1 m, độ cao của luống trồng từ 10-15 cm, rãnh thoát nước 25-30 cm.

2.3 Mật độ và khoảng cách trồng xà lách

Trước khi trồng xà lách con xuống, nên tưới ẩm bề mặt đất trồng. Đối với 1000 m2, thì mật độ hợp lí là từ 10.000 đến 11.000 cây. Trên 1 luống, có thể trồng được 4 hàng, khoảng cách mỗi hàng 25 cm, cây cách cây 20 cm. Các cây được trồng xen kẽ nhau.

2.4 Tiến hành gieo trồng

Khi cây con từ 15-18 ngày ươm trong vỉ đã đủ tiêu chuẩn ra đất hoặc cho lên giàn thủy canh (có 4-6 lá thật). Lúc này chúng ta tiến hành trồng ra ngoài đất đã chuẩn bị trước đó.

3/ Kỹ thuật chăm sóc rau xà lách

3.1 Kỹ thuật bón phân

Cây xà lách cơ bản cũng cần cân đối giữa phân hữu cơ, vi sinh và NPK. Đồng thời nên bổ sung thêm phân chuồng hoai mục, chú ý cân đối pH, Ec trong đất. Lượng phân bón cần cho 1000 m2: lượng vôi ( 100-120 kg), phân chuồng được ủ hoai mục (3-4 m3),..Ngoài ra có thể sử dụng kết hợp phân trùn quế của Sfarm và phân cá vi sinh khi bón lót.

Khoảng 7 ngày sau trồng khi cây con đã bén rễ, có thể kết hợp bón thêm các dạng phân bón qua lá, nhưng nên chia nhỏ nhỏ thành nhiều đợt bón.

3.2 Tưới nước

Nguồn nước thích hợp có thể: nước suối, hay nước giếng khoan phải đảm bảo độ tinh khiết. Nếu quy mô trang trại lớn thì có thể trang bị thêm hệ thống lọc R.O để đảm bảo an toàn loại bỏ các tác nhân nấm bệnh hay dư lượng kim loại,..

Đối với những ngày nắng thì có thể tưới 1-2 lần/ ngày. vào sáng sớm hay xế chiều. Đối với những ngày mưa thì cần chú ý theo ẩm độ của đất cũng như khả năng thoát nước. Đồng thời theo dõi vườn kĩ vì lúc này dễ phát sinh nấm bệnh.

3.3 Các loại sâu bệnh hại

Do cây xà lách có thời gian canh tác ngắn, nên cần chủ động đề phòng. Nếu phát hiện cây có triệu chứng bệnh thì cần tiêu hủy và khử trùng ngày để tránh lây lan diện rộng.

– Sâu hại

Xà lách trồng trên đất nên chủ yếu sẽ bị ảnh hưởng bởi một số đối tượng như: các loại sâu ăn tạp, sâu khoang,sâu tơ,…

– Bệnh hại

Một số bệnh phổ biến trên cây xà lách như: Bệnh chết cây con (do Pythium sp., Rhizoctonia sp., Sclerotium sp.), Bệnh thối bẹ (Slerotium rolfsii, Rhizoctonia solani.), Bệnh Thối Nhũn Vi Khuẩn (Erwinia Carotovora).

3.4 Biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp

Biện pháp canh tác: Nên được đề cao, thu dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trước để tránh còn tồn lưu trứng sâu trong đất. Có thể luân canh với nhóm cây họ cà ớt để cắt nguồn thức ăn của sâu. Quản lý độ ẩm tốt để tránh nấm bệnh phát sinh khó kiểm soát. Kết hợp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma và humic hữu cơ để tăng sức đề kháng của cây.

Biện pháp sinh học: Nuôi thả các loại ong ký sinh (Diadegma semiclausum), Ong Cotesia Plutellae, nấm ký sinh, siêu vi khuẩn,…hay có thể dùng tinh dầu Neem để thay thế.

Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng các thuốc có hoạt chất Abamectin hay các thuốc dạng cúc tổng hợp,…Nên luân phiên thay đổi để hạn chế tính kháng thuốc của sâu.

4/ Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch

Nên thu hoạch vào sáng sớm, không tưới nước trước khi thu hoạch để rau khô dễ vận chuyển và bảo quản. Khi thu hoạch phải dùng dụng cụ sạch, thu để trên các tấm bạt sạch cắt ly không để dính đất, rác bẩn, đóng vào các thùng giấy, thùng nhựa, sọt tre nhẹ tay tránh làm rau dập nát. Rau sau đó sẽ được trữ trong các kho mát để giữ độ tươi xanh.

Lưu ý: Trước khi thu hoạch từ 10-15 ngày không nên phun thuốc hay phun phân để hạn chế tồn lưu lại trên lá rau. Đảm bảo đủ thời gian cách ly an toàn.

Hi vọng với những chia sẻ chi tiết về kỹ thuật thì các mọi người sẽ có thể tạo ra một trang trại xà lách tươi xanh và an toàn.Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc hay có vấn đề gì khác cần tư vấn hãy liên hệ ngay đến Hotline 0902.652.099, để Đặng Gia Trang chúng tôi có thể tư vấn cho bạn cách chính xác và nhiệt tình nhất nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết