Hướng dẫn kỹ thuật trộn đất trồng mai đơn giản, mai nở đúng Tết

1411 lượt xem

Kỹ thuật trộn đất trồng mai rất quan trọng trong việc giúp mai nở đúng Tết. Hãy cùng SFARM tìm hiểu kỹ thuật trộn đất trồng mai đúng chuẩn và loại phân hữu cơ phù hợp cho cây mai vàng ngay trong bài viết sau đây nhé!

Kỹ thuật trộn đất trồng mai chuẩn giúp mai nở đúng dịp Tết

Điều kiện về đất trồng cho mai 

Đất trồng mai cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Đất có độ tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt: Để tránh mai bị thối rễ, ngập úng làm cây bị chậm phát triển và ra nụ ít.
  • Đất có độ ẩm thích hợp: Đất trồng mai vàng không nên quá ẩm cũng không nên quá khô.
  • Đất không có mầm bệnh và sâu hại: Để phòng trừ sâu bệnh hại mà cây mai thường gặp, bà con cần lưu ý xử lý các mầm bệnh, sâu hại cho đất trồng.
  • Đất giàu dinh dưỡng: Đất cần phải có đủ dinh dưỡng để cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho cây phát triển tốt nhất.

Đất vườn rất khó có thể đáp ứng đủ các yếu tố nêu trên nên bà con cần có kỹ thuật trộn đất trồng mai sao cho đúng tỷ lệ, đúng nguyên liệu để có môi trường đất trồng mai tốt nhất.

Kỹ thuật trộn đất trồng mai đơn giản
Kỹ thuật trộn đất trồng mai đơn giản

Hướng dẫn chi tiết các bước phối trộn đất trồng mai

Bước 1: Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu 

  • Đất trồng: Có thể lấy đất ở vườn nhà đã làm sạch cỏ dại và đảm bảo đất có dinh dưỡng tốt cho cây mai. Trước khi thực hiện kỹ thuật trộn đất trồng mai, đất cần phải được rắc vôi và phơi dưới nắng từ 3 – 5 ngày để xử lý sạch mầm bệnh, sâu hại.
  • Mụn dừa: Là nguyên liệu dinh dưỡng giúp tăng khả năng thoáng khí và giữ ẩm cho đất trồng, nên chọn xơ dừa đã qua xử lý, ngâm nước, tách bỏ tạp chất và ủ đúng cách để loại bỏ đi chất chát dễ làm suy cây.
  • Trấu hun: Nên dùng trấu đã hun ở nhiệt độ cao sạch sâu bệnh trong kỹ thuật trộn đất trồng mai, giúp làm tăng độ tơi xốp và thông thoáng của đất trồng mai vàng.
  • Viên đất nung đã qua xử lý: Ngâm nước lọc bỏ tạp chất, để ráo nước nhằm tăng độ tơi xốp của đất.
  • Phân trùn quế: Đây là loại phân bón thích hợp nhất trong kỹ thuật trộn đất trồng mai, nên chọn loại phân đã qua xử lý nhằm cung cấp nhiều dinh dưỡng và an toàn cho cây trồng.
  • Một số nguyên liệu khác như xác trà, vỏ đậu phộng, bã đậu tương,…cũng có thể thêm vào trong quá trình thực hiện kỹ thuật trộn đất trồng mai. 

Bước 2: Phối trộn nguyên liệu theo tỷ lệ phù hợp 

  • Cách 1: Trộn theo tỷ lệ khoảng 70 – 80% đất và 20 – 30% phân trùn quế SFARM Pb01 theo trọng lượng đất trong chậu.
  • Cách 2: Dùng hỗn hợp xơ dừa + tro trấu + phân trùn quế SFARM Pb01 trộn theo tỷ lệ 1:1:1.
  • Cách 3: Hỗn hợp viên đất nung SFARM + xơ dừa + trấu hun + phân trùn quế trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1.

Ngoài ra, để vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây mai vừa tiện dụng, bà con có thể lựa chọn dùng đất trồng hoa kiểng SFARM là loại đất trồng được phối trộn sẵn với tỷ lệ thích hợp cho việc chăm sóc mai, giúp kích thích rễ phát triển mạnh khoẻ và giúp bà con giảm được thời gian, công sức cho các kỹ thuật trộn đất trồng mai.

SFARM - đơn vị chuyên cung cấp sỉ đất sạch trồng mai
SFARM – đơn vị chuyên cung cấp sỉ đất sạch trồng mai

Quy trình chăm sóc mai đơn giản tại nhà trong dịp Tết 

Cách chăm sóc mai trong Tết 

  • Chăm sóc mai trồng trong chậu trong nhà

Khi mai để trong nhà sẽ không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời dẫn đến không quang hợp được nhiều, khi đó lá cây sẽ mỏng, có màu xanh nhạt, cành vươn dài nhưng mỏng và yếu. Vì vậy, khi qua Tết bà con nên đem mai ra ngoài trời nhưng phải để ở nơi bóng râm để cây mai dần thích ứng với nhiệt độ bên ngoài và cắt bỏ phần lá, hoa để chất dinh dưỡng tập trung nuôi vào cây.

  • Chăm sóc mai trồng ngoài sân 

Mai được trồng ngoài sân thì cây đã thích ứng được với môi trường tự nhiên nên không cần chăm sóc quá nhiều và không di chuyển mai về nơi có bóng râm. Bà con chỉ cần ngắt bỏ toàn bộ hoa và nụ mai còn sót lại để cây tập trung dưỡng chất nuôi cây.

Cách chăm sóc mai sau Tết

  • Tỉa cành

Tuỳ vào hình dáng, kích thước của từng loại mai mà sẽ có những kỹ thuật và cách tỉa cành cho phù hợp. Bà con có thể tỉa cành theo dáng cây thông (cành trên ngắn hơn cành dưới) và nên tỉa cành khoảng 1 tuần sau Tết. SFARM xin gợi ý các bước tỉa cành mai sau Tết như sau:

– Bước 1: Cắt bỏ 1/3 cành mai, mục đích để loại bỏ phần hoa và lá thừa, tập trùng cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển và tạo dáng cây đẹp cho năm sau.

– Bước 2: Dùng 1 thìa phân ure hoà với 10 lít nước để phun lên cây, giúp kích thích sự phát triển, nuôi dưỡng và phục hồi mai sau Tết.

Lưu ý: Nếu thấy cành mai không phát triển nhiều, bà con dùng thêm 1 gam thuốc có hoạt chất Gibberellic acid (GA3) cùng 30 – 40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc mai.

– Bước 3: Đưa cây ra nắng để cây dần thích nghi. Lúc này sẽ có nhiều loại sâu bệnh gây hại cho cây, bà con cần pha hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole và Fipronil phun lần đầu sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày, phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và phun lần cuối sau khi lá cây vừa già.

Cách tỉa cành phải phù hợp với từng loại mai
Cách tỉa cành phải phù hợp với từng loại mai
  • Vệ sinh mai 

Sau khi tỉa cành, để giúp mai phát triển tốt bà con nên dùng vòi nước phun vào cây  và chà xát để loại bỏ hết những nấm mốc xung quanh cây.

  • Tạo dáng 

Thời điểm thích hợp để tạo dáng cho cây mai là cuối tháng 7, lúc này cây phát triển mạnh phù hợp để uốn cành. Trước khi tạo dáng cần cắt tỉa những cành không cần thiết, cành yếu, bị sâu bệnh.

Trước tiên cần định hình cho cây mai trước khi tạo dáng để mai uốn được dễ dàng hơn và dùng dây kẽm, dây đồng, dây chì hay dây vải để uốn mai theo trình tự từ thân đến cành chính, sau đó tới các cành quanh thân cây, uốn cành lớn trước rồi mới đến cành nhỏ. Khi quấn dây không quấn quá lỏng hay quá chặt. Cây sau khi quấn khoảng 3 – 4 tháng hoặc 1 năm có thể tháo dây kẽm.

Dùng dây kẽm để uốn và tạo dáng cho cây mai
Dùng dây kẽm để uốn và tạo dáng cho cây mai
  • Bón phân

Cần có kỹ thuật trộn đất trồng mai đúng chuẩn, tránh sử dụng quá nhiều phân bón hay chất hoá học để bón phân cho mai sau Tết dễ làm cây bị dư chất dinh dưỡng, gây ra sự biến đổi về chu kỳ của cây, thậm chí làm hỏng bộ rễ. Trong thời điểm đầu mùa mưa chỉ nên sử dụng phân bón lót hoặc phân bón vô cơ cho mai.

Lưu ý: Không nên bón phân ngay sau khi thay đất cho mai bởi rễ lúc này chưa hấp thụ được dinh dưỡng từ phân, có thể dẫn đến làm hỏng bộ rễ.

Lưu ý chăm sóc mai sau Tết

  • Ngắt bỏ hết hoa, lá và nụ mai: Để nguồn dưỡng chất tập trung cho việc nuôi dưỡng cây mai, vì khi để hoa và lá lại quá nhiều sẽ hấp thụ hết dinh dưỡng và làm cây chậm phát triển trong năm sau.
  • Để cây ở ngoài trời: Nên để cây mai ở ngoài không gian tự nhiên để cây quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng.
  • Không tác động đến phần đất xung quanh bộ rễ: Nếu tác động sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mai trong Tết năm sau.

Các câu hỏi thường gặp về kỹ thuật trộn đất trồng mai  

Chắc hẳn bà con sẽ có nhiều thắc mắc trong quá trình thực hiện kỹ thuật trộn đất trồng mai. SFARM xin giải đáp một số câu hỏi để mọi người có thể hiểu rõ hơn về kỹ thuật trộn đất trồng mai, mời bà con tham khảo:

Cây mai trồng từ hạt bao lâu ra hoa? 

Cây mai trồng từ hạt sẽ phát triển và sinh trưởng rất chậm, phải từ 2 – 3 năm thì cây mai mới bắt đầu ra hoa, nhưng sẽ thuận tiện cho việc uốn và sửa dáng cây theo ý muốn.

Cây mai trồng từ hạt mất 2 - 3 năm để ra hoa
Cây mai trồng từ hạt mất 2 – 3 năm để ra hoa

Cây mai ưa đất gì? 

Khi trồng mai chỉ cần đất tơi xốp và giữ được độ ẩm thì cây sẽ phát triển tốt, cây mai kỵ nhất khi trồng ở đất không thoát nước và dễ bị ngập úng. Do đó, nên trồng mai ở những nơi có ánh nắng trực tiếp, thông thoáng và mỗi cây cách nhau ít nhất 1 mét.

Đất trồng mai cần có độ tơi xốp và thoát nước tốt
Đất trồng mai cần có độ tơi xốp và thoát nước tốt

Thay đất cho mai vào tháng mấy? 

Thời gian thay đất cho mai tốt nhất là từ khoảng cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 âm lịch, do lúc này bộ rễ cây mai đã cứng cáp, ít bị tổn thương. Trước khi thay đất nên tưới đẫm nước, rồi nhẹ nhàng nâng gốc mai lên để trách làm đứt rễ. Khi thực hiện kỹ thuật trộn đất trồng mai, bà con nên trộn thêm phân hữu cơ vào giá thể trồng mai để giúp đất thêm tơi xốp và giàu dinh dưỡng.

Nhẹ nhàng nâng gốc mai để tránh làm đứt rễ
Nhẹ nhàng nâng gốc mai để tránh làm đứt rễ

Cây mai cần bao nhiêu ánh sáng? 

Mai vàng là loài cây ưa sáng nên thích hợp trồng ở những vị trí có nhiều ánh sáng trực tiếp, trường hợp cây mai đã chưng trong nhà thì nên đặt cây mai ở nơi bóng râm trước để cây không bị cháy lá khi phải tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

Nên trồng cây mai ở những nơi có nhiều ánh sáng
Nên trồng cây mai ở những nơi có nhiều ánh sáng

Trồng mai bằng giá thể gì? 

Tuỳ thuộc vào loại mai mà bà con có thể lựa chọn kỹ thuật trộn đất trồng mai cho phù hợp. Dưới đây là một số chất trồng được nhiều người sử dụng trong kỹ thuật trộn đất trồng mai, mời bà con tham khảo:

  • Đất trồng: Đất trồng mai cần tơi xốp, thoáng khí và thoát nước tốt, thường là đất thịt, đất sét pha cát hay đất sạch hữu cơ
  • Cát: Cát trồng mai là loại cát có hạt mịn, phù sa, thường dùng trong xây dựng.
  • Mụn xơ dừa: Chọn vụn xơ dừa xốp, nhẹ, nằm giữa vỏ dừa và gáo dừa. Vụn xơ dừa phải được xử lý Tanin và Lignin thật kỹ.
  • Trấu hun: Trấu hun để trồng mai phải ở dạng được đốt chưa hoàn toàn và được rửa mặn nhiều lần sau khi đốt.
Kỹ thuật trộn đất trồng mai với một số giá thể
Kỹ thuật trộn đất trồng mai với một số giá thể

Qua bài viết trên, SFARM Blog đã chia sẻ về kỹ thuật trộn đất trồng mai để hoa ra đúng dịp Tết, quy trình chăm sóc mai trong và sau Tết, cũng như giải đáp một số thắc mắc thường gặp cho bà con về kỹ thuật trộn đất trồng mai. Hy vọng với những thông tin mà SFARM cung cấp sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về kỹ thuật trộn đất trồng mai sao cho đúng chuẩn. Liên hệ ngay với SFARM để biết thêm thông tin chi tiết!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết