Hiệu quả bất ngờ khi áp dụng chế phẩm EM vào sản xuất nông nghiệp

1626 lượt xem

Chế phẩm EM là sản phẩm thường dùng để ủ phân, ủ thức ăn chăn nuôi, ủ rác, rơm, cải thiện hệ sinh thái,… Có thể nói sản phẩm này là chìa khóa giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm hiện nay.

Mặc dù có mức độ ứng dụng cao, tuy nhiên chế phẩm EM vẫn còn khá lạ lẫm và chưa được ứng dụng một cách hợp lý. Vì vậy hôm nay, hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu rõ hơn về chế phẩm này nhé!

1/ Chế phẩm EM là gì?

Chế phẩm EM hay công nghệ vi sinh hữu hiệu (EM – Effective microorganisms), được phát minh bởi nhà khoa học Nhật bản thập niên 80 của thế kỉ XX.

Sản phẩm này chứa nhiều chủng vi sinh vật khác nhau, sống theo một thể thống nhất theo dạng cộng hưởng lẫn nhau (Nếu tác động 1 chủng vi khuẩn nhất định thì cả quần thể sẽ bị ảnh hưởng theo). Theo đó, chế phẩm chứa đến 80-110 loại vi sinh vật hiếu khí và kị khí khác nhau.

Gồm các loài như: Các vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O, vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng các hợp chất Nitơ), vi khuẩn Lactic (chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu), nấm men (sản sinh ra các Vitamin và các Axit amin).

2/ Thành phần

Chế phẩm vi sinh EM truyền thống chứa chứa các vi sinh vật sau đây:

  • Bacillus subtilis Bacillus licheniformis, có khả năng sinh các enzyme cellulase, amylase, protease để phân giải chất hữu cơ chứa cellulose, tinh bột và protein.
  • Lactobacillus plantarumLactobacillus acidophilus. Sinh axit lacticbateniocin, cạnh tranh sinh trưởng với các vi sinh vật có hại khác.
  • Streptomyces sp, sinh chất kháng sinh tự nhiên chống nấm bệnh.
  • Saccharomyces cerevisiae, sinh etanol cung cấp nguồn cacbon cho các vi sinh vật.
  • Bacillus megaterium , phân giải phot phat khó tan.

3/ Tác dụng của chế phẩm

Chúng ta có thể xem EM như một dạng tăng cường sự đa dạng quần thể vi sinh vật cho đất, giảm thiểu tác hại, thậm chí phục hồi môi trường. Đồng thời, tạo nên một hệ sinh thái thu nhỏ, tương hỗ lẫn nhau và hình thành nhiều sản phẩm khác nhau.

Ngoài ra, sự gia tăng quần thể có lợi giúp kiểm soát, hạn chế “tầm hoạt động” của vi sinh vật có hại.

4/ Tác động trực tiếp đối với cây trồng

Qua nhiều nghiên cứu khác nhau thì việc sử dụng chế phẩm EM mang lại những lợi ích không ngờ cho cây trồng như:

– Hình thành hệ vi sinh nấm rễ qua đó cải thiện sự hút dinh dưỡng của cây, cây khỏe mạnh hơn, năng suất ổn định.

– Khả năng chịu hạn và chịu úng của cây trồng được nâng cao đáng kể.

– Khả năng quang hợp của cây trồng được cải thiện đáng kể.

– Kéo dài thời gian bảo quản rau củ quả.

– Cải thiện chất lượng đất, làm đất tơi xốp và thoáng khí hơn.

– Hạn chế mầm bệnh và cỏ dại.

– Phun EM trên lúa làm tăng năng suất lên 8-15% và hạn chế một số bệnh như khô vằn, đốm lá, đạo ôn.

– Tăng cường khả năng thích nghi của Lan Hồ Điệp khi phun chế phẩm EM 1%, đặc biệt giai đoạn thuần dưỡng sau nuôi cấy.

– Năng suất trên giống hoa màu phổ biến tăng từ 20-25%, điển hình như rau muống (21-25%), đậu tương (15-20%),…

su-dung-che-pham-EM

5/ Tác động khi ủ thức ăn chăn nuôi

Khi sử dụng chế phẩm EM trong ủ thức ăn chăn nuôi sẽ mang lại các hiệu quả như:

– Tăng cường sức đề kháng, chống tái nhiễm bệnh, tăng sự thích nghi với thay đổi thời tiết.

– Tăng cường khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn.

– Tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại trong chuồng trại.

6/ Tác động đến môi trường

Chế phẩm EM có khả năng hạn chế sự phát triển của vi sinh vật tạo mùi hôi (sinh khí H2S, amoniac). Từ đó, giảm hẳn được nguồn truyền bệnh như ruồi, muỗi.

Sử dụng EM có tác dụng ngăn chặn được quá trình hình thành và phát triển của nấm mốc trong kho bảo quản. Một số nghiên cứu đã chứng thực, hệ vi sinh EM có khả năng tạo ra enzym phân hủy. Các enzym này có khả năng phân huỷ các hoá chất nông nghiệp tồn dư, thậm chí cả dioxin.

7/ Cách dùng

– Khử mùi chuồng gia súc: Dùng 20 – 30 ml EM hòa vào 8 lít nước sạch phun trực tiếp vào chuồng trại, cách 7 ngày phun 1 lần.

– Dùng EM thứ cấp để khử mùi hố tiêu: Hố tiêu của gia đình nông dân, một mét khối dùng khoảng 30-50 ml (cc) EM đổ trên mặt hố, sau 3 ngày phun lần 2, sau đó cứ 7-10 ngày phun một lần.

– Ủ phân hữu cơ (phân gà): Cho 2 kg EM + 2 lít mật đường pha loãng với nước sạch + 20 kg cám gạo, trộn đề, ủ kín đống ủ bằng bạt nilong trong thời gian 24 giờ để vi sinh vật và nấm hoạt hóa trở lại từ dạng bào tử, độ ẩm hỗn hợp hoạt hóa 60%. Duy trì độ ẩm và nhiệt độ ổn định, sau 30-35 ngày, sản phẩm có mùi thơm nhẹ, màu sẫm, không còn mùi hôi là hoàn thành.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết