Cách trồng sen đá và chăm sóc, nhân giống cây chuẩn chuyên gia

12625 lượt xem

Cách trồng cây sen đá tuy đơn giản nhưng để cây phát triển tốt, bạn cần áp dụng đúng kỹ thuật. Trong bài viết này, SFARM sẽ hướng dẫn bạn cách trồng sen đá hiệu quả, kết hợp sử dụng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân gà hữu cơ, phân bò ủ vi sinh,… Xem ngay!

1. Giới thiệu về sen đá 

Sen đá là loại cây cảnh độc đáo, được ưa chuộng nhờ vẻ đẹp giản dị và khả năng thích nghi tuyệt vời. Để nắm rõ cách trồng sen đá, việc tìm hiểu về đặc trưng của cây là điều cần thiết. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, sen đá còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng để làm đẹp không gian sống. Dù cách trồng sen đá không quá phức tạp, người trồng vẫn cần sự kiên nhẫn và hiểu biết để chăm sóc cây đúng cách, đảm bảo cây luôn khỏe mạnh và bền lâu.

1.1. Sen đá là gì? 

Sen đá có tên khoa học là Succulent thuộc chi Echeveria, họ thuốc bỏng Crassulaceae. Hiện nay có khoảng 60 họ sen đá với gần 400 loài khác nhau. Trong đó có hơn 90% loài sinh sống và phân bố tại các vùng đất nóng, gần xích đạo như Mexico, Nam Mỹ.

Với vẻ ngoài trông như một bông hoa và sống trên đá nên còn được gọi với cái tên khác là hoa đá. Sen đá rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và kết cấu thân lá. Thân cây thường ngắn, có lá mọc xung quanh thân. Lá sen đá nhỏ, dày và mọng nước để dự trữ chất dinh dưỡng cho cây. 

Hoa sen đá là hoa lưỡng tính, thường nở vào mùa hè. Tùy loại sen đá mà có vị trí ra hoa và màu sắc hoa khác nhau. Sen đá là loài ưa khô, chịu hạn tốt, nó dễ bị úng và chết vì úng. Vì vậy, khi chăm sóc sen đá người ta thường nói thiếu nước còn hơn là thừa nước.

Để trồng được sen đá không hề dễ, nhất là việc điều chỉnh chế độ nước và đất trồng của cây. Người trồng cần hiểu một số nguyên nhân dẫn đến cây chết để lưu ý và khắc phục. Một trong những nguyên nhân đó là do đất trồng sen đá không thoáng.

Cách trồng sen đá và chăm sóc, nhân giống cây chuẩn chuyên gia
Hoa sen đá lưỡng tính, thường nở vào mùa hè, có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc từng loại

1.2. Đặc điểm nổi bật của sen đá

Thích nghi với môi trường khô hạn: Sen đá có khả năng chịu hạn tốt, nhưng dễ bị tổn thương nếu bị úng nước.

Kích thước nhỏ gọn: Phù hợp để trang trí bàn làm việc, phòng khách, kệ sách hoặc không gian nhỏ.

Hình dáng đa dạng, màu sắc phong phú: Các loài sen đá có kiểu dáng và màu sắc rất khác nhau, phù hợp với sở thích đa dạng của người trồng.

Nhân giống dễ dàng: Có thể nhân giống sen đá bằng lá hoặc giâm cành, tuy nhiên quá trình này đòi hỏi kỹ thuật đúng để đạt hiệu quả cao.

1.3. Lợi ích khi trồng sen đá 

Trang trí không gian sống: Sen đá nhỏ gọn, thích hợp để đặt trên bàn làm việc, kệ sách, cửa sổ.

Ý nghĩa phong thủy: Trong phong thủy, cây sen đá tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, phú quý. Người ta tin rằng ngoài tác dụng giúp công việc thăng tiến, loài cây này còn mang đến cho bạn những mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn, gắn kết hơn, trong gia đình có một vài chậu cây mọng nước sẽ giúp bạn vơi đi những muộn phiền, mệt mỏi trong cuộc sống.

Ngoài cây sen đá, cây phật thủ cảnh cũng là một loại cây phong thuỷ mang lại năng lượng tốt cho gia chủ.

Thanh lọc không khí: Một số loài sen đá có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp cải thiện môi trường sống.

Cách trồng sen đá và chăm sóc, nhân giống cây chuẩn chuyên gia
Sen đá mang nhiều lợi ích như dùng để trang trí còn có ý nghĩa phong thủy và thanh lọc không khí

2. Điều kiện cần thiết để trồng sen đá 

2.1. Chọn giống sen đá 

Việc chọn giống là bước quan trọng trong cách trồng sen đá, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và thích nghi của cây. Đối với người mới bắt đầu, nên ưu tiên những loại sen đá dễ trồng, ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường.

2.1.1. Các loại sen đá phổ biến 

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên chọn những giống sen đá có sức sống tốt, dễ thích nghi như:

  • Sen đá đỏ, sen đá cam: Dễ trồng, chịu hạn tốt.
  • Sen chuỗi ngọc: Dáng rủ đẹp, dễ chăm sóc.
  • Sen đá móng rồng: Khả năng chịu hạn cao, ít sâu bệnh.
  • Sen đá kim cương: Có vẻ ngoài lấp lánh, dễ sinh trưởng.

Ngược lại, những loại sen đài như Sen Phật Bà, Sen Viền Lửa, Sen Nâu thường khó chăm sóc hơn. Những giống này dễ gặp tình trạng thối ngọn, mất màu, lá mềm yếu nếu không được chăm đúng cách. Ngoài ra, việc tưới nước và điều chỉnh ánh sáng cho các loại sen đài cũng phức tạp hơn so với các giống sen thông thường.

Cách trồng sen đá và chăm sóc, nhân giống cây chuẩn chuyên gia
Gợi ý một số loại sen đá phù hợp với người mới bắt đầu

2.1.2. Tiêu chí chọn giống sen đá khỏe mạnh 

Để chọn được cây sen đá khỏe mạnh, bạn nên lưu ý các tiêu chí sau:

  • Kiểm tra độ cứng của lá: Lá sen đá khỏe sẽ dày và cứng, nếu lá mềm nhũn cả cây thì rất khó sống sót. Nếu chỉ có vài lá mềm nhưng phần ngọn vẫn cứng thì cây vẫn có thể phát triển tốt.
  • Quan sát giá thể trồng: Sen đá khỏe thường được trồng trên giá thể thoáng khí, có chứa các hạt pumice, perlite giúp thoát nước tốt. Nếu giá thể giữ nước quá nhiều, cây dễ bị úng.
  • Lưu ý sự thuần cây: Cây sen đá đã thuần với môi trường mới thường có phần ngọn nhỏ hơn lá cũ nhưng vẫn cứng cáp. Những cây này có khả năng thích nghi tốt và tỉ lệ sống cao hơn so với cây mới nhập về từ Đà Lạt.
  • Ưu tiên cây có thân hóa gỗ: Sen đá có phần thân lộ rõ hoặc hóa gỗ sẽ có tuổi đời lâu hơn, sức sống mạnh mẽ hơn.

Việc lựa chọn giống đúng ngay từ đầu giúp bạn dễ dàng hơn trong cách trồng sen đá, hạn chế tình trạng cây chết do không thích nghi được với môi trường mới.

2.2. Chậu trồng sen đá 

Để cây sen đá phát triển tốt thì việc lựa chọn chậu phù hợp là rất quan trọng trong cách trồng cây sen đá. Chậu cần có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng úng rễ. Một số loại chậu phổ biến gồm:

  • Chậu đất nung: Thoát nước tốt, giúp rễ cây không bị ngập úng. Tuy nhiên, chậu khá giòn, dễ vỡ nếu va chạm mạnh.
  • Chậu nhựa: Nhẹ, giá thành rẻ, giữ ẩm tốt nhưng thoát nước kém hơn đất nung. Cần đục lỗ đáy để tăng khả năng thoát nước.
  • Chậu gốm sứ: Thẩm mỹ cao, đa dạng mẫu mã nhưng giá thành đắt hơn, nặng và dễ vỡ.
  • Chậu xi măng: Bền, chắc chắn, chịu được thời tiết khắc nghiệt nhưng nặng và giữ ẩm cao.

Lưu ý: Nên ưu tiên chậu đất nung hoặc chậu nhựa có lỗ thoát nước để hạn chế úng rễ.

2.2.1. Kích thước chậu phù hợp 

Tùy vào từng loại sen đá và từng giai đoạn phát triển mà chọn kích thước chậu phù hợp để cây phát triển tốt, hạn chế tình trạng úng rễ hoặc thiếu không gian sinh trưởng.

Giai đoạn cây con (mới nhân giống, giâm cành)

  • Chọn chậu nhỏ (đường kính 5 – 7 cm, cao 5 cm) để giữ ẩm vừa đủ, giúp cây con nhanh bén rễ.
  • Ưu tiên chậu nhựa hoặc chậu đất nung nhỏ, có lỗ thoát nước tốt để tránh tình trạng úng nước.

Giai đoạn cây trưởng thành

  • Sen đá phát triển nhanh, đẻ nhánh tốt (Sedum, sen đá đô la, sen đá giọt nước): Chọn chậu to hơn, miệng rộng (12 x 6 cm hoặc lớn hơn) để cây có không gian phát triển, giảm tần suất thay chậu.
  • Sen đá vỉ, sen bầu, sen đá có nhu cầu nước ít (sen đá cam, sen đá tím, sen đá thạch ngọc): Chọn chậu cỡ vừa (7 x 7 cm hoặc 9 x 9 cm) để hạn chế dư nước, tránh thối rễ.

Giai đoạn cây già, cần thay chậu

  • Khi cây phát triển lớn hơn chậu hiện tại, rễ bắt đầu chen chúc hoặc mọc tràn ra ngoài, cần thay chậu rộng hơn khoảng 2 – 3 cm so với chậu cũ.
  • Không nên thay chậu quá to so với cây vì dễ làm đất giữ nước nhiều, gây úng rễ.

Mẹo chọn chậu:

  • Ưu tiên chậu có lỗ thoát nước để tránh úng.
  • Chậu đất nung giúp thoát nước tốt hơn so với chậu nhựa, phù hợp với sen đá trồng ngoài trời.
  • Nếu trồng trong nhà, có thể chọn chậu gốm hoặc xi măng nhưng cần kiểm soát lượng nước tưới hợp lý.

2.2.2. Lưu ý về chất liệu chậu 

  • Chậu phải có lỗ thoát nước để hạn chế tình trạng úng rễ.
  • Ưu tiên chất liệu thoáng khí như đất nung, gốm xốp thay vì nhựa kín.
  • Nếu dùng chậu nhựa hoặc sứ, cần đục thêm lỗ thoát nước để tránh đọng nước trong chậu.

2.3. Đất trồng sen đá

Sen đá phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất trồng. Loại cây này có khả năng chịu hạn tốt nhưng rất dễ bị úng nếu đất giữ nước quá lâu. Vì vậy, giá thể trồng sen đá cần đảm bảo thông thoáng, thoát nước nhanh và cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.

Cách trồng sen đá và chăm sóc, nhân giống cây chuẩn chuyên gia
Thành phần lý tưởng và công thức trộn đất trồng sen đá

2.3.1. Thành phần đất trồng sen đá tốt nhất

Sen đá sống lâu sống khỏe hay không thì 90% phụ thuộc vào đất. Sen đá ưa đất thông thoáng, thoát nước tốt vì chúng có khả năng chịu hạn nhưng lại chịu úng rất kém. Một hỗn hợp đất trồng sen đá phù hợp phải đáp ứng đủ 3 yêu cầu sau đây.

  • Độ tơi xốp được tạo nên từ: Mụn dừa hoặc trấu hun
  • Tính thoát nước nhờ: Đá perlite, đá pumice, viên đất nung, đá akadama, đá nham thạch…
  • Dinh dưỡng cho đất được cung cấp bởi: Phân bò, phân trùn quế

2.3.2. Công thức trộn đất trồng sen đá giúp cây phát triển mạnh 

Trộn đất theo tỷ lệ 2 trấu hun : 1 phân bò : 1 viên đất nung : 1 (đá perlite + đá pumice). Kiểm tra độ thoát nước bằng cách nắm chặt hỗn hợp nếu không bị vón cục thì đất đã đủ tiêu chuẩn để trồng sen đá.

Sau khi trộn đất, có thể kiểm tra độ thoát nước bằng cách nắm chặt hỗn hợp trong tay. Nếu đất không bị vón cục quá chặt, dễ tơi ra khi mở tay thì đã đạt tiêu chuẩn để trồng sen đá.

2.4. Ánh sáng và nhiệt độ 

Sen đá là loài cây ưa sáng và phát triển tốt trong môi trường có nhiều ánh nắng tự nhiên. Nếu không được cung cấp đủ ánh sáng, cây sẽ bị kéo dài thân, lá nhạt màu, mất đi vẻ đẹp ban đầu.

2.4.1. Sen đá cần bao nhiêu ánh sáng? 

Mỗi loại sen đá có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý dựa theo nhóm sen đá phổ biến:

  • Sen đá ưa nắng mạnh (Cần ít nhất 6 – 8 tiếng ánh sáng trực tiếp mỗi ngày): Bao gồm sen móng rồng, sen kim cương, sen viền lửa, sen Phật Bà… Những loại này thích hợp trồng ngoài trời, nơi có nhiều ánh sáng.
  • Sen đá chịu bóng một phần (Cần khoảng 3 – 5 tiếng ánh sáng gián tiếp mỗi ngày): Gồm sen chuỗi ngọc, sen đá đô la, sen thơm… Những loại này có thể sống trong môi trường thiếu sáng hơn nhưng vẫn cần tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ít nhất vài giờ mỗi ngày để duy trì hình dáng đẹp.
  • Sen đá dễ bị cháy nắng (Không chịu được ánh sáng quá gắt): Gồm sen đá xanh, sen đá hồng phấn, sen đá bông hồng đen… Nếu tiếp xúc với ánh nắng mạnh giữa trưa, cây có thể bị cháy lá, mất màu hoặc héo rũ. Nên che nắng hoặc để cây ở nơi có ánh sáng nhẹ hơn.

2.4.2. Sen đá có trồng trong nhà được không? 

Sen đá có thể trồng trong nhà, nhưng cần chọn các giống có khả năng thích nghi với môi trường ít sáng và dễ chăm sóc hơn. Một số loại sen đá phù hợp để trồng trong nhà gồm:

  • Sen đá chuỗi ngọc – Thích hợp để treo gần cửa sổ hoặc trên bàn làm việc.
  • Sen đá đô la – Có thể sống tốt ở nơi có ánh sáng gián tiếp, giúp không gian xanh mát hơn.
  • Sen đá nhật nguyệt – Thích nghi tốt với điều kiện ánh sáng yếu, thích hợp đặt trên kệ hoặc bàn trang trí.
  • Sen đá kim cương – Loại này có thể phát triển trong điều kiện ánh sáng trung bình, miễn là được phơi nắng nhẹ vài ngày mỗi tuần.

Lưu ý khi trồng sen đá trong nhà:

Để sen đá phát triển khỏe mạnh, bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Ánh sáng: Đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng để phát triển. Đặt cây gần cửa sổ hoặc nơi có ánh sáng tự nhiên để giúp cây quang hợp.
  • Định kỳ đưa cây ra ngoài nắng nhẹ 2 – 3 lần/tuần để tránh cây bị kéo dài thân.
  • Tưới nước theo mùa: Mỗi mùa có nhiệt độ và độ ẩm khác nhau, bạn nên điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp để tránh làm cây bị úng.
  • Cách tưới đúng: Chỉ tưới nước vào phần đất, không dùng cách phun sương vì có thể làm rễ giòn và lá dễ bị mốc.
  • Lau lá: Thường xuyên lau sạch bụi trên lá để giúp cây quang hợp tốt hơn.

3. Hướng dẫn chi tiết cách trồng sen đá

Trồng sen đá đúng cách giúp cây phát triển khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từ trồng cây con, nhân giống từ lá đến cách xử lý cây khi mới mua về.

3.1. Cách trồng sen đá từ cây con

3.1.1. Các bước trồng từ cây giống 

  • Chuẩn bị cây giống: Chọn cây con khỏe mạnh, có rễ chắc chắn, lá căng mọng. Nếu cây còn bầu đất, nhẹ nhàng bóc bầu, giũ bớt đất cũ để hạn chế sâu bệnh.
  • Làm khô rễ: Đặt cây ở nơi thoáng mát 1 – 2 ngày để rễ khô và hình thành mô sẹo, giúp hạn chế thối rễ khi trồng.
  • Chuẩn bị đất trồng: Sử dụng giá thể thoát nước tốt với tỉ lệ 2 phần trấu hun, 1 phần phân bò hoai mục, 1 phần viên đất nung, 1 phần đá perlite hoặc đá pumice.
  • Trồng cây: Đặt cây vào chậu, lấp đất nhẹ nhàng quanh rễ, không nén đất quá chặt.
  • Tưới nước: Sau khi trồng 2 – 3 ngày mới tưới nước để tránh rễ bị úng. Ban đầu chỉ tưới phun sương nhẹ.
  • Đặt cây ở vị trí thích hợp: Nên để cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp trong tuần đầu tiên, sau đó mới đưa ra nắng dần để cây thích nghi.

Mẹo giúp rễ phát triển nhanh:

  • Ngâm rễ vào dung dịch kích rễ (như Atonik hoặc N3M) trước khi trồng để rễ ra nhanh hơn.
  • Dùng giá thể tơi xốp, không giữ nước quá lâu để tránh rễ bị thối.
Cách trồng sen đá và chăm sóc, nhân giống cây chuẩn chuyên gia
Cách trồng sen đá từ cây con

3.2. Cách trồng sen đá từ lá

3.2.1. Các bước nhân giống từ lá 

  • Chọn lá khỏe mạnh từ cây mẹ trưởng thành, ưu tiên lá dày dặn, không dập nát.
  • Tách lá đúng cách bằng cách vặn nhẹ để lá tách ra hoàn toàn, không để sót phần gốc.
  • Làm khô vết cắt bằng cách đặt lá trên giấy báo hoặc giá thể khô trong 2 – 3 ngày để vết cắt liền sẹo, tránh bị úng.
  • Gieo lá lên đất bằng cách đặt lá nằm ngang trên mặt giá thể, không vùi xuống đất.
  • Giữ độ ẩm bằng cách phun sương nhẹ mỗi ngày, tránh tưới quá nhiều làm lá bị úng.
  • Cung cấp ánh sáng bằng cách đặt lá ở nơi có ánh sáng nhẹ, tránh nắng gắt trực tiếp. Sau khoảng 2 – 4 tuần, rễ con và chồi mới sẽ xuất hiện.
  • Khi cây con có 3 – 4 lá thật, có thể tách ra chậu riêng để trồng.

Mẹo tăng tỉ lệ thành công:

  • Dùng thuốc kích rễ hoặc bột quế để sát khuẩn cho vết cắt trước khi đặt lá lên đất.
  • Dùng giá thể xốp nhẹ như cát hoặc rêu để lá dễ ra rễ hơn.
Cách trồng sen đá và chăm sóc, nhân giống cây chuẩn chuyên gia
Cách trồng sen đá từ lá

3.2.2. Những lưu ý khi trồng sen đá từ lá

  • Không tưới nước trực tiếp lên lá mới trồng để tránh thối rễ.
  • Không đặt lá ở nơi quá tối hoặc quá ẩm vì sẽ làm giảm tỷ lệ nảy mầm.
  • Khi cây con phát triển đủ lá, cần đưa ra nơi có ánh sáng mạnh hơn để cây cứng cáp.

3.3. Trồng sen đá full nắng mưa có được không? 

Sen đá có thể trồng ngoài trời dưới nắng mưa tự nhiên, nhưng không phải loại nào cũng chịu được điều kiện khắc nghiệt.

  • Sen đá chịu nắng tốt: Sen Phật Bà, Sen kim cương, Sen móng rồng – có thể để ngoài nắng cả ngày nhưng cần làm quen dần với ánh sáng mạnh.
  • Sen đá dễ cháy nắng: Sen đá hồng phấn, Sen đá thái, Sen đá bông hồng đen – cần che nắng khi nhiệt độ quá cao để tránh lá bị cháy.
  • Sen đá chịu mưa kém: Hầu hết sen đá nếu gặp mưa liên tục dễ bị úng, nấm bệnh. Nếu trồng ngoài trời, cần đảm bảo chậu có lỗ thoát nước tốt.

Lưu ý khi trồng sen đá ngoài trời:

  • Nên có giàn che hoặc lưới lan để hạn chế ánh nắng gắt và nước mưa trực tiếp.
  • Đặt chậu trên kệ cao để tránh nước đọng vào đáy chậu gây úng rễ.
  • Kiểm tra đất thường xuyên, nếu quá ẩm thì dừng tưới để tránh thối cây.
Cách trồng sen đá và chăm sóc, nhân giống cây chuẩn chuyên gia
Sen đá có chịu được nắng và mưa khi trồng?

3.4. Cách trồng sen đá khi mới mua về 

Khi mới mua sen đá về, cần có cách chăm sóc phù hợp để giúp cây thích nghi với môi trường mới, tránh bị sốc và chết sớm.

  • Kiểm tra cây, loại bỏ lá úa, hư, kiểm tra rễ xem có bị thối không. Nếu rễ có dấu hiệu úng, cần cắt bỏ phần hỏng và để khô trước khi trồng lại.
  • Thay đất mới nếu cây đang dùng đất giữ nước quá lâu (thường là đất ẩm từ cửa hàng), nên thay bằng giá thể tơi xốp giúp thoát nước tốt hơn.
  • Để cây nghỉ, không tưới nước ngay mà đặt cây ở nơi thoáng mát trong 2 – 3 ngày để cây thích nghi dần với môi trường.
  • Bắt đầu tưới nước nhẹ sau khoảng 3 – 4 ngày, chỉ phun sương nhẹ nhàng, không tưới đẫm ngay.
  • Đưa cây ra nắng dần, ban đầu đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ, sau 5 – 7 ngày mới cho cây tiếp xúc với ánh sáng mạnh hơn.

Lưu ý quan trọng:

  • Không để cây ngoài nắng gắt ngay sau khi mua về, vì cây có thể bị cháy lá do chưa quen môi trường.
  • Nếu mua sen đá vào mùa mưa, cần chú ý che chắn tránh cây bị úng do độ ẩm cao.

4. Cách chăm sóc sen đá giúp cây khỏe mạnh, lâu bền

Sen đá là loài cây dễ chăm sóc nhưng vẫn cần chế độ chăm sóc hợp lý để cây phát triển khỏe mạnh, lâu bền. Dưới đây là các hướng dẫn chi tiết về tưới nước, bón phân, thay đất và sang chậu giúp sen đá sinh trưởng tốt.

Cách trồng sen đá và chăm sóc, nhân giống cây chuẩn chuyên gia
Cách chăm sóc sen đá giúp cây khỏe mạnh

4.1. Tưới nước cho sen đá

Việc tưới nước đúng cách giúp sen đá phát triển ổn định, tránh tình trạng úng rễ hoặc khô héo.

4.1.1. Bao lâu nên tưới nước một lần?

Tần suất tưới nước cho sen đá phụ thuộc vào điều kiện khí hậu:

  • Mùa hè (thời tiết nóng, hanh khô): 2 – 3 ngày/lần.
  • Mùa mưa hoặc độ ẩm cao: 5 – 7 ngày/lần.
  • Mùa đông (nhiệt độ lạnh, cây ít phát triển): 7 – 10 ngày/lần.
  • Khu vực trong nhà, có máy lạnh: 4 – 5 ngày/lần tùy vào độ ẩm.

4.1.2. Các phương pháp tưới nước đúng cách

  • Dùng cốc: Đổ nước trực tiếp xung quanh gốc sao cho đất ngấm đủ nước mà không đọng nước trên lá.
  • Dùng bình tưới cây cảnh: Phun nhẹ để hạn chế văng đất nhưng dễ làm nước đọng trên lá.
  • Tưới ngấm: Đặt cả chậu vào xô nước ngập ¾ chiều cao chậu, khi đất ngấm đủ nước thì nhấc ra.
  • Dùng bình tưới chuyên dụng: Có vòi dài, giúp nước chảy thẳng vào đất, tránh tưới lên lá.

4.2. Bón phân cho sen đá

Bón phân giúp sen đá phát triển khỏe mạnh, duy trì màu sắc đẹp và tăng sức đề kháng.

4.2.1. Khi nào cần bón phân?

Sen đá là loại cây dễ trồng nhưng cũng cần hiểu rõ cách chăm sóc để đạt được mục tiêu mong muốn. Không phải lúc nào trồng cây cũng cần bón phân và việc bón phân cho sen đá sẽ thay đổi tùy theo mục đích như trồng để chơi, nhân giống, hoặc tăng kích thước để bán.

Khi mới xả rễ, thay chậu trồng lại

  • Sau khi tỉa rễ và trồng lại, cây cần dinh dưỡng để phục hồi và phát triển bộ rễ. Bạn nên dùng phân có hàm lượng lân (phốt pho) cao, vì lân kích thích rễ phát triển mạnh.
  • Ưu tiên phân hữu cơ: Các loại phân hữu cơ như phân dơi, phân cá, phân gà, phân bò không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn cải tạo đất, giúp đất tơi xốp.
  • Nếu không có phân hữu cơ, bạn cũng có thể dùng NPK. Phân NPK có tác dụng nhanh và mạnh, phù hợp để cây hồi phục.

Khi cây đẻ nhánh hoặc đang ra hoa

  • Nếu cây ra hoa hoặc mọc nhánh, bạn cần bón phân để cây đủ dinh dưỡng nuôi hoa và cây con. Hãy chọn phân có hàm lượng đạm (N) và lân (P) cao.

Lưu ý: Bạn có thể cắt bỏ hoa hoặc nhánh để cây không bị suy, nhưng nếu muốn ngắm hoa hoặc để cây mọc thành bụi, việc bón phân là rất cần thiết.

Khi muốn lá mập và bóng bẩy

Để cây phát triển nhanh, lá dày và bóng đẹp, hãy dùng phân chứa nhiều đạm (Nitơ). Đạm cá là lựa chọn tốt, giúp sen đá lớn nhanh, nhất là khi chuẩn bị cho mùa vụ.

Khi cây bị suy dinh dưỡng, giá thể hết chất

  • Trong trường hợp giá thể đã khô cằn hoặc hết dinh dưỡng, bạn nên thay chậu và bổ sung giá thể mới.
  • Nếu chưa kịp thay, có thể bón thêm phân để cây duy trì sức sống cho đến khi được thay chậu.

Khi ép form, ép màu

  • Ép màu là cách tạo màu sắc rực rỡ cho sen đá bằng cách “stress” cây (hạn chế nước, dinh dưỡng).
  • Trong giai đoạn này, bạn cần bón phân có hàm lượng Kali cao để hỗ trợ cây. Lưu ý không ép quá mức vì có thể làm cây bị tổn thương hoặc chết.

4.2.2. Loại phân bón phù hợp cho sen đá

Dùng 2 loại phân chính là NPK 14 – 14 – 14 (phân tan chậm), phân cá hữu cơ và thêm Vitamin B1 để xịt lá tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, để bạn có thêm thông tin, SFARM sẽ giới thiệu thêm các loại phân khác thường dùng cho sen đá:

Phân tan chậm NPK 14 – 14 – 14

Đây là phân đa lượng, nhập khẩu từ Mỹ, với dạng hạt màu vàng nhỏ (1 – 2 mm). Phân tan chậm khi tưới nước, cung cấp dinh dưỡng đều đặn cho cây. Tỉ lệ N – P – K cân đối giúp cây phát triển ổn định, không quá mập hay ra hoa quá nhanh.

Bạn có thể chọn các loại NPK với tỷ lệ khác nếu cần, không ảnh hưởng nhiều đến cây.

Phân cá hữu cơ (OM 69%)

Chứa tới 69% chất hữu cơ, phân cá có hàm lượng đạm cao và phốt pho nhiều, chỉ sau phân dơi. Phân cá có mùi nhẹ hơn phân gà hoặc phân dơi, phù hợp với người trồng sen đá.

Phân dơi

Là loại phân hữu cơ có hàm lượng phốt pho cực cao (7 – 9%), rất tốt để kích thích cây ra rễ và mọc nhánh. Tuy nhiên, phân dơi có mùi khá nặng, đặc biệt khi gặp nước.

Phân gà

Chứa tỉ lệ N-P-K cân bằng và nhiều nguyên tố trung lượng tốt cho cây. Dù đã qua xử lý, phân gà vẫn dễ gây nóng nếu dùng quá nhiều và có mùi khó chịu khi gặp nước.

Phân bò

Phân bò chủ yếu cải tạo đất nhờ hàm lượng chất xơ cao. Tuy nhiên, hạn chế dùng loại này, kể cả cho các cây khác.

Phân trùn quế

Rất tốt để trộn cùng đất trước khi trồng, giúp tạo giá thể tơi xốp và kích thích cây ra rễ. Phân trùn quế thường chứa trứng giun, khi nở ra sẽ giúp cải tạo đất, làm đất thông thoáng hơn.

Phân đơn lượng

Đây là loại phân hóa học chỉ chứa một thành phần chính, như phân kali (chỉ chứa kali) hoặc phân lân (chỉ chứa phốt pho). Tùy vào nhu cầu của cây trong từng giai đoạn, bạn có thể sử dụng phân đơn lượng, nhưng mình ít dùng loại này cho sen đá.

4.3. Sang chậu, thay đất

Sen đá cần thay đất định kỳ để tránh đất bạc màu, chai cứng và nghèo dinh dưỡng.

4.3.1. Khi nào cần thay đất?

  • Đất khô cứng, không còn tơi xốp.
  • Cây phát triển chậm, lá vàng, dễ rụng dù không có dấu hiệu sâu bệnh.
  • Rễ cây mọc dày đặc, lan ra ngoài chậu hoặc có dấu hiệu thối.

4.3.2. Cách thay chậu không làm tổn thương cây

  • Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu cũ, giũ bỏ đất cũ.
  • Kiểm tra rễ, cắt bỏ rễ hư, để cây nghỉ 1 – 2 ngày trước khi trồng lại.
  • Dùng đất mới tơi xốp, có trộn phân hữu cơ để trồng lại cây.
  • Không tưới nước ngay sau khi thay chậu, đợi 2 – 3 ngày để rễ thích nghi.

>> Xem thêm: Cách chăm sóc sen đá khi mới mua về chi tiết, cây không úng, nhanh lớn. Tại đây.

4.4. Kiểm soát sâu bệnh trên sen đá

Sâu bệnh hại dễ tấn công cây trong quá trình trồng do yếu tố thời tiết hay cách chăm sóc sen đá không hợp lý. Đặc biệt, môi trường ẩm ướt hoặc thiếu thông thoáng là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển. Việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh tự nhiên giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và giữ cho cây luôn khỏe mạnh. Cùng tham khảo về các sâu bệnh hại và cách phòng trừ ngay dưới đây.

4.4.1. Các loại bệnh thường gặp ở sen đá

Sen đá bị nấm

Dấu hiệu: Cây xuất hiện các đốm đen trên lá, sau đó lan rộng ra toàn thân. Thường gặp vào lúc giao mùa hoặc khi thời tiết mưa nhiều, đất ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Sen đá bị sốc nhiệt

Dấu hiệu: Cây vẫn tươi nhưng một số lá dưới cùng bị rụng một cách bất thường. Thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nhiệt độ quá cao.

Sen đá bị úng 

Dấu hiệu: Một số lá phía dưới bị mềm nhũn, thân thâm đen, lá trên cùng rụng dần. Nguyên nhân thường do tưới quá nhiều nước, đất giữ ẩm quá lâu hoặc nước đọng trên lá.

Cách trồng sen đá và chăm sóc, nhân giống cây chuẩn chuyên gia
Dấu hiệu sen đá bị úng

Rệp sáp

Dấu hiệu: Rệp bám trên thân và kẽ lá, hút chích nhựa cây làm cây phát triển chậm. Kiến thường mang rệp sáp đến tấn công sen đá.

Nhện đỏ 

Dấu hiệu: Lá xuất hiện chấm vàng li ti, dần chuyển sang nâu khô và rụng. Nhện đỏ hút nhựa từ lá, khiến cây suy yếu nhanh chóng.

Sâu ăn lá 

Dấu hiệu: Lá bị cắn khuyết hoặc lỗ nhỏ, cây bị mất thẩm mỹ và giảm sức sống.

4.4.2. Biện pháp phòng ngừa và điều trị

Sen đá bị nấm

Cách phòng trừ:

  • Lặt bỏ hết tất cả lá bệnh và tiêu hủy, nếu bệnh lan ra thân thì cắt ngang phần không bị đen để trồng lại.
  • Thay đất mới có khả năng thoát nước tốt hơn.
  • Phun thuốc trị nấm sinh học như Nano Bạc hoặc Daconil định kỳ 2 – 4 tuần/lần để phòng bệnh vào mùa mưa.

Sen đá bị sốc nhiệt

Cách phòng trừ:

  • Di chuyển cây vào nơi thoáng mát khoảng 1 tuần rồi đưa ra nắng từ từ.
  • Sử dụng lưới che giảm cường độ nắng khoảng 30% trong thời gian đầu để giúp cây thích nghi.

Sen đá bị úng

Cách phòng trừ:

  • Nhổ cây khỏi chậu, phơi đất cho khô ráo trước khi trồng lại.
  • Cắt bỏ phần bị thâm đen và lá bệnh để tránh lây lan.
  • Phần khỏe mạnh cần để khô vết cắt trước khi đem trồng lại vào đất mới. Nếu cây bị nặng, có thể tách lá để nhân giống thay vì cứu cây.

Rệp sáp

Cách phòng trừ:

  • Dùng tăm bông thấm cồn lau sạch rệp hoặc rửa cây bằng nước pha xà phòng loãng.
  • Sử dụng thuốc tím rải xung quanh gốc để phòng rệp sáp.
  • Kiểm soát kiến bằng cách đặt bẫy hoặc dùng bột diệt kiến tự nhiên.

Nhện đỏ

Cách phòng trừ:

  • Phun nước thường xuyên để giữ độ ẩm, hạn chế sự phát triển của nhện đỏ.
  • Dùng dung dịch tỏi ớt hoặc dầu neem để xịt lên lá.
  • Khi bị nặng, sử dụng thuốc sinh học như Abamectin để diệt nhện đỏ.

Sâu ăn lá 

Cách phòng trừ:

  • Kiểm tra và bắt sâu thủ công nếu số lượng ít.
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh như Bacillus thuringiensis để kiểm soát sâu hại mà không ảnh hưởng đến cây.
  • Trồng sen đá chung với các loại cây xua đuổi sâu bệnh như húng quế hoặc hành lá.

Việc kết hợp phòng bệnh tự nhiên và biện pháp xử lý phù hợp sẽ giúp sen đá phát triển khỏe mạnh, hạn chế tối đa sự xâm hại của sâu bệnh.

5. Câu hỏi thường gặp về cách trồng sen đá

Trong quá trình trồng và chăm sóc sen đá, người chơi thường có nhiều thắc mắc liên quan đến đất trồng, tốc độ sinh trưởng và cách kích thích cây ra hoa. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến và lời giải đáp chi tiết.

5.1. Trồng sen đá bằng đất thường được không?

Không nên trồng sen đá bằng đất thường vì loại đất này giữ nước quá lâu, dễ gây úng rễ và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Sen đá cần loại đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt như hỗn hợp đất pha cát, sỏi hoặc trộn với xơ dừa, tro trấu.

Giải pháp tốt nhất là sử dụng đất chuyên dụng cho sen đá hoặc tự phối trộn theo tỉ lệ: 50% cát hoặc đá perlite, 30% đất trồng, 20% phân hữu cơ.

5.2. Trồng sen đá bằng cát được không?

Cát có thể dùng để trồng sen đá nhưng không phải là lựa chọn tối ưu. Nếu chỉ dùng cát đơn thuần, cây sẽ thiếu chất dinh dưỡng và khó phát triển.

Ưu điểm của cát là khả năng thoát nước tốt, hạn chế tình trạng úng rễ. Tuy nhiên, nhược điểm là giữ dinh dưỡng kém, cây dễ còi cọc nếu không bổ sung phân bón hợp lý.

Để đảm bảo sen đá phát triển khỏe mạnh, nên trộn cát với phân trùn quế, xơ dừa hoặc mùn hữu cơ để tăng độ màu mỡ cho đất.

5.3. Trồng sen đá bao lâu thì lớn?

Tốc độ phát triển của sen đá phụ thuộc vào giống cây, điều kiện chăm sóc và môi trường sống.

  • Các loại sen đá nhỏ như sen đá kim cương, sen đá sỏi có tốc độ phát triển chậm, mất khoảng 6 – 12 tháng để đạt kích thước tối đa.
  • Sen đá phổ biến như sen đá phật bà, sen đá thái, sen đá nâu thường mất khoảng 3 – 6 tháng để phát triển.
  • Sen đá thân leo như chuỗi ngọc, chuỗi tim có tốc độ phát triển nhanh hơn, có thể dài thêm vài cm mỗi tháng.

Để sen đá phát triển nhanh, cần đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng, tưới nước đúng cách và bổ sung phân hữu cơ định kỳ.

5.4. Sen đá có nở hoa không?

Sen đá có thể nở hoa, nhưng không phải tất cả các loại sen đá đều dễ ra hoa. Một số giống như sen đá thái, sen đá móng rồng có thể ra hoa sau 6 – 12 tháng nếu được chăm sóc tốt.

Để kích thích sen đá ra hoa, cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • Cung cấp đủ ánh sáng, đặt cây ở nơi có nắng ít nhất 4 – 6 giờ mỗi ngày.
  • Bổ sung phân bón giàu photpho (P) để kích thích ra hoa.
  • Điều chỉnh chế độ tưới nước hợp lý, tránh tưới quá nhiều gây úng cây.
  • Duy trì môi trường thông thoáng, hạn chế sâu bệnh để cây phát triển khỏe mạnh.

Vừa rồi SFARM đã chia sẻ đến bạn tất tần tật về cách trồng sen đá và cách chăm sóc sen đá. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây sen đá để cây phát triển tốt. Để biết thêm nhiều cách trồng cây, hãy theo dõi SFARM Blog ngay nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý khách liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

– Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
4.9/5 - (35 bình chọn)