Cách trồng cây lưỡi hổ chuẩn, hiệu quả, đơn giản tại nhà

4527 lượt xem

Bạn đang tìm cách trồng cây lưỡi hổ hay cách chăm sóc cây lưỡi hổ sau khi trồng? Ngay bài viết dưới đây SFARM sẽ hướng dẫn các bạn các cách trồng cây lưỡi hổ bằng giá thể trồng kiểng lá và cách chăm sóc cây lưỡi hổ chuẩn, đơn giản tại nhà. Xem ngay! 

Cây lưỡi hổ là gì?

Cây lưỡi hổ hay còn gọi là hổ vĩ mép vàng, lưỡi cọp,… Có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, là một loài thực vật thuộc họ Măng tây và có xuất xứ từ Châu Phi.

Ở nước ta, lưỡi hổ được biết đến như là một loại cây trang trí thông dụng và được nhiều gia đình ưa thích vì công dụng cũng như ý nghĩa phong thủy của nó.

Lưỡi hổ là cây trang trí trong nhà được ưa chuộng
Lưỡi hổ là cây trang trí trong nhà được ưa chuộng

Đặc điểm của cây lưỡi hổ

  • Thân thảo mọng nước, mọc thành cụm, mỗi cây có từ 5-6 lá.
  • Lá cây lưỡi hổ cứng và nhọn, có màu xanh pha đốm trắng, viền lá màu vàng chạy từ gốc đến ngọn. Các bẹ lá ôm sát gốc cây, chiều cao lá có thể hơn 1m, chiều rộng 5-7 cm.
  • Hoa 6 cánh và có màu trắng nhạt. Tuy nhiên, lưỡi hổ trồng làm cảnh rất hiếm khi ra hoa.
Đặc điểm cây lưỡi hổ
Đặc điểm cây lưỡi hổ

Ý nghĩa phong thủy

Ngoài giá trị thẩm mĩ, lưỡi hổ cũng mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc và may mắn cũng như giúp xua đi những điềm xấu cho gia đình.

Lưỡi hổ với vẻ ngoài rắn rỏi và sức sống mãnh liệt còn thể hiện sức mạnh, nỗ lực và ý chí không ngừng tiến lên của cá nhân.

Trong kinh doanh và cuộc sống hằng ngày, lưỡi hổ được xem như là một món quà phong thủy với lời chúc phát tài, đoàn kết và may mắn.

Các tuổi, mệnh thích hợp trồng cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ xanh lá viền vàng, là loài cây hợp với mệnh Kim và mệnh Thổ. Trồng cây này trong nhà giúp xua đuổi vận xui, mang lại sự may mắn và thuận lợi cho gia chủ. Đặc biệt, những người thuộc mệnh Kim và mệnh Thổ rất thích hợp trồng cây lưỡi hổ trong không gian sống của mình.

Đối với người mệnh Kim, nên chọn chậu thuôn trong, vuông hoặc chữ nhật, tránh chậu có góc nhọn hay uốn lượn cầu kỳ. Các tuổi thuộc mệnh Kim như:

  • Canh Thìn (2000)
  • Tân Tỵ (1941, 2001)
  • Quý Dậu (1993)
  • Nhâm Thân (1992)
  • Giáp Tý (1984)
  • Ất Sửu (1985)
  • Canh Tuất (1970)
  • Tân Hợi (1971)
  • Quý Mão (1963)
  • Nhâm Dần (1962)
  • Ất Mùi (1955)
  • Giáp Ngọ (1954)

Còn đối với người mệnh Thổ: Hãy dùng loại chậu có góc nhọn, vuông hay chữ nhật, không nên dùng chậu hình thuôn dài. Những tuổi thuộc mệnh Thổ như:

  • Mậu Dần (1998)
  • Kỷ Mão (1999)
  • Bính Tuất (1946, 2006)
  • Đinh Hợi (1947, 2007)
  • Canh Tý (1960)
  • Tân Sửu (1961)
  • Mậu Thân (1968)
  • Kỷ Dậu (1969)
  • Bính Thìn (1976)
  • Đinh Tỵ (1977)
  • Canh Ngọ (1990)
  • Tân Mùi (1991)

Công dụng của cây lưỡi hổ

Lý do mà nhiều người tìm đến cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà vì cây lưỡi hổ không những dễ chăm sóc mà còn có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe và môi trường sống. 

Theo nghiên cứu khoa học, cây lưỡi hổ có khả năng lọc sạch không khí và hấp thụ tới 107 loại khí độc, bao gồm cả các độc tố có thể gây ung thư. Chính vì vậy, việc trồng cây lưỡi hổ trong nhà giúp tạo ra một không gian trong lành và bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, khàn tiếng, viêm họng và viêm tai có mủ. Đặc biệt, với diện tích phòng khoảng 75m², chỉ cần một cây lưỡi hổ 4 lá là đủ để giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng.

Cây lưỡi hổ giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng
Cây lưỡi hổ giúp cải thiện chất lượng không khí trong phòng

Chuẩn bị trồng cây lưỡi hổ tại nhà

Giống trồng

Hiện nay trên thị trường có lưu hành 12 loại lưỡi hổ khác nhau. Trong đó loại thông dụng và được dùng nhiều nhất là lưỡi hổ thái.

Bạn có thể lấy giống trồng lưỡi hổ từ cây con hoặc từ lá của cây mẹ:

Lấy giống từ cây con: Nhẹ nhàng nhổ cụm cây ra khỏi đất, dùng dao cắt đoạn rễ liên kết giữa cây mẹ và cây con. Nhân giống bằng cây con sẽ giúp giữ lại màu sắc cho cây.

Lấy giống từ lá cây mẹ: Dùng dao cắt lá của cây mẹ thành các đoạn 5cm, để riêng từ 3-5 giờ cho khô nhựa. Nhân giống bằng lá sẽ làm mất viền vàng của cây.

Đất trồng

Lưỡi hổ là cây không chịu được ẩm nên đất trồng bắt buộc phải tơi xốp và thoát nước tốt.

Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất, cát, trấu hunmùn hữu cơ hoặc phân hữu cơ với tỉ lệ 3:1:1:1 để làm giá thể trồng cây.

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian chuẩn bị đất, bạn hoàn toàn có thể dùng giá thể trồng kiểng lá SFARM. Đây là dòng giá thể cao cấp tiên phong về mặt cấu trúc mới, chuyên biệt dành cho các loại kiểng lá.

Sản phẩm mang đến sự tiện lợi cho người trồng cây bởi ưu điểm nhẹ, xốp, không mùi hôi, sạch và hạn chế tối đa làm bẩn ra sàn nhà, không hụt chậu sau 1 thời gian trồng.

Loại giá thể phù hợp để trồng cây lưỡi hổ
Loại giá thể phù hợp để trồng cây lưỡi hổ

Chậu trồng

Chậu để trồng lưỡi hổ bạn nên dựa vào kích thước và vị trí đặt cây để chọn. Chậu nên làm từ sứ hoặc gỗ, có chiều cao ít nhất 15cm.

Vị trí đặt chậu lưỡi hổ

Lưỡi hổ là một loài ưa bóng râm, thế nên bạn hãy đặt chậu ở nơi tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, chỉ cần có ánh sáng phản chiếu. Bạn có thể đặt chậu ở trước cửa, bên cửa sổ hay ở ban công nhà bạn.

Hướng phù hợp nhất để đặt chậu là Đông Nam, Tây và hướng Bắc. Mặt khác, bạn nên đặt chậu ở nơi có ít người qua lại, hãy để giúp năng lượng phong thủy của cây giúp bạn xua đi những khí xấu trong nhà.

Cách trồng cây lưỡi hổ tại nhà đơn giản, dễ thực hiện

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cành

Nếu bạn sở hữu một cây lưỡi hổ trưởng thành với nhiều nhánh nhỏ, đây là thời điểm lý tưởng để chiết cành. Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cành vừa giúp tạo thêm một chậu cây mới, vừa hỗ trợ cây cũ phát triển tốt hơn. 

Khi chậu quá chật, rễ cây không thể “thở” và đất cũng thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây.

So với cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá thì cách trồng cây lưỡi hổ bằng phương pháp chiết cành giúp rút ngắn thời gian để cây đạt kích thước mong muốn. Các bước để thực hiện cách cây trồng lưỡi hổ bằng cành như sau:

Chuẩn bị trước khi chiết cành
Trước tiên, bạn cần trải một tấm bạt lớn để tránh đất rơi vãi trong quá trình tách chậu. Đặt chậu cây lưỡi hổ nằm nghiêng, sau đó nhẹ nhàng tách cây ra khỏi chậu. Hãy làm cẩn thận để không làm tổn thương bộ rễ.

Cách tách cành
Khi cây đã được lấy ra khỏi chậu, xác định cụm thân mà bạn muốn tách. Dùng tay loại bỏ đất xung quanh cụm thân đó. Nhẹ nhàng tách cả phần thân và rễ ra khỏi cây chính. Trong trường hợp rễ bám chặt, bạn có thể dùng kéo hoặc dao cắt bớt một cách cẩn thận để tránh gây hại cho cây.

Trồng cành mới
Sau khi tách xong, bạn đặt nhánh vừa chiết vào chậu mới. Lấp đất sao cho cây đứng vững và phần rễ được bao phủ hoàn toàn.

Chăm sóc sau khi chiết cành
Thời gian đầu, hãy tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho đất, giúp rễ nhanh mọc. Đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng vừa phải, tránh ánh nắng gắt để không làm cháy lá hay héo cành. Đất trồng cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để cây phát triển tốt.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cành
Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cành

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước

Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu

  • Chậu thủy tinh: Dùng loại chậu trong suốt để dễ quan sát bộ rễ.
  • Giống cây lưỡi hổ: Chọn lá hoặc cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, lá có màu đẹp.
  • Giá đỡ: Giúp cố định cây trong chậu.
  • Dung dịch dinh dưỡng thủy canh: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

Cách thực hiện: 

  • Xử lý cây giống

Sau khi chọn được giống cây lưỡi hổ, bạn cần xử lý trước khi trồng. Rửa sạch rễ hoặc phần lá để loại bỏ hết đất, bụi bẩn bám trên cây. Ngâm phần rễ cây trong nước sạch khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa lại 2 – 3 lần để đảm bảo sạch hoàn toàn.

Nếu sử dụng lá để nhân giống, cắt phần cuống lá theo hình ziczac để tăng diện tích tiếp xúc, đồng thời để lá ở nơi thoáng mát vài giờ cho vết cắt se lại, tránh bị thối khi giâm vào nước.

  • Trồng cây vào chậu

Đặt cây hoặc lá lưỡi hổ vào chậu thủy tinh, đảm bảo phần cuống hoặc rễ hướng xuống dưới. Đổ nước sạch vào chậu, chỉ để mực nước ngập khoảng 2/3 phần rễ hoặc cuống lá. Việc này giúp tránh tình trạng rễ cây bị ngập úng. Sau đó, nhỏ thêm vài giọt dung dịch dinh dưỡng thủy canh vào nước để bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ cây phát triển.

  • Chăm sóc cây

Bạn cần đặt chậu ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc nơi nhiệt độ quá cao. Thay nước định kỳ mỗi tuần một lần hoặc ngay khi thấy nước trong chậu bị vẩn đục.

Vào mùa lạnh, có thể giảm tần suất thay nước xuống còn 10 – 15 ngày/lần. Mỗi lần thay nước, hãy rửa sạch rễ cây và cắt bỏ những phần rễ hoặc lá bị thối để tránh lây lan bệnh.

  • Quan sát

Sau khoảng 1 – 2 tuần, rễ cây lưỡi hổ sẽ bắt đầu mọc dài. Khi rễ đạt độ dài tối thiểu 3cm, bạn có thể tiếp tục trồng cây trong chậu nước để làm cảnh hoặc chuyển cây sang trồng trong đất để cây phát triển mạnh mẽ hơn.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước
Cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá

Chuẩn bị đất và dụng cụ

Khác với cách trồng cây lưỡi hổ trong nước, khi thực hiện cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá, bạn cần chuẩn bị đất thoáng khí, có khả năng thoát nước tốt. Cây lưỡi hổ không kén đất, nên bạn có thể dùng loại đất tơi xốp, có thể trộn thêm đá và xỉ than để giúp đất giữ độ thoáng và tạo điều kiện tốt cho rễ phát triển.

Chuẩn bị cây giống
Sau khi cắt lá lưỡi hổ để nhân giống, bạn không nên trồng ngay mà nên để lá ngoài trời trong khoảng 1 – 2 ngày để phần vết cắt khô lại. Điều này giúp tránh hiện tượng thối rữa khi trồng trong đất. Sau thời gian này, bạn nhẹ nhàng cắm cuống lá vào đất đã chuẩn bị sẵn.

Tưới nước và sử dụng thuốc kích rễ
Sau khi trồng, bạn có thể sử dụng thuốc kích rễ pha loãng với nước rồi tưới cho cây. Lặp lại việc tưới thuốc kích rễ mỗi 10 ngày một lần. Lưu ý, bạn không cần phải tưới quá nhiều nước, nhưng nếu thấy đất quá khô, bạn có thể bổ sung thêm nước vào đất. Đảm bảo đất luôn giữ độ ẩm vừa phải, không quá ướt.

Thời gian phát triển

Với cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá, bạn sẽ thấy cây bắt đầu ra rễ sau khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, để cây phát triển hoàn chỉnh, bạn cần chờ khoảng 4 tháng. Tốc độ phát triển của cây sẽ chậm hơn so với cách trồng cây lưỡi hổ bằng phương pháp chiết cành, nhưng cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá lại đơn giản và tiết kiệm hơn.

Chăm sóc cây lưỡi hổ con

Với cây lưỡi hổ con, bạn nên tưới nước khi thấy bề mặt đất đã khô hạn, khoảng 1 lần/tuần. Đặc biệt, nếu cây được trồng ở nơi có bóng râm thường xuyên, bạn nên cho cây “tắm nắng” khoảng 1-2 tuần một lần để cây có thể hấp thụ ánh sáng tự nhiên và giữ được sức sống.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá
Cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng khăn​​ giấy 

Chuẩn bị lá

Đầu tiên, bạn cắt những chiếc lá lưỡi hổ to khỏe thành các đoạn nhỏ dài khoảng 10cm. Sau khi cắt, bạn cần phơi những đoạn lá này ở nơi thoáng gió khoảng 1-2 ngày cho vết cắt khô hoàn toàn, tránh tình trạng thối rữa khi giâm.

Quấn lá bằng khăn giấy 

Tiếp theo, bạn dùng giấy quấn quanh các đoạn lá lưỡi hổ. Sau đó, phun một ít nước lên giấy và để chỗ này ở nơi thoáng mát. Hàng ngày, bạn cần kiểm tra độ khô ướt của giấy. Nếu giấy khô, bạn cần phun thêm nước để duy trì độ ẩm. Khi cây phát triển, bạn sẽ thấy rễ mọc ra từ các đoạn lá.

Ánh sáng và độ ẩm

Trong suốt quá trình giâm cành, bạn cần chú ý đến việc che nắng cho cây giống. Tránh để cây dưới ánh nắng trực tiếp, vì ánh nắng quá mạnh có thể làm cây bị khô héo. Đặt cây ở nơi râm mát để giảm bớt sự bốc hơi nước, giúp tăng tỷ lệ sống cho cây.

Cần giữ môi trường xung quanh ẩm, phun nước đều đặn để kích thích rễ phát triển nhanh chóng. Khi rễ đã bén và phát triển mạnh, bạn có thể mang cây vào trồng trong chậu đất và chăm sóc như bình thường.

Khi đã trồng cây vào chậu, bạn cần lưu ý rằng cây lưỡi hổ rất nhạy cảm với ánh nắng gay gắt và không nên tưới quá nhiều nước, đặc biệt là vào mùa đông. Đặt cây ở nơi có ánh sáng tán xạ hoặc trong bóng râm, và hạn chế tưới nước để tránh cây bị thối rễ.

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng giấy
Cách trồng cây lưỡi hổ bằng giấy

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Tưới nước

Việc tưới nước cho cây lưỡi hổ cần được thực hiện đúng cách để tránh gây hại. Nếu tưới quá nhiều, cây dễ bị thối rễ, còn nếu tưới quá ít, đất sẽ bị khô hạn, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

  • Kiểm tra độ ẩm đất: Đừng chỉ quan sát bề mặt đất, hãy cắm ngón tay hoặc một chiếc đũa gỗ xuống đất vài cm. Nếu cảm thấy đất vẫn ẩm hoặc thấy đất dính vào đũa, nghĩa là đất còn đủ nước và chưa cần tưới.
  • Cách tưới hiệu quả: Nên tưới nước từ đáy chậu để nước thấm đều, giúp rễ cây phát triển sâu hơn, làm cho lá dày và cao hơn. Vào mùa lạnh, giảm số lần tưới nước để tránh tình trạng cây bị úng, bệnh hoặc bung rễ.

Điều kiện ánh sáng

Mặc dù cây lưỡi hổ là loài dễ trồng và không đòi hỏi sự chăm sóc cầu kỳ nhưng khi trồng, bạn cần chú ý một số yếu tố để tránh làm cây bị tổn thương: 

Không di chuyển cây đột ngột từ khu vực bóng râm ra nơi có ánh sáng trực tiếp. Hãy thực hiện điều này từ từ để cây thích nghi dần.

Tránh đặt cây gần cửa sổ hoặc nơi có gió lùa, đặc biệt trong những ngày thời tiết lạnh giá.

Nếu thấy lá cây vàng rũ, nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu và kiểm tra tình trạng rễ. Khi phát hiện rễ bị thối rữa, bạn hãy nhanh chóng cắt bỏ phần hư hại để ngăn ngừa lây lan và bảo vệ phần rễ khỏe mạnh còn lại.

Bón phân

Thực tế lưỡi hổ không yêu cầu quá nhiều về phân bón. Tuy nhiên, bạn nên bón thúc cho cây 1 tháng 1 lần bằng phân có chứa Potasse hoặc phân hữu cơ như phân chuồng hoai, phân trùn quế,… Nên bón cách gốc cây khoảng 10cm để cây có thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.

Phân bón phù hợp để chăm sóc cây
Phân bón phù hợp để chăm sóc cây

Thay chậu khi cây lưỡi hổ phát triển lớn

Sau 1-2 năm trồng, rễ cây đã phủ hết chậu, lúc này bạn nên tiến hành thay chậu cho cây. Khoảng thời gian từ mùa xuân cho đến đầu mùa hạ là khoảng thời gian tốt nhất để bạn tiến hành thay chậu. Bạn nên tách bớt cây ra khỏi chậu để tăng không gian dinh dưỡng cho cây.

Các bệnh thường gặp trên cây lưỡi hổ và cách khắc phục 

Lá bị nhạt màu, chuyển từ màu xanh đậm sang màu xanh nhạt, đốm trắng loang lổ: Cây của bạn bị thiếu ánh sáng, bạn hãy đem cây đặt ở vị trí nhiều ánh sáng phản chiếu hơn như cửa sổ hoặc bạn có thể cho cây tắm nắng 2-3 tháng 1 lần trong từ 7-9h sáng.

Lá bị khô hoặc cháy ngọn, nhiều đốm nâu trên lá: Cây bị thừa ánh sáng, bạn nên đưa cây vào bóng râm, tránh ánh sáng trực tiếp.

Lá xuất hiện đốm đen, rễ bị thối: Cây của bạn đã bị thừa nước, bạn nên hạn chế tưới nước cho cây và tiến hành làm thông thoáng đất.

Lá bị mềm và có những vết thâm: Do nhiệt độ môi trường quá thấp, bạn nên chuyển cây tới vị trí ấm áp hơn.

Lá non bị mềm: Bạn đã bón phân quá nhiều, hãy lấy bớt phân và hạn chế bón ở những lần tiếp theo.

Cây gặp sâu hại như nhện đỏ, rệp sáp: Để trị côn trùng, bạn có thể lau lá cây lưỡi hổ bằng cồn 70 độ và xịt dầu Neem hoặc nước rửa chén pha loãng 1-2 lần mỗi tuần. Tiếp tục làm như vậy trong 1 tuần đến 1 tháng để đuổi côn trùng, giúp cây phát triển khỏe mạnh.

Các bệnh thường gặp trên cây lưỡi hổ
Các bệnh thường gặp trên cây lưỡi hổ

Cách nhân giống cây lưỡi hổ

Có thể nhân giống lưỡi hổ bằng cây con hoặc bằng lá:

Lấy giống từ cây con: Khi trồng cây lưỡi hổ bạn hãy lấp đất cao hơn phần gốc, sau vài tháng cây con sẽ mọc lên cạnh cây mẹ. Bạn hãy dùng dao để tách cây con ra và trồng vào chậu mới.

Lấy giống từ lá cây mẹ: Dùng dao cắt lá của cây mẹ thành các đoạn 5cm, để riêng từ 3-5 giờ cho khô nhựa. Bạn có thể giâm vào đất hoặc giâm trong nước. Nếu bạn trồng cây bằng nước hãy lưu ý thay nước 1 lần/1 tuần để đảm bảo cây có thể phát triển tốt.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến cách trồng cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có độc không?

Cây lưỡi hổ thuộc cùng một họ với cây nha đam nên có mang trong mình một lượng độc tố nhỏ. Nếu ăn phải lượng lớn sẽ gây cảm giác buồn nôn, ngộ độc và kích ứng da cho những người cơ địa kém.

Cây lưỡi hổ tưới nước gì thì ra hoa?

Trong thời kỳ sinh trưởng của cây lưỡi hổ, bạn có thể tưới một ít nước đậu nành lên men cho cây để thúc đẩy sự phát triển của cành lá, kích thích cây ra hoa gọi lộc về nhà.

Trồng cây lưỡi hổ bằng đất gì?

Lưỡi hổ là loại cây không kén đất, có thể sống với mọi loại đất từ đất khô cằn đến đất pha cát, sỏi. Để tăng sự phát triển tốt cho cây ta nên trồng ở đất có độ kiềm cao, cần hạn chế tưới nước vì cây dễ bị úng nước và lưu ý đến độ thoát nước của đất.

Các cách trồng cây lưỡi hổ cùng cách chăm sóc cây lưỡi hổ sau khi trồng đã được SFARM Blog hướng dẫn ở trên. Hy vọng bài viết về cách trồng cây lưỡi hổ tại SFARM sẽ hữu ích với các bạn, chúc bạn có thể áp dụng thành công cách trồng cây lưỡi hổ và có cây lưỡi hổ xanh tươi tại nhà nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết