Cây kim ngân: Ý nghĩa phong thuỷ, cách trồng và chăm sóc

1888 lượt xem

Cây kim ngân là một loài cây cảnh được nhiều người săn đón. Bên cạnh việc mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy, cây kim ngân còn có nhiều công dụng cho sức khỏe. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây kim ngân không quá phức tạp khi bạn biết cách chăm. Vì vậy hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu sâu hơn về cách trồng và chăm sóc cây kim ngân xanh tươi rực rỡ nhé!

1/ Cây Kim Ngân là gì?

Đây có lẽ là loài cây không quá xa lạ với những người yêu thích cây phong thủy. Cây kim ngân hay còn được biết đến là cây thắt bím, bím đuôi sam, đại la tán… Đây là loài cây cảnh có xuất xứ từ Mexico vùng Trung, Trung Nam Mỹ. Được nhiều người ưa chuộng không chỉ bởi dáng vẻ độc lạ mà còn vì cây mang đến sự sung túc, tài lộc, may mắn, thịnh vượng và sức khỏe cho người trồng.

Cay Kim Ngan Dep (2)Cây kim ngân

2/ Đặc điểm của cây Kim Ngân

Thuộc loại cây thân gỗ, có thể cao đến 15m trong thiên nhiên, thân cây dẻo, thường trồng nhiều gốc cây nhỏ lại với nhau, sau đó bện vào tựa như bím thắt nên cây kim ngân còn được gọi là cây thắt bím. Lá xanh quanh năm, mọc vòng tạo thành 5 lá tựa như bàn tay tượng trưng cho ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Mùa hoa của cây trong tự nhiên thường rơi vào tháng 4 – 11, hoa thường nở về đêm, có hương thơm thoang thoảng và dịu nhẹ. Tuy nhiên, khi trồng tại nhà thường ít ra hoa và có thể điều chỉnh được chiều cao của cây.

Cay Kim Ngan Dep (4)Đặc điểm cây kim ngân

3/ Cách dạng cây Kim Ngân phổ biến hiện nay

3.1 Cây đơn thân

Với mỗi số lượng gốc trồng trong chậu khác nhau mà mang đến những ý nghĩa khác nhau. Cây được trồng đơn thân mang ý nghĩ chọc trời, bất khuất và kiên cường hay còn được gọi là Thiên Trụ. Cây đơn thân thường nhỏ, được trưng bày nhiều tại bàn làm việc, bàn học tập, bàn thu ngân…

3.2 Cây thủy sinh

Không chỉ được trồng trong đất mà còn được trồng thủy sinh. Cây thủy sinh mang nhiều ưu điểm khi không cần tốn quá nhiều công chăm bón mặc khác cũng giúp phòng sạch sẽ, sang trọng và ấn tượng hơn. Do đó, cây kim ngân thủy sinh được khá nhiều người lựa chọn.

3.3 Cây thắt bím

Khi trồng trong đất với số lượng gốc nhiều, người ta thường lựa chọn trồng 3 gốc hoặc 5 gốc sau đó tết lại thành bím trông rất độc đáo. Với con số 3 được gọi là Tam Tài hay Tam Giáo mang ý nghĩa thiên thời, địa lợi và nhân hòa hoặc còn được hiểu là phúc, lộc và thọ. Còn đối với Ngũ Phúc, gốc 5, đại diện cho phúc, lộc, thọ, an, khang. Nhìn chung, cây thắt bím tượng trưng cho sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hợp tác cùng phát triển. Do đó, kim ngân thắt bím rất được các doanh nghiệp, doanh nhân săn đón.

4/ Công dụng của cây Kim Ngân đối với sức khỏe

Bên cạnh công dụng trang trí còn có những công dụng hữu ích khác. Theo các nhà khoa học, cây có khả năng lọc không khí, bụi trong môi trường, đặc biệt là khói thuốc lá, và có khả năng hấp thụ các bức xạ điện từ. Đồng thời, cây kim ngân cũng có thể xua đuổi muỗi. Sở hữu tại nơi làm việc hay tại gia đình bạn đều có được những lợi ích tích cực cho sức khỏe.

Cay Kim Ngan DepCông dụng của cây kim ngân

5/ Ý nghĩa phong thủy của cây Kim Ngân

Theo các chuyên gia phong thủy, đây là loài cây mang nguồn năng lượng tích cực, đem lại sự thịnh vượng, may mắn và đặc biệt là mang lại tiền tài một cách dồi giàu. Tùy vào số lượng cây trong chậu là 1, 3 hay 5 mà có những tên gọi ý nghĩa tượng trưng khác nhau. Bên cạnh việc 5 lá của cây đại diện cho 5 yếu tố trong ngũ hành, cây còn có nghĩa là cây tiền tài, cây sẽ mang lại cho người trồng nhiều may mắn trong vấn đề tiền bạc, làm ăn, kinh doanh và cả sự nghiệp.

Cay Kim Ngan Dep (5)Ý nghĩa của kim ngân

6/ Chuẩn bị trồng cây Kim Ngân

6.1 Chậu trồng

Tùy theo vị trí trưng bày và kích thước của cây để bạn chọn chậu. Bạn nên chọn chậu có kích thích phù hợp với kích thước cây, không để cây quá khổ so với chậu, như thế sẽ kìm hãm sự phát triển của rễ cây mà trông cây mất vẻ đẹp. Bạn có thể chọn màu cũng như hình dáng chậu để phù hợp với mệnh của bạn. Bạn cần chuẩn bị thêm một ít sỏi, viên đất nung để giúp cây thoát nước tốt hơn.

6.2 Đất trồng

Kim ngân thích hợp với loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và có độ thoát nước tốt. Bạn có thể chuẩn bị bằng cách phối trộn theo tỉ lệ 5 đất : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa hoặc sử dụng đất sạch đã được phối trộn.

Phân trùn quế SFARM mang dinh dưỡng lành tính cùng đầy đủ đa – trung – vi lượng. Đất sạch hữu cơ SFARM loại chuyên dùng cho hoa – kiểng, đã được phối trộn sẵn các thành phần hữu cơ. Đồng thời, đất sạch SFARM chứa đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

đất trồng hoa kiểng sfarm

6.3 Giống Kim Ngân

Bạn có thể mua giống cây tại các trang thương mại điện tử, vườn ươm hay các cửa hàng cây kiểng uy tín. Bạn nên đi đến lựa chọn trực tiếp để có thể được tư vấn cặn kẽ hơn và ưng ý hơn. Cây giống phải là cây có kích thước vừa phải với vị trí trồng cũng như phải khỏe, không sâu bệnh gây hại.

6.4 Nhiệt độ

Kim ngân sống được trong nhiệt độ từ 4 – 40 độ C, tuy nhiên cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 18 – 26 độ C. Bạn không nên để cây gần nguồn lạnh như máy điều hòa hoặc lỗ thông gió. Nhiệt độ quá cực đoan sẽ khiến cây không sinh trưởng tốt thậm chí là làm chết cây.

6.5 Ánh sáng

Bạn nên đặt cây ở nơi có ánh nắng trực tiếp. Ánh nắng trực tiếp có thể làm cháy lá và dẫn đến chết cây, nếu cửa sổ thường xuyên có ánh nắng vào thì bạn nên đặt cây xa cửa sổ. Bạn nên cố gắng xoay cây để cây có thể hưởng đều ánh nắng sinh trưởng mỗi khi tưới cây. Cây cần được phơi dưới ánh nắng nhẹ vào sáng sớm sau mỗi 10 ngày.

7/ Cách trồng cây Kim Ngân

Cho sỏi, viên đất nung đã chuẩn bị vào đáy chậu. Sau đó cho thêm đất đã chuẩn sẵn vào chậu. Đặt cây xuống và ấn chặt rễ cây, sau đó thêm một ít đất nữa là được. Cây mới trồng bạn không nên đem vào phòng lạnh hoặc đến vị trí mong muốn ngay, như thế cây sẽ bị sốc nhiệt. Hãy để cây ở nơi râm mát để cây bắt đầu phát triển rễ. Sau khi rễ đã phát triển, bạn có thể đem cây đến vị trí tùy thích.

Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Cách chăm sóc cây Kim Ngân

Bên cạnh đó, mô hình Aquaponics đang được quan tâm bởi cách trồng hữu cơ, mời bà con xem hướng dẫn làm hệ thống Aquaponics trồng rau nuôi cá để biết chi tiết nhé!

8/ Cách chăm sóc cây Kim Ngân

8.1 Tưới nước

Cây kim ngân là loài cây ưa ẩm, tuy nhiên bạn không nên tưới quá nhiều, như vậy sẽ làm cây bị thối rễ. Hãy tươi nước cho cây khi bạn kiểm tra thấy 2.5 – 5 cm bền mặt đất đã khô. Một lưu nhỏ cho bạn là hãy tưới nước cho đến khi nhìn thấy nước chảy ra ngoài lỗ thoát nước, như thế cây mới có đủ nước. Sau khi tưới nước, bạn chờ cho cây chảy hết nước ra ngoài, bạn tiến hành đổ bỏ nước đã chảy ra để tránh cây bị ngâm trong nước. Vào những ngày đông thì bạn nên tưới ít nước cho cây lại là được.

8.2 Cắt tỉa và tạo hình

Để cây được phát triển mạnh và xanh tốt, bạn hãy cắt tỉa bớt những lá chuyển màu nâu và úa vàng, hoặc những lá bị hư tổn. Bạn cũng có thể dùng kéo cắt tỉa để tạo hình cho cây. Bạn hãy cố gắng hình dung ra đừng viên bạn muốn tạo, sau đó cắt bỏ những chồi mọc vượt ra khỏi đường viên một đoạn ngay sau nút lá mà bạn hình dung là được. Bạn nên thực hiện cắt tỉa tạo hình vào mùa hè hoặc mùa xuân để cây trông gọn và đẹp hơn.

8.3 Bón phân và thay chậu

Cây sinh trưởng vào mùa xuân và mùa hè, bạn hãy bón phân hữu cơ như phân trùn quế vào các mùa này để cây sinh trưởng tốt hơn. Vào các màu khác bạn nên hạn chế bón phân vì cây chỉ cần phân bón trong mùa sinh trưởng. Nếu bạn bón quá nhiều phân bón sẽ gây hại cho cây. Nếu bạn sử dụng đất sạch đã được phối trộn sẵn dinh dưỡng của SFARM thì không cần quá lo lắng về vấn đề phân bón, vì cây đã được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho đến khi thay chậu.

Cây kim ngân cần thay chậu sau mỗi 2 – 3 năm hoặc khi thấy rễ cây đã mọc ra ngoài đáy chậu. Bạn không nên sử dụng chậu quá to so với cây để tránh quá nhiều đất giữ ẩm làm cây bị thối rễ.

8.4 Phòng trừ sâu bệnh

Nhìn chung, kim ngân không bị quá nhiều sâu bệnh gây hại, cây thường gặp một số về đề về lượng nước và độ thông thoáng. Khi thấy lá cây bị vàng, có dấu hiệu rụng lá,…tức là cây đang bị dư nước và không có đủ độ thông thoáng. Lúc này bạn nên đưa đây ra vị trí có ánh nắng, thông thoáng hơn và ngưng tưới nước. Khi lá có dấu hiệu héo úa,..có lẽ cây bị dư nước hoặc thiếu nước, lúc này bạn cần cắt tỉa những lá héo úa và di chuyển cây đến nơi râm mát, không có ánh nắng trực tiếp là được.

9/ Cây Kim Ngân đặt trên bàn làm việc

Đặt cây trên bàn làm việc không những giúp bạn có một bầu không khí trong lành mà còn tạo cho bạn động lực vươn lên trong công việc. Cây kim ngân là biểu tượng cho sự kiên cường, may mắn sẽ đến và năng lượng tích cực sẽ như nhắc nhở bạn không được nản lòng vì thành công ở phía trước đang rất gần với bạn.

10/ Cây Kim Ngân hợp tuổi nào?

Kim ngân đều không kỵ với tuổi nào, nhưng hợp nhất là với tuổi Thân, Tý và Tuất. Hoặc những người trong con đường kinh doanh, làm ăn gặp nhiều lận đận cũng có thể trồng cây kim ngân để mang lại nhiều may mắn hơn.

11/ Cây Kim Ngân hợp mệnh nào?

Kim ngân không kị với mệnh nào, tuy nhiên, cây kim ngân hỗ trợ đắc lực nhất cho người mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Cây được xếp vào hàng mộc vì là cây thân gỗ, xanh quanh năm, mộc sinh hỏa. Mặc dù vậy nhưng nếu bạn biết cách cân bằng âm dương theo hình dáng cũng như màu sắc chậu đều có thể trồng cây kim ngân

12/ Cây Kim Ngân có độc không?

Đây là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất khi nói về cây kim ngân. Hiện nay chưa có bài báo khoa học nào nói về độc trong lá và thân khi ăn phải. Tuy nhiên, dạ dày của chúng ta có cấu tạo đặc biệt, không phải loài thực vật cũng có thể tiêu hóa được. Do đó, bạn cần tránh để trẻ nhỏ chơi gần cây kim ngân. Đối với quả thì các nhà khoa học đã tìm ra được axit béo cyclopropenoid (CPFA). Mặc dù cây kim ngân trồng cảnh thường không ra quả, nhưng tốt nhất bạn hãy để cây kim ngân tránh xa tầm tay trẻ em.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chu toàn về cách trồng cũng như cách chăm sóc cây kim ngân xanh tươi rực rỡ. Nếu có những thắc mắc bạn hãy liên hệ qua Hotline 0902.652.099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết