Kỹ thuật trồng rau trên sân thượng đầy đủ nhất

1669 lượt xem

Trồng rau trên sân thượng hay trồng rau sân thượng là những từ khóa được tìm kiếm nhiều thời gian gần đây. Lựa chọn sân thượng để trồng rau là việc làm vô cùng kinh tế, đặc biệt phù hợp với những hộ gia đình tại thành thị với sự hạn chế về đất trồng tự nhiên. Tuy nhiên, để việc trồng rau được tiến hành suôn sẻ và đạt hiệu quả, hãy tham khảo những kỹ thuật trồng rau trên sân thượngĐặng Gia Trang tổng hợp ngay sau đây!

1/ Lợi ích của trồng rau trên sân thượng

1.1 Trồng rau trên sân thượng cung cấp thực phẩm an toàn

An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Nhất là những gia đình sinh sống tại đô thị, tiếp cận với nguồn thực phẩm sạch tưởng là dễ dàng nhưng lại gặp khá nhiều bất cập. Việc sử dụng không gian trống ở sân thượng để trồng rau có lẽ là giải pháp hiệu quả nhất nhằm đảm bảo hơn nguồn thức ăn hàng ngày của cả gia đình.

Trồng rau tại nhà sẽ giúp bạn chủ động hơn về loại rau gia đình muốn ăn cũng như là hạn chế được tình trạng mua nhầm rau bẩn, rau có nguồn gốc không rõ ràng. Nhờ đó mà tránh được các tình huống xấu không đáng có xảy ra đối với sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

1.2 Trồng rau trên sân thượng giúp điều hòa không khí

Không gian xanh hỗ trợ thanh lọc bầu không khí chính là điều mà những căn nhà mọc san sát nhau tại các thành phố lớn luôn thiếu. Tận dụng và xây dựng một khu vườn nho nhỏ trên sân thượng sẽ tạo nên một bầu không không mát mẻ, trong lành, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm tiếng ồn.

Bên cạnh đó, quá trình quang hợp của các loại rau cũng sẽ cung cấp một lượng Oxy, giảm thiểu khí độc cho không gian xung quanh bạn. Ngoài ra, lượng nước dùng để tưới rau mỗi ngày cũng hỗ trợ rất nhiều trong việc tăng độ ẩm của không khí và cản trở ánh nắng trực tiếp chiếu rọi vào ngôi nhà của bạn.

1.3 Các lợi ích khác của vườn rau trên sân thượng

Bên cạnh các ích lợi kể trên, việc sử dụng khoảng trống sân thượng để trồng rau cũng mang đến một số điểm cộng đáng kể như:

  • Tiết kiệm ngân sách: Việc tạo ra những nguồn thực phẩm sạch tự nhiên cho gia đình thông qua trồng rau sân thượng được xem là giải pháp thông minh giúp tiết kiệm ngân sách chi tiêu hàng ngày của gia đình.
  • Nạp năng lượng tích cực và loại bỏ stress: Bên cạnh yếu tố vật chất thì trồng rau trên sân thượng như thế này cũng đóng vai trò vô cùng tích cực giúp giảm thiểu mệt mỏi, căng thẳng và hạn chế các bệnh thường gặp do stress gây ra. Không gian tươi mát, trong lành cùng với việc vừa có thể chăm sóc rau xanh vừa thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình chính là bài thuốc quý giá mà bạn có thể tìm được khi trồng rau tại sân thượng.
  • Tăng thêm mỹ quan ngôi nhà: Một chút xanh mát trên sân thượng sẽ mang đến cả một sự thay đổi lớn cho tổng quan ngôi nhà của bạn. Hãy thử trau chút không gian bỏ trồng này bằng những loại rau xanh mướt và bạn bè của bạn sẽ phải xuýt xoa khi đến chơi nhà đấy!

trộn đất, phân trùnLàm đất trồng rau sân thượng

2/ Các bước làm vườn rau trên sân thượng

2.1 Chuẩn bị vật tư làm vườn

Để trồng rau thì tất nhiên phải trang bị chậu nhựa hoặc thùng xốp. Vấn đề này khá đơn giản, bạn có thể tận dụng các loại chậu và thùng có sẵn trong nhà hoặc mua ở những cửa hàng chuyên dụng. Bên cạnh hai vật dụng trên thì đất trồng, hạt giống và các dụng cụ dùng để chăm bón rau là hai yếu tố bạn cần hết sức lưu tâm để việc trồng rau sân thượng không bị để sông đổ biển.

Đối với đất trồng: Đây là thành phần cực kỳ quan trọng khi muốn trồng rau trên sân thượng. Để phối trộn được giá thể tơi xốp, sạch mầm bệnh, đủ dinh dưỡng, hãy tham khảo 5 công thức dưới đây

  • Hỗn hợp bao gồm 2 đất : 2 phân trùn quế: 1 mụn dừa : 1 trấu hun : 1 sỏi nhẹ
  • Hỗn hợp bao gồm 4 đất : 4 mụn dừa: 2 phân trùn quế
  • Hỗn hợp gồm 5 đất : 3 trấu hun : 2 phân trùn quế
  • Hỗn hợp gồm 4 đất : 3 phân trùn quế : 2 mụn dừa : 1 trấu hun
  • 100% Đất sạch hữu cơ SFARM (đã phối trộn đủ đầy phân trùn quế, mùn hữu cơ, mụn xơ dừa, trấu hun,…), bạn có thể tham khảo thêm tại đây

Hạt giống: Tùy sở thích ăn uống và nhu cầu của gia đình mà bạn có thể lựa chọn những loại rau trồng khác nhau. Tuy nhiên, cần lựa chọn hạt giống có nguồn gốc rõ ràng tại những cửa hàng uy tín để tránh tình trạng hạt ẩm mốc, sâu bệnh hoặc không nảy mầm.

Dụng cụ chăm sóc rau: Một số loại dụng cụ cần trang bị nếu bạn trồng rau tại nhà là: bình tưới dạng vòi xịt, đồ dùng xới đất, dụng cụ bắt sâu bọ,…

2.2 Tiến hành trồng

Quy trình trồng rau được tiến hành như sau:

Xử lý hạt bằng việc loại bỏ các hạt không đạt tiêu chuẩn, mối mọt hoặc sâu bệnh. Ngâm hoặc ủ để hạt nảy mầm trước khi gieo (tùy vào hướng dẫn trên bao bì hạt giống).

Tạo hố nhỏ trên bề mặt đất và gieo hạt. Sau khi gieo, san lấp bằng một lớp đất mỏng và nén nhẹ. Có thể phủ thêm một ít mùn cưa và tưới nước lên đất.

Chú ý khoảng cách giữa các hạt giống khi gieo, tránh trường hợp gieo hạt quá dày sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng khi rau phát triển sau này.

2.3 Cách chăm sóc cho vườn rau trên sân thượng

Thời gian đầu khi mới gieo hạt giống, cần đặt chậu hoặc thùng xốp ở nơi râm mát, nắng nhẹ. Nếu sân thượng bị hắt nắng quá nhiều thì cần phủ một lớp che mỏng lên chậu. Khi cây con đã bắt đầu phát triển thì di chuyển đến nơi nhiều nắng hơn.

Tùy theo từng loại rau khác nhau mà gia giảm lượng nước tưới cũng như phân bón khác nhau.

Nếu phát hiện cỏ mọc chen vào rau thì cần lập tức loại bỏ để chúng không tranh phần dinh dưỡng của rau cũng như chiếm diện tích, làm cây rau không phát triển được.

Một số loại rau cần phải thường xuyên ngắt lá hoặc ngắt cành để có thể đâm cành, phân nhánh mới.

Đối với những loại rau trồng tự nhiên tại nhà thì vấn đề sâu bọ là rất thường xuyên xảy ra. Do đó, cần theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo vườn rau phát triển tươi tốt.

2.4 Thu hoạch vườn rau trên sân thượng

Thu hoạch có lẽ là công đoạn mang đến nhiều cảm xúc nhất đối với người làm vườn. Thông thường thì những loại rau ăn lá sẽ cho kết quả sau khoảng 20 đến 30 ngày gieo trồng và chăm sóc. Lúc này, tùy theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn nhổ nguyên cây hoặc ngắt nhánh, ngắt ngọn để rau tiếp tục phát triển. Rau cho củ và quả sẽ lâu hơn, tầm từ 1 đến 2 tháng thì có thể thu hoạch. Tùy theo giống cây mà sẽ có một hoặc nhiều mùa vụ.

Lưu ý là sau mỗi lần thu hoạch, nên ngay lập tức bổ sung dưỡng chất để rau tiếp tục phát triển và nhanh chóng cho đợt thu hoạch tiếp theo nhé!

3/ Lưu ý quan trọng khi làm vườn rau trên sân thượng

3.1 Xác định chuẩn vị trí trồng vườn rau trên sân thượng

Việc xác định trước vị trí trồng rau sẽ giúp tận dụng tốt không gian trên sân thượng, giúp tăng mỹ quan của ngôi nhà. Bên cạnh đó, vị trí trồng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cây trồng.

3.2 Lựa chọn chậu phù hợp với các loại rau

Lời khuyên là nên tận dụng những gì sẵn có trong nhà, trong trường hợp chậu hay thùng trong nhà không đáp ứng tốt thì bạn có thể ghé các cửa hàng chuyên dụng và lựa những loại chậu phù hợp với diện tích sân thượng cũng như loại rau muốn trồng.

3.3 Xử lý thoát nước – hệ thống tưới cho vườn rau trên sân thượng

Trồng rau trên sân thượng thì việc tưới tiêu mỗi ngày là không thể tránh khỏi. Do đó bạn cần xem xét đến yếu tố sân thượng có đảm bảo vấn đề thoát nước hay không. Trong trường hợp nước không thể thoát đi có thể gây ngập nước, tràn nước rất khó xử lý.

3.4 Đất trồng cho vườn rau trên sân thượng

Đất trồng rau sân thượng thì phải giàu dinh dưỡng cũng như có độ thoáng cao. Vấn đề đất trồng thì cũng khá dễ giải quyết, bạn có thể tham khảo những đơn vị chuyên bán đất trồng rau như Đặng Gia Trang để đảm bảo hiệu quả trồng trọt.

3.5 Bảo vệ cây trồng cho vườn rau trên sân thượng

Trồng rau ở sân thượng thì bạn nên đầu tư các loại mái che để hạn chế tình trạng nắng hắt trực tiếp vào cây trồng gây héo, háp nắng hoặc mưa dội trực tiếp gây dập úng.

Kỹ thuật trồng rau trên sân thượngKỹ thuật trồng rau trên sân thượng

4/ Các loại cây nên trồng khi thiết kế vườn rau trên sân thượng

4.1 Rau muống

Rau muống khá dễ trồng nhờ khả năng phát triển tốt và không kén đất. Bạn có thể trồng trong thùng xốp và tiến hành thu hoạch mỗi 20 ngày một lần.

4.2 Rau họ cải

Rau họ cải khá đa dạng, tùy theo sở thích của gia đình bạn có thể chọn một vài giống cải để trồng tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý là loài cải không ưa nước, nên tránh tình trạng ngập úng do tưới quá nhiều nhé.

4.3 Xà lách

Xà lách ưa bóng mát cùng ánh nắng nhẹ nên bạn có thể đặt chậu trồng xà lách ở những vị trí ít nắng hoặc trồng xen kẽ với những loại rau có tán lớn. Xà lách có thể thu hoạch sau khoảng 30 ngày, nhớ là nên thường xuyên tưới nước và bón phân để rau phát triển tốt nhé!

4.4 Rau dền

Rau dền là loại rau chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là rất dễ sống, phù hợp trồng ở sân thượng. Rau dền có khá nhiều loại nên bạn có thể lựa chọn trồng tùy theo sở thích. Lưu ý là nên tưới nước đều đặn ngày 2 lần và thu hoạch sau 25-30 ngày để rau non và tươi hơn.

4.5 Mồng tơi

Mồng tơi có tính mát, rất phù hợp cho bữa ăn ngày hè. Loài rau này khá ưa ẩm và ánh nắng nên rất dễ trồng. Cây mồng tơi thường phân nhiều nhánh và cho rất nhiều lá trong quá trình sinh trưởng và phát triển của mình. Mồng tơi cho quả nên bạn có thể giữ lại những loại quả này để tiếp tục gieo trồng.

4.6 Su hào

Su hào cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc nếu muốn trồng rau sân thượng. Su hào khá dễ trồng với khả năng thoát nước tốt và năng suất cao. Cần đều đặn tưới cho cây hai lần một ngày vào sáng và chiều để su hào sinh trưởng tốt nhất.

4.7 Súp lơ

Súp lơ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, là loại rau củ đáng cân nhắc nếu bạn có ý định trồng rau tại nhà. Tuy nhiên, súp lơ sẽ tốn khá nhiều thời gian chăm sóc trước khi thu hoạch, khoảng 75-85 ngày.

4.8 Cà chua

Cà chua là loại cây được nhiều gia đình lựa chọn khi tự trồng rau củ quả tại nhà. Việc này vừa cung cấp thực phẩm sạch cho bữa ăn vừa bổ sung yếu tố thẩm mỹ cho không gian sống của gia đình bạn.

4.9 Khổ qua

Khổ qua hay mướp đắng mặc dù có tính đắng nhưng được rất nhiều người ưa chuộng. Trồng khổ qua thì bạn nên trang bị thêm giàn leo hoặc những thanh cây để cho cây khổ qua bám vào và phát triển.

4.10 Dưa lưới

Trồng dưa lưới tại nhà là xu hướng nổi lên một vài năm gần đây. Trồng dưa lưới thì còn phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ, thông thường thì nên trồng dưa lưới vào khoảng tháng 2 đến tháng 9, tránh mùa lạnh. Sau khoảng 70 đến 85 ngày thì có thể tiến hành thu hoạch quả.

5/ Một số hội và diễn đàn trồng rau trên sân thượng nổi tiếng để theo dõi

Việc trồng rau sân thượng nghe thì có vẻ dễ nhưng vẫn cần sự trau dồi, chia sẻ và tích lũy kinh nghiệm mỗi ngày. Dưới đây là một số hội nhóm trên Facebook bạn có thể tham gia để chia sẻ và học hỏi kiến thức bổ ích trong quá trình “làm vườn” của mình:

  • HỘI THÍCH TRỒNG RAU SẠCH SÂN THƯỢNG
  • HỘI TRỒNG RAU SẠCH TẠI NHÀ
  • TRỒNG CÂY SÂN THƯỢNG
  • Hội giao lưu- chia sẻ kinh nghiệm trồng rau tại nhà

Trên đây là thông tin về kỹ thuật trồng rau trên sân thượng mà đội ngũ Đặng Gia Trang tổng hợp và gửi đến bạn. Trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp như thế này mà có một góc rau xanh mướt nhỏ xinh ở sân thượng thì còn gì bằng nhỉ? Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 để được giải đáp!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (25 bình chọn)