Cách phân biệt rau thông thường và rau hữu cơ mà bạn nên biết

1678 lượt xem

Hiện nay, trên thị trường nông sản, có muôn vàn chủng loại và đa dạng nguồn gốc xuất xứ. Với mỗi hình thức canh tác, chất lượng và độ an toàn của nông sản sẽ khác biệt hoàn toàn. Đứng trước tình trạng nông sản bẩn tràn lan, gây nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, rau hữu cơ đang được xem như giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, để mua được rau hữu cơ không hề dễ khi có quá nhiều sản phẩm kém chất lượng đội lốp hữu cơ để tăng lợi nhuận. Vậy đâu là cách để phân biệt rau thông thường và sản phẩm rau hữu cơ. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1/ Thế nào là rau hữu cơ và rau thông thường

1.1 Rau hữu cơ

Rau hữu cơ là loại rau được canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, tôn trọng các yếu tố cân bằng của thiên nhiên, hệ sinh thái và hướng đến bảo vệ môi trường xung quanh. Tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến rau hữu cơ như: hạt giống, nước, đất, không khí,… đều được kiểm soát một cách nghiêm ngặt, đảm bảo không chịu tác động của các thành phần hóa học, độc hại và phải hoàn toàn tự nhiên.

Do được canh tác trong điều kiện tự nhiên mà rau hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại rau khác, đồng thời chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể con người. Rau hữu cơ là rau được trồng trong môi trường tự nhiên và cơ bản phải đáp ứng 5 tiêu chí gồm:

  • Không bón phân hóa học
  • Không phun thuốc bảo vệ thực vật,
  • Không phun thuốc kích thích sinh trưởng
  • Không sử dụng thuốc diệt cỏ
  • Không sử dụng sản phẩm biến đổi gen.

2

Hiện rau hữu cơ thường được quy hoạch gieo trồng theo từng vùng. Nhằm tích hợp và tránh các yếu tố xâm nhiễm hay sự tấn công của sâu bệnh bên ngoài. Về quy trình gieo trồng hoàn toàn tự nhiên và được sự kiểm soát chặt chẽ cả đầu vào lẫn đầu ra.

Để đảm bảo các tiêu chí của rau hữu cơ, các tổ chức chứng nhận “thực phẩm hữu cơ” đã ra đời các bộ tiêu chuẩn của từng quốc gia hay khu vực. Đặc biệt, các yếu tố về đất, nước, khí hậu phải thường được làm các xét nghiệm và kiểm tra. Để đạt được logo sản phẩm hữu cơ, thông thường thành phần hữu cơ trong rau phải đạt trên 95%.

Tại Việt Nam, sản phẩm hữu cơ hiện bắt đầu xuất hiện khá nhiều, không chỉ qua các kênh siêu thị, mà còn rất nhiều đơn vị chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ hay những địa điểm tự phát. Vì vậy, rất có khả năng sản phẩm rau kém chất lượng sẽ đội lốp rau hữu cơ. Người tiêu dùng cần sáng suốt để chọn lựa hợp lý.

1.2 Các loại rau thông thường

Hiện nay, ngoài rau hữu cơ thì rau trên thị trường bao gồm: rau sản xuất theo phương pháp truyền thống, rau an toàn, rau sạch. Nhiều người thường nhầm lẫn rau an toàn, rau sạch và rau hữu cơ lại với nhau. Tuy nhiên, chúng sẽ có sự khác biệt nhất định, và đặc biệt là về độ an toàn.

Rau thông thường là các loại rau được canh tác theo phương pháp truyền thống, không hề qua một tiêu chuẩn kiểm soát nào về chất lượng và phương pháp canh tác. Nhìn chung, các loại rau thông thường sẽ được người trồng sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học, hạt giống, nguồn nước tưới,… một cách tự do, mức độ sử dụng sẽ phụ thuộc vào cách trồng của mỗi người và loại rau canh tác.

Mỗi loại rau sẽ có mức độ nhiễm sâu bệnh hại, thời gian sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nên việc sử dụng các sản phẩm nguồn gốc hóa học cũng sẽ tùy người trồng cân đối.

Chính vì việc canh tác thiếu kiểm soát, nên các loại rau thông thường sẽ có nguy cơ tồn đọng các chất hóa học, thừa nitrat và nhiễm các loại vi sinh vật gây hại. Khi sử dụng, nếu nhiễm các loại vi sinh vật gây hại có khả năng gây tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm cho người dùng. Nếu tồn dư các chất độc hại, các chất này sẽ tích lũy dần trong cơ thể trong một thời gian dài và dẫn đến các bệnh mãn tính, đặc biệt là ung thư.

2/ Cách phân biệt

2.1 Màu sắc

Phần lớn các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau).

Còn đối với các loại rau thông thường sẽ có màu xanh đậm hơn rau hữu cơ, nhất là với các loại rau được bón quá nhiều phân hóa học. Đây là màu xanh của việc tồn dư nitrat, khi sử dụng sẽ cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.

2.2 Đặc điểm thân lá

Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.

Còn đối với rau thông thường, mẫu mã bên ngoài sẽ cực kỳ bắt mắt với thân to khỏe, lá xanh mướt và kích thước lớn do được sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng.

Nhìn chung, rau hữu cơ sẽ có mẫu mã kém bắt mắt hơn so với các loại rau thông thường.

rau hữu cơ rau thường

2.3 Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc

Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), thân rắn chắc nhưng không bóng mượt.

Rau thông thường thân sẽ yếu ớt và rất nhiều sơ, nhìn rất bóng mượt nên thu hút sự lựa chọn nhiều hơn.

2.4 Thời gian bảo quản

Rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ thông thường trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất định phải bảo quản trong tủ lạnh. Thường xuyên phun nước cho rau thì dù bị héo đôi chút, rau vẫn có thể phục hồi về trạng thái ban đầu.

Không giống như rau hữu cơ, các loại rau thông thường có thời gian bảo quản ngắn, nhất là khi có nước và không được làm thoáng, rau sẽ cực kỳ nhanh hư hỏng.

2.5 Hương vị

Giá trị của rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì sẽ càng làm nổi bật được hương vị tự nhiên của rau.
Còn các loại rau thông thường, sẽ không mang đặc trưng của mùi vị, độ ngọt được như rau hữu cơ, nhất là đối với các loại rau có mùi. Mặc khác, rau thông thường nếu được dùng quá nhiều chất hóa học, khi nấu sẽ có mùi vị rất khó chịu. Điều này sẽ do cảm quan người sử dụng nhận thấy.

Qua những dấu hiệu khác nhau cơ bản này, mong rằng các bạn sẽ có sự lựa chọn một cách tốt nhất cho gia đình mình. Mặc dù về giá cả giữa hai loại rau hữu cơ và rau thông thường có phần chênh lệch, nhưng đầu tư cho sức khỏe là không bao giờ lãng phí, bạn nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (4 bình chọn)