Hướng dẫn cách chăm sóc cây tùng thơm xanh tốt, đúng kỹ thuật

1384 lượt xem

Cây tùng thơm từ lâu đã giới cây cảnh săn đón bởi tính ứng dụng cao của nó. Với tính chất đẹp, thơm, lá ít rụng nên giữ được sự sạch sẽ và tạo mỹ quan cho ngôi nhà của gia chủ. Tuy nhiên, dù sạch sẽ dễ trồng nhưng nếu không có cách chăm sóc cây tùng thơm hợp lý thì cây vẫn có thể trở nên héo úa, nhanh tàn. Trong bài viết này, hãy cùng SFARM tìm hiểu cách chăm sóc cây tùng thơm tươi tốt đúng kỹ thuật kết hợp với phân hữu cơ như: phân trùn quế, phân gà hữu cơ, phân bò ủ vi sinh,… Khám phá ngay. 

Cây tùng thơm là cây gì?

Trước khi bắt đầu các cách chăm sóc cây tùng thơm, bạn cần nên biết cây tùng thơm là gì. Cây tùng thơm thuộc họ Tùng nhưng có một điểm đặc biệt là tỏa ra mùi hương nhẹ nhàng như chanh, vì vậy còn được gọi là tùng chanh. Đây là loại cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình khoảng 35 – 60cm, rễ dạng chùm, bò ngang và phát triển mạnh.

Lá cây có dạng kim, màu xanh vàng tươi mát, mọc dày và xếp theo hình tháp tự nhiên. Nhờ đặc điểm này, cây tùng thơm không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn rất dễ trồng và chăm sóc.

Cách chăm sóc cây tùng thơm
Cách chăm sóc cây tùng thơm

Ý nghĩa của cây tùng thơm trong phong thủy

Trong quan niệm phong thủy, cây tùng là một trong bốn loại cây tứ quý “Tùng – Cúc – Trúc – Mai”, tượng trưng cho sự trường thọ, bền bỉ và ý chí kiên cường.

Ngoài ra, cây tùng thơm còn được xem là biểu tượng của sự bình an, xua đuổi tà khí, mang lại không gian sống trong lành, thư thái. Đặc biệt, người mệnh Kim và tuổi Thân khi trồng cây này sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.

Đặc điểm của cây tùng thơm

Tùng thơm có thân gỗ nhỏ, dễ chăm sóc và phát triển tốt trong nhiều điều kiện môi trường.

  • Chiều cao: Trung bình 30 – 60cm.
  • Rễ cây: Rễ chùm, bò ngang, có khả năng hút nước tốt.
  • : Hình kim, mọc dày, màu xanh tươi.
  • Mùi hương: Tỏa hương thơm nhẹ như chanh, có khả năng xua đuổi côn trùng tự nhiên.

Một số loại tùng thơm phổ biến hiện nay

Tùng thơm không có nhiều biến thể, trên thị trường hiện nay chỉ có một giống tùng thơm duy nhất. Tuy nhiên, cùng họ với nó còn có nhiều loại cây tùng khác như tùng bồng lai, tùng la hán, tùng kim cương, tùng cối, tùng liễu, tùng bách tán.

Tại Việt Nam, ngoài tùng thơm, hai loại phổ biến và dễ bắt gặp nhất là tùng bồng lai và tùng cối.

Công dụng của cây tùng thơm

  • Trang trí sân vườn


Tùng thơm thường được trồng trong vườn, giúp tạo điểm nhấn xanh mát và làm cho không gian sống thêm sinh động.

  • Trang trí nội thất và nơi làm việc

Cây tùng thơm có kích thước nhỏ gọn, màu xanh bắt mắt cùng mùi hương dễ chịu nên rất thích hợp để đặt trong nhà hoặc trên bàn làm việc. Không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà còn xua đuổi côn trùng, tạo không gian trong lành hơn.

  • Làm quà tặng dịp Giáng sinh


Nhờ có hình dáng giống cây thông Noel mini, tùng thơm được nhiều người chọn làm quà tặng trong dịp Giáng sinh. Đây là món quà ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm và ấm áp dành cho người nhận.

Cách chăm sóc cây tùng thơm
Cách chăm sóc cây tùng thơm

Cách trồng cây tùng thơm đúng kỹ thuật

Để có một cây tùng thơm đẹp như mong muốn, ngoài cách chăm sóc cây tùng thơm ra thì trước hết phải trồng đúng kỹ thuật. Tùng thơm có thể trồng ngoài trời hoặc trong nhà, tùy theo sở thích và không gian của mỗi người. Cây có thể nhân giống bằng giâm cành hoặc chiết cành, cả hai phương pháp đều cho hiệu quả tốt.

Chọn chậu trồng cây

  • Cây cao 35 – 50cm: Nên trồng trong chậu nhỏ hoặc chậu tự dưỡng, có thể trang trí thêm bằng giấy kraft hoặc vải bố để tăng tính thẩm mỹ.
  • Cây cao trên 60cm: Phù hợp với chậu lớn, có lỗ thoát nước, có thể dùng chậu xi măng đá mài để trồng trong sân vườn hoặc làm cây trang trí nội thất.

Chọn đất trồng
Đất trồng tùng thơm cần giữ ẩm tốt, tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể phối trộn theo công thức: cát + xơ dừa + trấu tươi + perlite hoặc sử dụng giá thể từ xơ dừa cục để giúp cây phát triển tốt, thoát nước hiệu quả.

Cách trồng

  • Đặt cây vào chậu, lấp đất nhẹ nhàng xung quanh gốc.
  • Tưới nước bằng dạng phun sương để giữ ẩm cho cây.
  • Không để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mạnh khi còn nhỏ, tránh tình trạng cháy lá, héo cành.
  • Khi cây đã phát triển ổn định (sau khoảng 3 – 4 tuần), có thể đặt ở vị trí có nắng nhẹ hoặc nơi thoáng mát để cây phát triển tốt nhất.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây tùng thơm xanh tốt

Mặc dù là loại cây dễ trồng nhưng nếu không có cách chăm sóc cây tùng thơm đúng thì tình trạng khô héo hoặc sâu bệnh vẫn có nguy cơ xảy ra với cây. Vì thế để có một thành phẩm tốt, bạn cần phải biết áp dụng các cách chăm sóc cây tùng thơm hợp lý. Bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

Đất trồng

Cây tùng thơm thích hợp với loại đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt nhưng vẫn giữ ẩm đủ. Khi trồng, bạn nên chọn hỗn hợp đất có xơ dừa, trấu hunphân hữu cơ để đảm bảo dinh dưỡng. Tránh sử dụng nhiều phân hóa học hoặc thuốc trừ sâu vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cây.

Ánh sáng

Tùng thơm phát triển tốt khi được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên nhẹ. Bạn nên đặt cây ở gần cửa sổ, ban công hoặc dưới mái hiên để cây hấp thụ ánh sáng gián tiếp. Nếu trồng trong nhà, có thể bổ sung đèn sinh học để hỗ trợ cây quang hợp. Tuy nhiên, cần tránh đặt cây dưới ánh nắng gay gắt, đặc biệt vào thời điểm trưa nắng gắt, vì có thể làm cháy lá.

Nhiệt độ

Cây tùng thơm thích khí hậu mát mẻ, nhiệt độ lý tưởng dao động từ 23 – 25 độ C. Cây không chịu được nhiệt độ quá cao, vì vậy nếu thời tiết nắng nóng, bạn nên đặt cây ở nơi có bóng râm hoặc dùng quạt thông gió giúp cây phát triển ổn định.

Nước

Là cây lá kim thân gỗ, tùng thơm không cần tưới quá nhiều nước. Trước khi tưới, bạn nên kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách chạm tay vào. Nếu đất còn ẩm, có thể hoãn tưới để tránh cây bị úng. Khi tưới, chỉ cần phun sương lên lá và tưới một lượng nước vừa phải vào gốc cây, tránh tưới quá nhiều gây hư lá, thối rễ.

Phòng trừ sâu bệnh

Nhờ có hương thơm tự nhiên, cây tùng thơm ít bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, bạn cần thường xuyên cắt tỉa lá úa, loại bỏ cành hỏng để kích thích cây ra lá mới, giúp tán cây luôn xanh tốt và phát triển đều. Nếu phát hiện cây có dấu hiệu vàng lá hoặc héo, cần kiểm tra lại điều kiện chăm sóc, đặc biệt là chế độ nước tưới và ánh sáng.

Cách chăm sóc cây tùng thơm
Cách chăm sóc cây tùng thơm

Một số lưu ý khi thực hiện cách chăm sóc cây tùng thơm

  • Nếu cây bị bệnh phấn trắng, hãy cách ly cây khỏi các cây khác và lau sạch bề mặt lá.
  • Cây bị héo lá do thiếu nước, chỉ cần đặt chậu cây vào thau nước khoảng 30 phút, sau đó tưới phun sương để giữ ẩm.
  • Nếu cây bị héo ngọn, vàng lá do tưới quá nhiều nước, nên ngừng tưới, thay giá thể mới và cắt bỏ phần bị hư để cây hồi phục.

Một số câu hỏi thường gặp về cách chăm sóc cây tùng thơm

Bên cạnh thắc mắc về cách chăm sóc cây tùng thơm, nhiều bạn đọc vẫn còn thắc mắc về loại cây đẹp và dễ trồng này như:

Cây tùng thơm sống được bao lâu

Cây tùng thơm có tuổi thọ khá cao, trung bình có thể sống từ 5 – 10 năm, thậm chí hàng chục năm nếu được chăm sóc đúng cách. Đối với những cây trồng trong chậu, sau khoảng 1 – 2 năm, bạn nên thay chậu để giúp bộ rễ phát triển tốt hơn, từ đó kéo dài tuổi thọ của cây.

Cây tùng thơm có ưa nắng không

Cây tùng thơm cần ánh sáng tự nhiên từ 2 – 3 giờ mỗi ngày, nhưng nên tránh ánh nắng quá gay gắt, đặc biệt vào buổi trưa. Nếu trồng cây trong nhà, bạn có thể đặt dưới ánh đèn sinh học để cây quang hợp.

Cách chăm sóc cây tùng thơm bị héo

Nếu cây tùng thơm có dấu hiệu héo, cần phải có cách điều chỉnh cũng như là cách chăm sóc cây tùng thơm phù hợp với tình trạng của cây hiện tại. Bạn cần kiểm tra lại môi trường trồng và điều chỉnh cách chăm sóc theo các yếu tố sau:

  • Đất trồng: Chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, có thể phối trộn với xơ dừa, trấu hun và phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng.
  • Tưới nước: Tùng thơm ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Chỉ nên tưới 2 – 3 ngày/lần, giữ ẩm gốc và phun sương nhẹ lên lá.
  • Ánh sáng: Định kỳ mang cây ra ngoài trời 1 lần/tuần vào khoảng 8h30 – 9h30 sáng để cây hấp thụ nắng nhẹ, tránh để dưới nắng trực tiếp quá lâu.
  • Nhiệt độ: Cây thích nghi tốt ở môi trường thoáng gió, mát mẻ, tránh nhiệt độ cao và ánh nắng gắt.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Tùng thơm dễ bị mốc rễ và rệp trắng. Khi phát hiện, cần cắt tỉa cành bị bệnh, phun thuốc trị nấm và rệp, đồng thời đặt cây ở nơi có ánh sáng để diệt nấm mốc hiệu quả.
Cách chăm sóc cây tùng thơm
Cách chăm sóc cây tùng thơm

SFARM đã chia sẻ đến bạn thông tin về cách chăm sóc cây tùng thơm cũng như là các kỹ thuật trồng cây tùng thơm chi tiết. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết được thêm thông tin hữu ích về cách chăm sóc cây tùng thơm phù hợp với bạn. Để biết thêm nhiều về cách chăm sóc của các loại cây khác hãy theo dõi SFARM Blog ngay nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:
Website: https://sfarm.vn/
Hotline: 0902652099
Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

 

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết