Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

1778 lượt xem

Việc phát triển nông nghiệp theo hướng chú trọng sản lượng và lợi nhuận đang đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam vào nhiều thách thức mới như: giá trị thương hiệu thấp, chất lượng kém ổn định, con đường xuất khẩu bị hạn chế, ô nhiễm môi trường sản xuất,…Từ đó, bắt buộc ta phải có hướng đi mới mang tính chất bền vững hơn cho tương lai. Vậy làm yếu tố phát triển nông nghiệp bền vững bao gồm những gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1/ Hội nhập quốc tế

Nền nông nghiệp Việt Nam đang dần trở thành một ngành sản xuất mở, hội nhập sâu rộng với thế giới. Các chuỗi ngành hàng nông nghiệp, kết nối và là một bộ phận của chuỗi giá trị toàn cầu. Thị trường trong và ngoài nước cả vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra, dịch vụ nông nghiệp, đầu tư,… dần dần kết nối chặt chẽ.

Do đó, sự ổn định và bền vững nền nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào cách thức hội nhập quốc tế, cách thức chống rủi ro từ các cú sốc thị trường thế giới. Việc quản trị nông nghiệp thế nào khi các nhà đầu tư tài chính, sản xuất, thương mại quốc tế trực tiếp tham gia vào các chuỗi ngành hàng nông nghiệp, trực tiếp làm việc với nông dân.

Quá trình xây dựng chuỗi ngành hàng liên kết với các chuỗi toàn cầu ra sao, để các chuỗi đó quản trị theo hướng bền vững là những vấn đề cần giải quyết trong phát triển bền vững nông nghiệp.

nong-nghiep-ben-vung-2

2/ Phát triển công nghiệp, đô thị

Quá trình phát triển công nghiệp, đô thị thiếu sự quy hoạch đồng bộ, đôi khi tùy hứng theo ý kiến chủ quan của lãnh đạo, doanh nghiệp đã làm cho sự đan xen các nhà máy, khu đô thị với các vùng sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường tới sản xuất như nồng độ kim loại nặng trong đất sẽ cản trở sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhiều vùng sản xuất nông nghiệp phát triển tốt, đã bị lấy đất đã làm cho nông dân, doanh nghiệp không dám đầu tư lâu dài, sản xuất nông nghiệp ngày càng kém bền vững.

3/ Quy hoạch không gian giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp

Quy hoạch không ổn định, thiếu gắn kết giữa quy hoạch sản xuất với quy hoạch công nghiệp chế biến, quy hoạch KHCN, dịch vụ, liên kết vùng, quyền thay đổi quy hoạch của lãnh đạo địa phương,… làm cho vùng sản xuất, hệ thống sản xuất nông nghiệp không ổn định.

Chính sách đất đai, cũng làm cho vùng sản xuất, hệ thống sản xuất nông nghiệp không ổn định. Chính sách đất đai cũng làm cho việc đầu tư dài hạn cho nông nghiệp bị hạn chế, nhất là đầu tư phát triển bền vững là dành cho tương lai.

4/ Quá trình hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

Quá trình hiện đại hóa đã làm thay đổi căn bản kinh tế nông thôn, lao động nông thôn giảm dần, sản xuất nông nghiệp phải cạnh tranh lao động, nguồn lực với các ngành khác. Nhiều hộ nông dân không theo kịp quá trình hiện đại hóa, bị mất đất… nên sinh kế bị đe dọa.

Phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi giải quyết vấn đề nông nghiệp để giải quyết đời sống hàng triệu nông dân, vì vậy phát triển bền vững nông nghiệp khó có thể tách rời phát triển phát triển bền vững nông thôn. Quá trình chuyên môn hóa sản xuất đã hình thành các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chuyên canh cạnh tranh lẫn nhau. Do vậy, nếu không quản lý tốt, sẽ tạo ra sự kém bền vững các hệ thống sản xuất nông nghiệp.

5/ Vai trò của nông dân

Sự hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có tổ chức, có trình độ quản trị tốt sản xuất bền vững có tính quyết định sự hình thành và phát triển nền nông nghiệp bền vững, vì suy cho cùng họ và doanh nghiệp chính là chủ thể của nền nông nghiệp.

Do vậy sự hình thành các tổ chức sản xuất quản trị tốt của nông dân, các tổ chức kinh tế hợp tác nghề nghiệp của họ là yếu tố phát triển nông nghiệp bền vững nhất.

yếu tố phát triển nông nghiệp

6/ Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững

Trong thời gian dài, chính sách phát triển nông nghiệp dựa trên ưu tiên tăng năng suất và sản lượng, các tiêu chí của phát triển bền vững chưa được đưa vào hợp lý vùng sản xuất từ cấp vùng, chuỗi, hộ nông dân, doanh nghiệp.

Để phát triển nông nghiệp bền vững, cần thiết chuyển đổi từ nền nông nghiệp mục tiêu tăng sản lượng dựa trên tiềm năng tài nguyên từ hơn 20 năm qua, sang một nền nông nghiệp giá trị gia tăng cao, dựa trên quản trị theo các tiêu chí phát triển bền vững. Tất cả các nước có nền nông nghiệp phát triển bền vững đều đi theo hướng này.

Quản trị phát triển bền vững cần có chính sách đồng bộ từ quản lý không gian sản xuất, quản trị trong sản xuất, quản trị theo chuỗi gắn với hệ thống nhãn hiệu hàng hóa. Ngành nông nghiệp bắt đầu đi theo hướng này, thể hiện trong nội dung Đề án tái cơ cấu ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
3.4/5 - (5 bình chọn)