10 tiêu chuẩn cơ bản trong phát triển nông nghiệp bền vững

1672 lượt xem

Sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ là đáp ứng về các điều kiện năng suất và lợi nhuận, mà bên cạnh đó còn đòi hỏi phát triển một cách an toàn và bền vững. Vì vậy, mạng lưới nông nghiệp bền vững (SAN) đã ra đời với các tiêu chuẩn, quy định, hướng dẫn người canh tác thực hiện nông nghiệp bền vững một cách có hiệu quả nhất.

Cụ thể, nông nghiệp bền vững bao gồm 10 tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cơ bản. Vậy đó là những tiêu chí nào? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1/ Hệ thống quản lý xã hội và môi trường

Hệ thống quản lý xã hội và môi trường là động lực và khả năng thích nghi với những thay đổi đang diễn ra. Nó cũng là sự kết hợp các kết quả đánh giá nội bộ và bên ngoài để khuyến khích và hỗ trợ cải thiện liên tục trên nông trại. Quy mô và tính phức tạp của hệ thống quản lý xã hội và môi trường phụ thuộc mức độ rủi ro và quy mô và tính phức tạp của hoạt động, vụ thu hoạch, cũng như các nhân tố xã hội và môi trường bên trong và bên ngoài nông trại.

nong-nghiep-ben-vung

2/ Bảo tồn hệ sinh thái

Hệ sinh thái tự nhiên là các thành tố cần thiết của nông nghiệp và vùng nông thôn. Sự hấp thụ khí cacbonic, sự thụ phấn, kiểm soát sâu bệnh hại, đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên đất và nước chỉ là một trong số lợi ích mà hệ sinh thái tự nhiên mang lại cho nông trại. Các nông trại được chứng nhận sẽ bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên này đồng thời thực hiện các hoạt động khôi phục hệ sinh thái bị xuống cấp. Tập trung nhấn mạnh vào phục hồi các hệ sinh thái trong khu vực không phù hợp cho nông nghiệp.

3/ Bảo vệ động vật hoang dã

Những nông trại được chứng nhận theo tiêu chuẩn này là nơi nương tựa cho động vật hoang dã di trú, đặc biệt là cho những loài bị đe dọa hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng. Những nông trại được chứng nhận bảo vệ những khu vực tự nhiên có chứa hoặc sản xuất thức ăn cho động vật hoang dã hoặc là môi trường sống để chúng sinh sản và gia tăng nòi giống. Những nông trại này cũng thực hiện những chương trình và hoạt động đặc biệt để tái sinh và khôi phục hệ sinh thái quan trong cho động vật hoang dã. Tương tự như thế, các nông trại, chủ nhân và người làm phải có những biện pháp để giảm bớt và cuối cùng xóa bỏ số lượng động vật đang nuôi giữ, mặc dù động vật hoang dã được nuôi giữ như vật cưng theo thói quen truyền thống ở một số vùng trên thế giới.

4/ Bảo tồn nguồn nước

Nước cần cho nông nghiệp và sự tồn tại của con người. Các nông trại được chứng nhận phải tiến hành các hoạt động để bảo tồn và tránh làm lãng phí nguồn tài nguyên nước. Các nông trại phải ngăn chặn sự ô nhiễm nguồn nước bề mặt và nước ngầm bằng việc xử lý và giám sát nước thải.

Tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững bao gồm các biện pháp ngăn chặn sự ô nhiễm nguồn nước bề mặt gây ra do chất thải hóa học hoặc chất lắng cặn. Nếu nông trại không có các biện pháp như thế phải bảo đảm rằng họ không làm thoái hóa nguồn nước thông qua chương trình giám sát và phân tích nguồn nước bề mặt, cho đến khi nông trại thực hiện các hoạt động ngăn chặn theo quy định.

5/ Đối xử công bằng và điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân

Nông trại trả lương và phúc lợi bằng hoặc nhiều hơn mức tối thiểu do luật pháp quy định, và thời gian tuần làm việc và giờ làm việc không được vượt quá mức tối đa theo quy định của luật hoặc các điều kiện đã thiết lập của ILO. Người lao động có thể tự do tổ chức hoặc cộng tác, đặc biệt là có quyền đàm phán các điều kiện lao động.

Những nông trại được chứng nhận không được phân biệt đối xử hoặc không được sử dụng lao động ép buộc hoặc lao động trẻ em; ngược lại, những nông trại này sẽ tạo cơ hội việc làm cho người lao động và giáo dục các cộng đồng láng giềng. Nhà ở do nông trại được chứng nhận cung cấp phải trong điều kiện tốt, và có nước có thể uống được, điều kiện vệ sinh, và thu dọn nước thải sinh hoạt.

6/ Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động

Tất cả các nông trại được chứng nhận phải có một chương trình cho sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động để giảm bớt hoặc ngăn chặn rủi ro tai nạn ở hiện trường.Tất cả người lao động phải được đào tạo về cách thức làm việc an toàn, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng hóa chất nông nghiệp. Các nông trại được chứng nhận phải cung cấp các thiết bị cần thiết để bảo vệ công nhân và bảo đảm rằng các công cụ, cơ sở hạ tầng, máy móc và tất cả thiết bị được sử dụng trên nông trại phải trong điểu kiện hoạt động tốt và không gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường.

nong-nghiep-ben-vung-2

7/ Quan hệ cộng đồng

Các nông trại thông báo định kỳ cho các cộng đồng xung quanh, người láng giềng và các nhóm người quan tâm về các kế hoạch và hoạt động của mình, và họ tư vấn cho các bên quan tâm về những thay đổi trên nông trại mà sẽ tạo ra tác động tốt cho xã hội và môi trường sạch đẹp cho cộng đồng xung quanh.

Nông trại được chứng nhận sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương thông qua công tác đào tạo và cơ hội việc làm và sẽ cố gắng ngăn chặn những tác động tiêu cực trong khu vực, các hoạt động hoặc dịch vụ quan trọng cho người dân địa phương.

8/ Quản lý cây trồng tổng hợp

Mạng lưới nông nghiệp bền vững khuyến khích loại bỏ các sản phẩm hóa chất được nhận biết bởi quốc tế. Các nông được được chứng nhận góp phần loại bỏ các sản phẩm hóa chất này thông qua công tác quản lý lồng ghép mùa vụ thu hoạch để làm giảm rủi ro phá hoại của sâu bọ. Các nông trại sẽ ghi chép lại quá trình sử dụng hóa chất nông nghiệp để đăng ký số lượng đã sử dụng, những việc làm giảm và loại bỏ các hóa chất này, đặc biệt là các chất có độc hại nhất.

Những nông trại được chứng nhận không không sử dụng các sản phẩm hóa chất không được đăng ký sử dụng ở quốc gia của họ, cũng không sử dụng chúng vượt quá giới hạn trên nông trại hoặc các sản phẩm khác bị cấm bởi các đơn vị khác hoặc các thỏa thuận quốc gia và quốc tế.

9/ Quản lý đất và công tác bảo tồn

Một trong những mục tiêu của nền nông nghiệp bền vững là cải thiện dài hạn đất trồng để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Các nông trại được chứng nhận phải tiến hành các hoạt động ngăn chặn và kiểm tra xói mòn đất và do vậy sẽ giảm được sự mất dinh dưỡng và các tác động tiêu cực đối với nguồn nước.

Nông trại phải có những chương trình làm màu mỡ đất dựa trên yêu cầu vụ mùa và đặc tính đất. Việc sử dụng tầng thực bì che phủ và thay đổi mùa vụ làm giảm sự phụ thuộc vào hóa chất nông nghiệp trong công tác quản lý loài gây hại và cỏ dại. Các nông trại được chứng nhận chỉ thiết lập các khu vực sản xuất mới trên đất trồng thích hợp cho nông nghiệp và các vụ thu hoạch mới, và không bao giờ chặt cây rừng.

10/ Quản lý rác thải tổng hợp

Các nông trại được chứng nhận phải sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng. Người lao động của nông trai và người sống trên nông trại phối hợp nhau để duy trì tình trạng sạch sẽ và tự hào về hình ảnh của nông trại. Phải có chương trình quản lý rác thải phù hợp với loại và số lượng, qua công tác tái sinh, giảm rác thải và sử dụng lại.

Nơi chứa rác thải cuối cùng trên nông trại được quản lý và thiết kế làm giảm tối thiểu khả năng tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Nông trại được chứng nhận phải đánh giá dịch vụ vận chuyển và xử lý được cung cấp bởi nhà thầu và biết khu chứa rác thải do nông trại tạo ra.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết