Hoa lan – từ lâu đã được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loài hoa bởi nét kiêu kỳ, dáng dấp thanh nhã và sự đa dạng về chủng loại. Chính vì sở những những nét riêng biệt đó, nên để trồng và chăm sóc cho lan không hề dễ, đặc biệt là với những người mới bắt đầu trồng. Vì vậy, hôm nay Đặng Gia Trang xin giới thiệu đến quý vị và các bạn các loại hoa lan cực dễ trồng cho những bạn mới bắt đầu học trồng lan, mời các bạn cùng tham khảo nhé!
1/ Phân loại theo thực vật học
Cây hoa Lan (Orchid sp.) thuộc họ Phong lan (Orchidaceae); bộ lan (Orchidales); lớp một lá mầm Monocotyledoneac.
Họ phong lan phân bố rộng từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, từ gần Bắc cực như Thụy Điển, Aleska, xuống tận các đảo cuối cùng ở cực Nam của Oxtralia. Tuy nhiên tập trung của họ lan chủ yếu ở các vĩ độ nhiệt đới, đặc biệt ở châu Mỹ và Đông Nam Á.
Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 25.000 loài lan tự nhiên và 75.000 loài lan do kết quả chọn lọc và lai tạo.
Ở Việt Nam có hàng trăm loài lan, trong đó các loài lan sau được trồng rộng rãi trên khắp đất nước.
Vườn lan đẹp
2/ Phân loại hoa lan theo đặc điểm hình thái
Căn cứ vào đặc điểm hình thái thân cây có thể chia lan làm hai nhóm:
Nhóm đơn thân: đây là nhóm chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cho cây dài ra mãi. Nhóm đơn thân chia thành 2 nhóm phụ:
– Nhóm phụ lá mọc đối (Sarcanthinae): nhóm này lá được xếp thành 2 hàng mọc đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Gồm các giống như: Vanda, Aerides, Phalaenopsis…
– Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe, Luisia…
Nhóm đa thân: đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên tục. căn cứ vào cách ra hoa nhóm này chia thành 2 nhóm phụ:
– Nhóm ra hoa phía trên: Cymbidium, Dendrobium, Oncidium…
– Nhóm ra hoa ở đỉnh: Cattleya, Laelia, Epidendrum…
Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như: Centropetatum, Phachyphllum, Dichaea…
3/ Phân loại theo môi trường sống của lan
Căn cứ vào môi trường sống của lan cũng có thể chia thành 3 loại:
- Địa lan: cây lan sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần như đất
- Phong lan: cây lan sống trong không khí.
- Bán địa lan: cây lan có thể sống trong môi trường không khí và trong đất
4/ Các loại hoa lan Việt Nam được trồng phổ biến
4.1 Lan Vũ nữ
Lan Vũ nữ có tên khoa học là Oncidium, thường nở hoa vào mùa xuân hay mùa hạ, nhưng cũng có cây nở vào mùa thu. Giống lan này ưa độ ẩm hơn các giống lan khác, nhưng trái lại vào mùa lạnh phải tưới ít nước, nhiệt độ thích hợp với nó là 20 – 25°C.
Sở dĩ nó có tên Vũ nữ vì khi nở hoa những đóa hoa mềm mại bay phất phới trong gió như vũ công múa ba lê trông rất duyên dáng. Đây là một giống lan đẹp ít sâu bệnh, rất dễ trồng và chăm sóc nên được trồng phổ biến nhất trong các loài lan. Hiện nay giống lan này khá đang dạng về chủng loại và màu sắc, trong đó có thể kể đến: Vũ nữ bút chì, Vũ nữ mèo hoang, Vũ nữ hoa đỏ,…
4.2 Lan Dendro
Lan Dendro tên khoa học là Dendrobium Antennatum, có xuất xứ từ Thái Lan nhưng được trồng nhiều ở Việt Nam. Đây là loại lan được nhiều người yêu thích vì giống hoa này có nhiều màu sắc khác nhau và cũng dễ chăm sóc hơn các loài hoa khác.
Đây là giống lan ưa ấm áp, nhiệt độ thích hợp vào ban ngày 27 – 32°C, ban đêm 16 – 18°C. Giá thể trồng là xơ dừa, than gỗ,…Loài hoa này thường được trồng trong chậu để treo ở các quán cafe, hành lang để trang trí làm cảnh rất đẹp.
Hiện nay Dendro được trồng chủ yếu được chia làm hai loại và Dendro nắng và Dendro màu. Dendro màu được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất quy mô lớn với mục đích cắt cành. Dendro nắng được dùng chủ yếu làm trang trí bởi nét hoa độc đáo, bay bổng và đa dạng.
4.3 Lan Chu Đinh
Lan Chu đinh có tên khoa học là Spathoglottis plicata. Loài hoa này thuộc giống lan đất thường trồng thành bụi, thành khóm trong chậu hoặc trên mặt đất để trang trí cảnh quan, tạo thảm hoa trong vườn, công viên, tiểu cảnh, hàng hiên nhà.
Đây là giống lan dễ trồng, dễ thích nghi nhất trong các giống lan, cánh hoa khi nở có 5 cánh hình bầu dục và nở quanh năm. Loài lan này hoa có nhiều màu nhưng phổ biến nhất là màu tím.
Bài viết hay về loại nấm có nhiều công dụng cho cây trichoderma tham khảo tại đây: [ Nấm Trichoderma]: Thành phần, Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả
4.4 Lan Cẩm cù
Lan Cẩm Cù có tên khoa học là Hoya carnosa. Trên thế giới hiện nay có hàng trăm loài hoa lan Cẩm Cù, hoa khi nở có dạng chùm tròn, hình ngôi sao 5 cánh nhỏ gồm nhiều màu sắc như đỏ, hồng, trắng. Khi nở hoa tỏa hương thơm dễ chịu và cũng khá lâu tàn.
Hoa Lan Cẩm Cù thuộc dạng thân leo,thường được trồng trong chậu treo ở ban công, hàng quán cafe. Hoa mang vẻ đẹp về phong thuỷ mang đến sự tốt lành cho gia chủ, lại là giống dễ trồng có sức sống mạnh mẽ nên rất được ưa chuộng. Đây là giống lan rất dễ trồng vì ít sâu bệnh và có khả năng sống cao, vì vậy nếu bạn đang muốn bắt đầu trồng một loại lan nào đó thì Cẩm Cù là một lựa chọn tốt.
4.5 Lan Long tu Lào
Long tu Lào là loại dễ chăm sóc và dễ ra hoa nhất và thường ra hoa đều hằng năm chứ ít khi nảy chồi. Hoa thường có hương thơm, đẹp, nở vào dịp tết nguyên đán nên rất được ưa chuộng. Có nhiều loại long tu, nhưng nên chọn những cây có thân dài mang nhiều sắc tím sẽ cho hoa màu tím đậm, hương thơm hơn loại thân trắng hoa cánh trắng họng vàng ít thơm.
Đây là một giống phong lan mọc tại các rừng cây rụng lá vào mùa đông trên các cao độ từ 500 đến 1000 m, thân dài khoảng 30-50 cm, buông thõng xuống. Lá dài 8-10 cm, rộng 2 cm. Hoa mọc từ các đốt của thân cây đã rụng lá và thường mỗi kỳ nở hoa kéo dài khoảng 2 tuần.
4.6 Lan Hạc vỹ
Lan có tên khoa học là Dendrobium aphyllum, là loài có hoa rất đẹp mọc thành từng chùm dài có hình dáng như những chú hạc đang bay trên bầu trời. Hoa có màu tím nhạt hoặc hồng nhạt dần về giữa thường có nụ vào cuối thu và nở vào mùa đông.
Hạc Vỹ là loại lan dễ thuần, được trồng rất phổ biến và cũng dễ chơi và ít bệnh. Nên treo cao, thoáng, dưới 1 lớp lưới che, đủ nắng thì rất khỏe, chăm sóc tưới nước tương tự chăm Long Tu Lào, đơn giản vậy thôi là nó phát triển, mới trồng lan các bạn cứ chơi loại này thì dễ. Hạc Vỹ Bắc hay Hạc Vỹ Lào đều dễ chăm. Hoa thì buông như suối.
4.7 Lan Tam Bảo Sắc
Đây cũng là một trong những loại lan có hoa đẹp, phổ biến từ lâu đời và dễ tìm trên thị trường. Loại này có bộ rễ phát triển rất nhanh lá cây xanh mướt dài khoảng 15 – 20 cm. Chùm hoa lan Tam bảo sắc rũ xuống dài 25 – 35 cm có màu tím hoặc vàng nhạt, gồm nhiều bông hoa mỗi bông khoảng 3 cm. Cây có thể sống ở cả 3 miền ở nước ta màu sắc có thể khác nhau một chút pha thêm vàng nhạt, thời gian chơi hoa khoảng 15 – 20 ngày.
4.8 Lan Ngọc Điểm
Là một loài hoa lan rừng Việt Nam được nhiều người săn đón, lan Ngọc Điểm có thân cây khá to, nhiều tán lá mọc đan chéo nhau khá đẹp. Hoa lan Ngọc Điểm mọc thành chùm nhỏ từ những bông hình tròn, màu tím nhạt hoặc đậm.
Khi cây nở đúng vụ sẽ tạo nên một vùng tím đa mức độ rất đẹp và bắt mắt người nhìn. Loài hoa lan đẹp và quý này thường được các đại gia, dân chơi lan treo cao trong vườn và chăm bón rất cẩn thận.
Là loài lan rừng đẹp lại chịu được nhiệt độ khá cao, lên tới 37 độ C, tuy nhiên bạn vẫn cần chú ý độ ẩm của cây. Vào mùa hè hay những hôm nắng nóng cây cần được tưới nhiều nước, đặc biệt là lúc cây mới lên rễ non.
4.9 Lan kiều dẹt
Lan Kiều Dẹt là 1 trong 7 loại phong lan rừng quý hiếm và có giá trị lớn nhất ở nước ta. Lan kiều dẹt có tên khoa học là Dendrobium sulcatum.
Lan Kiều Dẹt có kích thước không quá lớn, thông thường chúng chỉ cao từ 20–45cm. Hoa của loài lan này thường nở vào mùa xuân. Hoa nở thành chùm ngắn, rủ xuống và có mùi thơm nhẹ nhàng. Cánh hoa lan màu vàng, ở giữa có môi nhỏ, lông ngắn và sợi li ti màu cam đậm. Loài cây này có thân bẹp, dẹt với hai bên lá đối xứng nhau.
4.10 Lan Cattleya
4.11 Lan hồ điệp
4.12 Lan vanda
Lan vanda có nguồn gốc từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được trồng ở nhiều nước như Trung Quốc, Lào… và được trồng phổ biến ở nước ta từ lâu đời. Trên thế giới có khoảng 45 loài lan, trong đó có 5 loài lan được trồng rộng rãi ở nước ta: Vanda concolor, Vanda lilacina, Vanda lyuphilly, Vanda pumila và Vanda Denisonaliana.
Hình dáng thân của lan Vanda được phân biệt bởi những cụm lá dày đối xứng nhau xòe ra như những cánh quạt. Chiều dài trung bình của mỗi lá khoảng 25 cm, thuôn nhọn ở mép. Lan vanda mọc thành từng chùm rất đẹp và nhiều màu sắc. Mỗi bông hoa có 3 cặp lá xếp đối xứng nhau. Các cánh hoa mỏng nhưng cứng, vì vậy chúng thường tồn tại khoảng một tháng trước khi rụng.
4.13 Lan mokara
Lan mokara thuộc loại lan được lai tạo từ ba giống lan khác nhau là Arachnis (lan bọ cạp), Ascoentrum và Vanda. Có thể nói, loài lan này có tất cả những đặc tính tốt của bố mẹ nó, sức sống mãnh liệt của loài Ascoentrum và vẻ đẹp của loài Vanda.
4.14 Lan phi điệp
4.15 Lan Trần mộng
Lan Trần Mộng có lá hẹp dài và rộng, màu xanh nhạt, mỏng manh, cành hoa dài uyển chuyển, có nhiều cành hoa dài đến cả mét. Lan Trầm Mộng thường nở hoa vào khoảng thời gian từ đông đến đầu xuân.
Lan Trần Mộng rất lớn, cánh hoa xòe rộng. Những cánh hoa không mọc thẳng mà thu lại để gợi lên vẻ dịu dàng và quyến rũ. Đặc biệt, hương thơm của lan Trần Mộng ngọt ngào, nhẹ nhàng, không hắc như những loài khác.
4.16 Lan Hoàng Lạp
4.17 Lan cẩm báo
Lan cẩm báo có nhiều tên gọi khác nhau trên thế giới như Vandopsis, Vanda parishii, Hygrochilus parishii… Đây là một loại lan phong trong họ Orchidaceae. This Chi has to 5 the loai and the subtitles at East Nam Á, some area at Trung Quoc, Philippines, and New Guinea. Ngoài lan báo tên, nó còn có tên khác là Lan da báo.
4.18 Lan giáng hương
4.19 Lan trầm rồng đỏ
Trầm hương rồng đỏ là sự kết hợp giữa giả hạc và song hồng, là loại lan cao cấp có nguồn gốc từ Đài Loan, thường ra hoa và nở vào mùa xuân.
Lan rồng đỏ có thân mập như ngón tay cái, chiều dài đạt từ 50 cm trở lên.
4.20 Hoa lan chuỗi ngọc
4.21 Lan Đùi Gà
4.22 Lan Trúc Phật Bà
4.23 Hoa lan trúc mành
Quê hương của lan là các nước Đông Nam Á như Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, lan được tìm thấy nhiều ở những vùng có khí hậu lạnh như tây nguyên, đặc biệt là ở Kon Thơm. Loài này mọc nhiều nhất ở vùng rừng núi Ngọc Linh (cao 2598 m), thứ hai là vùng núi phía bắc Dakto.
4.24 Hoa lan hỏa hoàng cam
4.25 Hoa lan Hải Yến
Phong lan hay hải âu, ngọc lan là loài lan có tên khoa học là Rhynchostylis coelestis Reichb. F. Có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á trong các khu rừng rậm có độ cao từ 0 – 700 m. Trong tiếng Anh, Coelestis dịch là xanh da trời vì khi hoa nở, mép cánh hoa sẽ có màu xanh tím lạ mắt, đẹp một cách kỳ lạ.
Cây ngọc lan có hình dáng bên ngoài tương tự như ngọc lan nhưng kích thước của hoa ngọc lan nhỏ hơn. Cây lan hoàng yến có chiều cao từ 35-50 cm, lá nhỏ, hình lưỡi liềm, dài màu xanh đậm, phiến lá chia rãnh và ở tâm cong hai thùy không bằng nhau, các lá mọc đối xứng ở thân.
4.26 Lan trầm trắng
Trầm hương trắng, trầm hương rừng trắng Thái Lan, Dendrobium parishii var alba. Lá của cây phong lan rất giống với cây rừng ở Việt Nam và hoa rất đẹp. Cây có thân to, hoa màu trắng tinh, rất thơm, dễ trồng, giá thành rẻ hơn nhiều so với cây rừng nên được nhiều người lựa chọn.
Dendrobium parishii var alba là cây đã được đưa vào trồng nhân tạo. Thông thường các loài nhập về Việt Nam là từ Thái Lan. Đài Loan cũng nhân giống loại cây này nhưng khi nhập về gặp một số trục trặc nên giá cây cũng thay đổi nên chủ yếu nhập từ Thái Lan.
4.27 Lan Thiên Nga
Lan thiên nga là tên của một vài nhóm lan mọc ở Nam Mỹ, và dòng này gồm 4 loài: Catasetum (Ctsm.), Cycnoches (Cyc.), Mormodes (Mor.), Chlysis (Chy.).
Cụm hoa mọc từ các đốt gần gốc cây (củ) trên cùng một cụm hoa, có khi toàn hoa, có khi toàn hoa, hoặc hoa đực và hoa cái xen kẽ nhau. Hoa cái luôn nở trước hoa đực. Khi hoa đực trưởng thành, ta đặt vật gì đó ngang trục phấn của hoa, phần hoa sẽ bắn ra xa khoảng hai mét.
4.28 Lan Thủy Tiên mỡ gà
Kiều mỡ gà là một loại lan có thân vuông, cứng, gần giống với thân của cây vuông. Nhưng những góc cạnh vuông vắn trên thân cũ bằng mỡ gà trông tròn trịa hơn. Màu xanh trên thân cũng đậm hơn rất nhiều. Ngoài ra, hiện nay có một số loại thân màu tím sẫm rất nổi bật. Chiều dài thân của lan mập khi trưởng thành đạt khoảng 40-60 cm. Khi cơ thể già đi, các nếp nhăn xuất hiện, nhưng chúng vẫn duy trì một thân hình vuông vắn.
4.29 Lan báo hỷ
Lan Báo Hỷ – Dendrobium secumdum là một loài thực vật thuộc chi Dendrobium, họ Phong lan.
Lan Báo Hỷ là một loại lan có chiều cao khoảng 50-70 cm, mọc thành từng đám nhiều thân (sai) theo năm tháng. Thân cây chia thành nhiều phần, mỗi phần có một lá. Thân non thường có một lớp áo thân, khi rụng lá có màu xanh lục, trắng. Thân già thường có màu xám hoặc xám. Khi cây thiếu nước hoặc hoa có thể thấy rõ các vết nứt trên thân.
4.30 Lan nữ hoàng bóng đêm
Trên đây là các loại hoa lan dễ sống, dễ thích nghi và dễ cho hoa – đây sẽ là những gợi ý thiết thực cho các bạn muốn bắt đầu với lan. Nhưng dù là giống lan nào đi chăng nữa, cây lan chỉ sống tốt, khỏe mạnh và cho hoa khi bạn đầu tư công sức, thời gian và chăm sóc lan phù hợp. Chúc các bạn tìm được cho mình những loại lan phù hợp và thành công trong việc chinh phục loại hoa đặc biệt này.
*Xem thêm:
- Cách trồng và chăm sóc hoa phong lan đầy đủ nhất
- Cách xử lý lan mới mua về giúp cây sống khỏe mạnh
- Bí quyết thiết kế vườn lan đẹp mê mẫn cho nhà phố
- Cách trồng lan bằng giá thể viên đất nung