Hướng dẫn cách trồng cây đinh lăng chuẩn chuyên gia

1393 lượt xem

Cách trồng cây đinh lăng như thế nào cho đúng kỹ thuật? Cùng SFARM tìm hiểu cách trồng và chăm sóc chuẩn chuyên gia với phân chuồng ủ chế phẩm vi sinh Trichoderma để cây phát triển xanh tốt ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cây đinh lăng là cây gì? Phân loại cây đinh lăng

Trước khi biết được cách trồng cây đinh lăng chuẩn chuyên gia, mời bà con cùng SFARM tìm hiểu cây đinh lăng là cây gì trước nhé!

Cây đinh lăng là loài thực vật thuộc chi Đinh lăng và có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á. Loài cây này hiện được trồng rộng rãi nhờ những công dụng hữu ích đối với sức khỏe và trong đời sống.

Cây đinh lăng là vị thuốc quý cho con người
Cây đinh lăng là vị thuốc quý cho con người

Ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng 

Trong phong thủy, cây đinh lăng có khả năng xua đuổi và ngăn chặn những năng lượng xấu nên nếu mọi người trồng loài cây này trước nhà sẽ giúp tích tụ vượng khí, mang lại tài lộc cho gia chủ. 

Ngoài ra, cây đinh lăng có họ với nhân sâm nên cũng được coi là loại cây có nhiều sinh khí tốt cho cho sức khỏe nói và cả về mặt phong thủy. Với cách trồng cây đinh lăng đúng cách và đặt ở nơi có vị trí tốt cho phong thủy trong ngồi nhà của bà con còn giúp cải vận, mang lại sự dễ chịu và thoải mái.

Hướng dẫn cách trồng cây đinh lăng chuẩn chuyên gia 

Kỹ thuật làm đất 

  • Trồng theo hố: Bà con cần cày bừa cho đất tơi xốp và đào hố theo kích thược 20x20x20 cm.
  • Trồng theo hàng: Bà con tiến hành làm luống có độ rộng 60 cm, cao từ 25 – 30 cm, đào hốc thành hai hàng lệch nhau, trồng cây cách cây 50 cm.

Kỹ thuật trồng 

Thời vụ: 

  • Cây đinh lăng là loại cây ưa nước nên thời điểm thích hợp nhất để thực hiện cách trồng cây đinh lăng là vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, bà con có thể trồng quanh năm nếu chủ động được nước.

Mật độ:

  • Trồng chuyên canh: Cây cách cây 50 cm, hàng cách hàng 80 cm, mật độ trồng là 25.000 cây/ha.
  • Trồng xen canh: Tùy vào khoảng cách giữa 2 hàng của cây trồng chính mà bà con điều chỉnh khoảng cách trồng xen cho phù hợp, đảm bảo mật độ trồng xen canh là khoảng từ 12.000 – 14.000 cây/ha.

Cách trồng cây đinh lăng bằng phương pháp giâm cành: Cắt cành dài khoảng 20 cm từ những cành bánh tẻ, cành vừa hóa nâu, rồi đặt cành giâm nghiên 45 độ theo mặt hố đã chuẩn bị sẵn, sau đó lấp đất lại sao cho cành giâm cách mặt đất 5 cm.

Cách trồng cây đinh lăng bằng cây giống: Sau khi xé túi bầu, bà con đặt cây giống giữa hố trồng, rồi lấp đất lại và dùng tay nén nhẹ nhàng xung quanh gốc để cố định cây.

Sau khi trồng xong, bà con cần phủ rơm rạ xung quanh gốc cây để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất trồng.

Mật độ trồng cây đinh lăng chuyên canh
Mật độ trồng cây đinh lăng chuyên canh

Kỹ thuật bón phân 

Đối với đất trồng chuyên canh 

Bón lót: 

  • Dùng hỗn hợp 7 – 10 tấn/ha phân chuồng đã ủ hoai mục với Trichoderma trộn với 270 – 350kg/ha phân NPK 20-20-15 và bón lót trước khi thực hiện cách trồng cây đinh lăng từ 10 – 15 ngày.

Bón thúc:

  • Lần 1 (1 năm kể từ ngày thực hiện xong cách trồng cây đinh lăng): Vào tháng 6 – tháng 7, bà con tiến hành bón thúc 70kg urê/ha bằng cách rắc vào hố cách gốc 20 cm rồi lấp kín lại.
  • Lần 2 (Cuối năm thứ 2): Vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, bà con tiến hành bón hỗn hợp 3 – 4 tấn/ha phân chuồng, 170 – 200 kg/ha phân NPK 20-20-15 và 70 kg/ha phân Clorua Kali vào hố cách gốc 20 – 30 cm, rồi vun đất phủ kín phân hỗn hợp phân bón để cây có điều kiện phát triển khỏe mạnh vào năm sau.
  • Lần 3 (Cuối năm thứ 3): Bà con sử dụng hỗn hợp phân bón như năm thứ 2 nhưng lần này sẽ bổ sung thêm phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng.

Đối với đất trồng xen canh 

Tùy theo mật độ trồng xen canh mà bà con chọn chế độ bón phân cho phù hợp.

Kỹ thuật nhân giống cây đinh lăng

SFARM sẽ hướng dẫn cho bà con cách trồng cây đinh lăng bằng phương pháp giâm cành, các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đất trồng với hỗn hợp gồm tro trấu, phân chuồng ủ hoai mục và đất trồng với tỷ lệ 1:1:1, rồi cho vào bầu đất.
  • Bước 2: Chọn cành khỏe và bánh tẻ cành vừa hóa nâu từ cây mẹ trưởng thành từ 2 năm tuổi trở lên và không sâu bệnh. Sau đó, bà con hãy cắt cành có độ dài khoảng 10 cm để thực hiện giâm cành.
  • Bước 3: Nhúng cành đã cắt vào dung dịch kích thích rễ và pha tỷ lệ theo hướng dẫn sử dụng.
  • Bước 4: Giâm cành vào bầu ươm, cắm ⅔ cành sâu vào trong đất, rồi dùng tay nén đất nhẹ nhàng và tưới lượng nước vừa đủ ẩm để cố định cây.
  • Bước 5: Sau khi giâm cành được 3 tháng, cây sẽ bắt đầu ra rễ, lúc này bà con có thể đem trồng ra đất vươn hoặc trong chậu lớn hơn.
Cách trồng cây đinh lăng bằng phương pháp giâm cành
Cách trồng cây đinh lăng bằng phương pháp giâm cành

Cách chăm sóc cây đinh lăng đơn giản hiệu quả

Bón phân 

Sau khi thực hiện cách trồng cây đinh lăng từ 5 – 7 ngày, bà con dùng supe lân pha loãng với nước và tưới cho cây để hệ thống rễ cây phát triển mạnh mẽ.

  • Bón thúc lần 1: Khi cây ra lá mới, bà con bón phân đạm urê với liều lượng 8 – 10 kg/sào.
  • Bón thúc lần 2: Sau đợt bón thúc lần 1 khoảng 5 – 6 tháng, bà con bón hỗn hợp 20 – 30kg supe lân, 8 – 10 kg phân đạm urê và 4 – 6 kg phân Kali cách gốc từ 15 – 20 cm, rồi lấp đất phủ kín hỗn hợp phân bón.
  • Từ đợt bón thúc lần 3 trở đi: Bà con bón bổ sung thêm 3 – 4 tạ phân chuồng đã ủ hoai mục và 10 – 15 kg phân NPK cho 1 sào đất.

Tưới nước 

Sau khi thực hiện cách trồng cây đinh lăng, bà con cần tưới nước thường xuyên, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm giúp cho cây nhanh bám rễ hơn. Lưu ý, tưới lượng nước vừa đủ ẩm, tuyệt đối không để đất ngập úng sẽ làm thối úng rễ và để nước đọng quá lâu sẽ khiến nấm bệnh tấn công cây đinh lăng.

Thường xuyên tưới lượng nước vừa đủ cho cây đinh lăng
Thường xuyên tưới lượng nước vừa đủ cho cây đinh lăng

Tỉa bớt cành lá 

Cây đinh lăng được 2 năm tuổi thì bà con nên tỉa bớt cành yếu vào khoảng từ tháng 4 – tháng 9 hàng năm. Mỗi gốc chỉ nên để lại 1 – 2 cành to để cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ.

Phòng ngừa sâu bệnh 

  • Trong 1 năm đầu: Bà con nên thường xuyên theo dõi cây để sớm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời sâu bệnh hại. Mọi người có thể dùng thuốc trừ sâu có tính nội hấp, lưu dẫn để phòng trừ sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá,…
  • Từ năm thứ 2 trở đi: Lúc này cây dễ bị chuột cắn rễ nên bà con cần có biện pháp diệt chuột thường xuyên.

Thu hoạch

Sau 3 năm kể từ ngày thực hiện cách trồng cây đinh lăng là bà con có thể tiến hành thu hoạch và thời gian thu hoạch là vào tháng 10 – tháng 12 hàng năm. 

Sau khi thu hoạch, bà con cần phân loại những thân cây tốt để giữ làm giống cho những mùa vụ sau.

Một số câu hỏi thường gặp về cây đinh lăng 

Cây đinh lăng nở hoa có ý nghĩa gì? 

Trong phong thủy, cây đinh lăng nở hoa chính là điềm báo cho những điều may mắn và tài lộc sắp đến với gia chủ.

Cây đinh lăng trồng trước nhà có tác dụng gì? 

Cây đinh lăng trồng trước nhà giúp ngăn chặn những luồng khí xấu giúp hạn chế những chuyện không hay, hút tài lộc, tiền tài và may mắn cho gia chủ.

Cây đinh lăng trồng trước nhà còn được ví như là thần giữ cửa giúp cho tiền bạc trong nhà không bị thất thoát.

Khoảng cách trồng cây đinh lăng là bao nhiêu? 

Khoảng cách trồng cây đinh lăng thích hợp nhất là 40×50 cm hoặc 50x50cm. 

Cây đinh lăng hợp với mệnh gì? 

Cây đinh lăng có lá xanh mướt thuộc hành Mộc nên rất hợp với người mệnh Mộc, mệnh Thủy và mệnh Hỏa.

Đinh lăng cẩm thạch hợp mệnh gì? 

Cây đinh lăng cẩm thạch hợp với người mệnh Kim.

Lá cây đinh lan cẩm thạch có màu xanh đốm trắng
Lá cây đinh lan cẩm thạch có màu xanh đốm trắng

Qua bài viết trên, SFARM đã chia sẽ cho bà con chi tiết cách trồng cây đinh lăng và cách chăm sóc chuẩn kỹ thuật tại nhà. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn và trồng thành công chậu cây đinh lăng xanh tốt tại vườn nhà mình nhé! Xem thêm cách trồng đơn giản chuẩn chuyên gia của nhiều loại cây khác tại SFARM Blog.

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/ 

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết