Cây vạn lộc: Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

1403 lượt xem

Cây vạn lộc có ý nghĩa, đặc điểm gì nổi bật mà được mọi người ưa chuộng trồng để trang trí? Hãy để SFARM giải đáp thắc mắc trên cho các bạn và chia sẻ thêm về loại đất trồng cây phù hợp với cây vạn lộc cùng cách chăm sóc cây sau khi trồng. Xem ngay bài viết dưới đây nhé!

Cây vạn lộc là cây gì?

Nguồn gốc của cây vạn lộc

Cây vạn lộc (cây thiên phú) có tên khoa học là Aglaonema Rotundum Pink. Đây là một loài cây thuộc họ Ráy, nhóm thực vật một lá mầm. Vạn lộc có nguồn gốc từ Indonesia và Thái Lan. Nhờ màu sắc độc đáo, cây vạn lộc được ưa chuộng và trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia ở châu Á.

Đặc điểm của cây vạn lộc

Cây vạn lộc có lá dày, bóng mượt, bề mặt lá rộng, mép lá lượn sóng mềm mại. Lá cây thường có màu sắc rực rỡ, tùy loại mà có thể là màu đỏ, xanh xen trắng hoặc pha trộn cả hai.

Cây có kích thước nhỏ gọn, cao khoảng 60cm, vạn lộc còn là cây ưa bóng râm nên thích hợp để trồng trong nhà, văn phòng hoặc đặt trên bàn làm việc.

Đặc điểm của cây vạn lộc
Đặc điểm của cây vạn lộc

Ý nghĩa về phong thủy của cây vạn lộc

Cây vạn lộc được ưa thích không chỉ vì mang màu sắc nổi bật mà cây còn có ý nghĩa về mặt phong thuỷ. Tên “vạn lộc” của cây mang ý nghĩa thịnh vượng, từ “vạn” tượng trưng cho sự dồi dào, phong phú. Từ “lộc” biểu thị tài lộc, phúc đức. 

Vì vậy, cây vạn lộc thể hiện mong muốn gia đình luôn đầy đủ, sung túc và gặp nhiều may mắn. Khi vạn lộc ra hoa, đây được xem là dấu hiệu của vận may và tài lộc đang nở rộ đến với gia chủ.

Phân loại cây vạn lộc

Hiện nay, cây vạn lộc được phân thành 2 loại phổ biến nhất là vạn lộc đỏ và vạn lộc xanh, mỗi loại cây đều có những đặc điểm riêng biệt sở hữu tính thẩm mỹ và giá trị tài lộc.

Cây vạn lộc xanh

Vạn lộc xanh sở hữu lá màu xanh kết hợp các vân trắng, sự kết hợp giữa màu trắng và xanh tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát.

Cây vạn lộc đỏ

Vạn lộc đỏ biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc và thành công. Người ta tin rằng, khi cây ra hoa là điềm báo cho gia chủ sắp gặp nhiều may mắn thuận lợi. Vì vậy cây vạn lộc đỏ thường được đặt ở phòng khách, văn phòng hay cửa hàng kinh doanh để thu hút tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ.

Các loại cây vạn lộc hiện nay
Các loại cây vạn lộc hiện nay

Cách trồng cây vạn lộc chuẩn kỹ thuật

Trồng trên đất

Đất trồng cây vạn lộc phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp và đảm bảo thoáng khí. Bạn có thể tự trộn đất trồng cây theo tỷ lệ 1:1:1:1 gồm than bùn, trấu hun, mụn dừađất. Ngoài ra bạn có thể dùng giá thể trồng kiểng lá SFARM, đây là dòng giá thể đã có đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho các loại cây cảnh.

Sản phẩm có ưu điểm nhẹ, xốp, không mùi hôi, sạch và hạn chế tối đa làm bẩn ra sàn nhà, mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng.

Nếu bạn trồng cây trong chậu, bạn nên chọn chậu có độ cao gấp đôi chiều dài của rễ và có độ rộng gần bằng với tán cây để đảm bảo cây có không gian tăng trưởng tốt. Tránh chọn các loại chậu quá nhỏ sẽ khiến cho rễ cây bị hạn chế phát triển, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn màu sắc và hình dáng chậu phù hợp với tuổi và mệnh của mình, nhằm tăng thêm sự may mắn và tài lộc cho gia đình.

Trồng thủy sinh

Sau khi lấy cây vạn lộc ra khỏi đất, hãy nhẹ nhàng làm sạch đất và cát bám trên rễ để tránh làm tổn thương chúng. Tiếp theo, rửa sạch phần thân và lá cây, cắt bỏ những lá bị hỏng hoặc héo úa, sau đó để cây khô ráo.

Cuối cùng, bạn có thể thêm một ít sỏi trắng vào chậu để cố định rễ, đồng thời giúp chậu cây nổi bật và đẹp mắt hơn.

Giá thể trồng cây phù hợp với cây vạn lộc
Giá thể trồng cây phù hợp với cây vạn lộc

Cách chăm sóc cây vạn lộc đơn giản, dễ làm

Điều kiện ánh sáng

Cây vạn lộc là loại cây ưa bóng mát, hạn chế để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh tình trạng lá bị héo hoặc cháy. Vị trí thích hợp để đặt cây là gần cửa sổ, nơi ánh sáng không quá mạnh, đủ để cây quang hợp.

Chọn đất trồng, giá thể phù hợp

Bạn hãy chọn loại đất tơi xốp, thoáng khí và có khả năng thấm nước tốt, có thể trộn đất với than bùn, trấu hun và mùn hữu cơ để tăng thêm dinh dưỡng, đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng để phát triển.

Phòng ngừa sâu bệnh

Cây vạn lộc thường dễ mắc một số bệnh do vi khuẩn như phấn trắng, thối lá hoặc bị sâu hại tấn công. Cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây, nếu thấy cây có dấu hiệu bị bệnh bạn hãy cắt bỏ lá bị bệnh và loại trừ sâu bệnh ngay khi phát hiện nhằm ngăn chặn lây lan.

Một số lưu khi khi chăm sóc cây vạn lộc

Đối với các cây vạn lộc được trồng thuỷ sinh, cần thay nước 1 lần/tuần, tránh tình trạng để nước trong bình chuyển màu đục hay ngả vàng. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất cho cây bằng các loại dung dịch dinh dưỡng. Cây phát lộc ưa nước, nên hãy bổ sung nước cho cây thường xuyên để cây phát triển nhé!

Thay nước thường xuyên đối với cây trồng thuỷ sinh
Thay nước thường xuyên đối với cây trồng thuỷ sinh

Câu hỏi thường gặp về cây vạn lộc

Phong thủy cây vạn lộc hợp mệnh gì?

Theo phong thủy, màu đỏ là màu bản mệnh của những người mệnh Hoả. Vì vậy cây vạn lộc đỏ vô cùng phù hợp với người mệnh Hỏa. Trồng vạn lộc trong nhà giúp gia chủ mệnh Hỏa gặp nhiều tài lộc và may mắn, có thể giúp họ đạt được nhiều thành tựu trong công việc và cuộc sống.

Tuy nhiên, người mệnh Hỏa có thiên bẩm năng động, thích mạo hiểm, nhưng lại quá bốc đồng nên sẽ gặp nhiều trở ngại, thậm chí là nguy hiểm trong cuộc sống. Để cân bằng yếu tố phong thủy, người mệnh Hỏa có thể trồng cây màu trắng hoặc gam màu lạnh để tạo sự hài hòa và ổn định trong cuộc sống.

Cây vạn lộc thích hợp trồng ở đâu?

Vạn lộc thường được ưa chuộng trồng trong nhà, văn phòng. Ngoài ra, bạn có thể trồng chúng ngoài trời tuy nhiên phải đảm bảo cây được trồng ở nơi mát mẻ, không bị nắng quá gắt.

Vạn lộc thích hợp để trồng trong nhà
Vạn lộc thích hợp để trồng trong nhà

Cây vạn lộc hợp tuổi gì?

Dưới đây là một số tuổi và mệnh phù hợp với cây vạn lộc, nếu tuổi của bạn phù hợp, hãy sở hữu ngay một chậu cây vạn lộc để tận dụng tối đa những lợi ích phong thủy của cây nhé!

Mệnh Thủy: Nhâm Thìn (1952, 2012), Quý Tỵ (1953, 2013), Bính Ngọ (1966), Đinh Mùi (1967), Nhâm Tuất (1982), Quý Hợi (1983), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981),…

Mệnh Hỏa: Mậu tý (1948), Bính thân (1956), Giáp thìn (1964), Ất tỵ (1965), Mậu ngọ (1978), Kỷ mùi (1979, Đinh mão (1987),…

Mệnh Thổ: Mậu Dần (1938 – 1998), Tân Sửu (1961 – 2021), Canh Ngọ (1990 – 1930), Kỷ Mão (1939 – 1999) Mậu Thân (1968 – 2028), Tân Mùi (1991 – 1931), Bính Tuất (1946 – 2006), Kỷ Dậu (1969 – 2029),…

Cây vạn lộc bao lâu tưới một lần?

Cây vạn lộc là loại cây khá ưa nước, bạn nên tưới cây 2-3 lần/tuần. Thời điểm tưới cây là vào sáng sớm hoặc buổi chiều muộn, thời điểm này nắng không quá gắt để tránh tình trạng nước bị bốc hơi.

SFARM Blog đã chia sẻ cho các bạn ý nghĩa, đặc điểm cùng cách trồng và chăm sóc cây vạn lộc tại nhà hiệu quả. Mong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này. Nếu bạn đang muốn trồng cây cảnh tại nhà, cây vạn lộc là loại cây vô cùng thích hợp, SFARM chúc các bạn có thể trồng cây thành công nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết