Cách kích hoa giấy nở vào dịp Tết 2025 đẹp rực rỡ, chuẩn kỹ thuật

7228 lượt xem

Cách kích hoa giấy nở vào dịp Tết đang là thắc mắc của các bạn đang trồng hoa giấy tại nhà. Sau đây, SFARM sẽ hướng dẫn cách kích hoa giấy đúng kỹ thuật, điều kiện và bí quyết chăm sóc hoa giấy bằng phân hữu cơ để hoa nở đúng Tết. Xem ngay!

Hoa giấy là hoa gì?

Hoa giấy có tên tiếng Anh là Bougainvillea, có xuất xứ từ khu vực Trung Nam Mỹ. Loại cây này nở hoa quanh năm, phổ biến tại Việt Nam với nhiều tên gọi khác như hoa móc diều hay cây bông giấy. Hoa giấy thuộc loại cây thân gai, có khả năng leo cao và bám vào các vật thể khác. Người Việt thường trồng hoa giấy làm cổng hoặc hàng rào.

Vẻ đẹp của hoa giấy được mô tả qua những từ như bình dị, nhẹ nhàng và tinh khôi. Với nhiều màu sắc rực rỡ như đỏ, trắng, cam, vàng, tím, hồng, hoa giấy tuy mỏng manh nhưng lại bền bỉ, ít rụng. Những bông hoa nở sáng rực cả một góc trời, chơi được khoảng một tháng trước khi thay lứa mới.

Đặc biệt, những gốc hoa giấy lâu năm có giá trị rất cao, lên đến hàng trăm triệu đồng. Đây cũng là một loại hoa chưng Tết được ưa chuộng, góp phần tô điểm không gian thêm rực rỡ và ý nghĩa trong những ngày đầu năm.

Hoa giấy đa dạng về màu sắc
Hoa giấy đa dạng về màu sắc

Ý nghĩa của hoa giấy

Chắc hẳn nhiều người khi quyết định chọn loài cây này để trang trí cho không gian nhà mình sẽ thắc mắc trồng hoa giấy trước cửa nhà có tốt không? Câu trả lời là có. Trong phong thủy, cây hoa giấy với kiểu thân leo cùng tán lá xum xuê tượng trưng cho sự che chở, no đủ và hạnh phúc viên mãn. Đây cũng là lý do loài cây này được nhiều người chọn làm cây cảnh trồng trước nhà, vừa để làm đẹp vừa mang ý nghĩa phong thủy tích cực.

Hoa giấy sở hữu màu sắc rực rỡ và tươi sáng, mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng biệt. Màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ và khát vọng vươn lên, màu hồng biểu trưng cho nét dịu dàng nữ tính, màu tím gợi lên sự lãng mạn và chung thủy, trong khi màu trắng lại toát lên vẻ thuần khiết và tinh tế.

Người xưa tin rằng trồng hoa giấy còn giúp xua đuổi tà khí, đẩy lùi vận xui. Với sức sống bền bỉ và mãnh liệt, hoa giấy được ví như biểu tượng của sự thuần khiết, giản dị nhưng kiên trung, son sắt trong tình yêu và cuộc sống.

Ngoài hoa giấy, hoa ly cũng là lựa chọn tuyệt vời để trang trí nhà cửa trong dịp Tết, mang lại không gian tươi mới và phú quý.

Tại sao cây hoa giấy không ra hoa?

Điều thú vị của cây hoa giấy chính là càng chăm sóc kĩ lưỡng càng khó ra hoa. Nếu trồng ở đất có dinh dưỡng đầy đủ thì cây tập trung phát triển cành lá và luôn xanh tốt. Điều này làm cho cây hoa giấy không có hoa, vì cây hoa giấy chỉ ra hoa khi cành cây đã già.

Cây không được cung cấp đủ nước dẫn đến quá trình phát triển và ra hoa của cây bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, việc cây có nhiều cành gầm và cành tán mọc rậm rạp khiến cây tập trung dinh dưỡng nuôi lá thay vì ra hoa.

>> Xem thêm: Phân bón hoa giấy: Cách chọn và sử dụng giúp cây sai hoa quanh năm. 

Cây hoa giấy không ra hoa
Cây hoa giấy không ra hoa

Điều kiện để hoa giấy ra hoa

Để kích hoa giấy nở vào dịp Tết, cần chú ý đảm bảo cây khỏe mạnh, lá xanh đậm và mầm phát triển tốt. Một lưu ý quan trọng để hoa giấy nở đúng thời điểm là không để rễ cây ăn sâu xuống đất. Nếu rễ đã ăn xuống, cần cắt hoặc chặt bỏ để kiểm soát dinh dưỡng.

Hoa giấy thuộc họ cây leo, có khả năng chịu khô hạn tốt. Khi trồng trực tiếp xuống đất, cây thường phát triển nhanh, lá xanh tươi nhưng lại khó ra hoa. Do đó, để đảm bảo kích hoa giấy nở vào dịp Tết, các bạn nên chọn trồng hoa giấy trong chậu, vừa dễ dàng chăm sóc vừa thuận tiện trong việc kiểm soát thời gian ra hoa.

Hoa giấy vốn là loài hoa ưa sáng, chỉ khi nhận đủ ánh nắng thì cây mới phát triển tốt và nở hoa rực rỡ. Trong thời điểm chuẩn bị kích hoa giấy nở vào dịp Tết sắp tới, cần chú ý đảm bảo cây được cung cấp đủ ánh sáng mỗi ngày. 

Ánh sáng là yếu tố quan trọng để kích thích cây ra hoa đúng thời gian mong muốn, bạn cần đảm bảo cây hoa giấy nhận đủ ít nhất 8 tiếng ánh sáng mặt trời. Điều này giúp hoa nở nhiều hơn, màu sắc rực rỡ hơn và thời gian ra hoa cũng kéo dài.

Bí quyết chăm sóc, kích hoa giấy nở vào dịp Tết

Thời gian xử lý cây ra hoa

Hoa giấy là loại cây nở hoa quanh năm, nhưng để hoa nở đẹp và kích hoa giấy nở vào dịp Tết, người trồng cần áp dụng kỹ thuật chăm sóc đúng thời điểm. Theo kinh nghiệm của các nhà vườn, thời gian tốt nhất để cắt tỉa và bắt đầu chăm sóc đặc biệt cho hoa giấy là từ 60 đến 70 ngày trước Tết.

Thời gian này cũng cần điều chỉnh dựa vào điều kiện thời tiết. Nếu trời nắng ấm, bạn nên bắt đầu quá trình chăm sóc vào khoảng tháng 11 âm lịch. Còn nếu trời rét lạnh, nên đẩy sớm hơn khoảng 1 tháng.

Hoa giấy có khả năng giữ hoa nở rực rỡ trong khoảng 1 tháng, nên nếu cây bắt đầu ra hoa từ tháng 12 âm lịch, hoa vẫn sẽ giữ được sắc rực rỡ để chưng đúng dịp Tết.

Bổ sung dinh dưỡng cho cây hoa giấy trước khi hãm nước

Cần bổ sung đầy đủ đa – trung – vi lượng cho cây hoa giấy trước khi ngưng tưới nước để kích cây ra hoa. Giúp cây khỏe mạnh trước, trong và sau khi ra hoa.

Có thể sử dụng những loại phân bón sau:

Sau đó tưới đẫm nước cho cây đến khi nước chảy ra ngoài thì ngưng. Sau khi tưới 2-3 ngày đất trong chậu đã khô, tưới lại nước sạch cho cây và để cân bằng lượng phân.

Để chuẩn bị phân bón để kích hoa giấy nở vào dịp tết, bạn có thể pha ⅔ bát con phân NPK vào 20 lít nước, khuấy đều cho phân hòa tan hoàn toàn. Sau đó, dùng hỗn hợp này tưới đẫm vào gốc cây cho đến khi thấy nước bắt đầu tràn ra ngoài chậu thì ngưng.

Lưu ý: Hãy lựa chọn các loại phân bón từ những thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng, tránh sử dụng các loại phân bị pha tạp chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.

Nên tưới cho cây 2 lần phân như vậy và mỗi lần tưới cách nhau 7-10 ngày để có thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng được cung cấp. Cứ sau 2 ngày tưới lại với nước sạch cho cây.

Sử dụng phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây
Sử dụng phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây

Hãm nước (xiết nước)

Để kích hoa giấy nở vào dịp Tết, kỹ thuật xiết nước là bước quan trọng. Xiết nước là việc hạn chế hoặc ngừng tưới nước hoàn toàn trong một khoảng thời gian, giúp đất khô và kích thích cây chuyển từ giai đoạn phát triển lá sang bật mầm và nở nụ.

Thời điểm thực hiện siết nước nên bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo vùng miền. Ở miền Bắc, thời tiết lạnh hơn, nên tiến hành từ đầu tháng 10 âm lịch. Ở miền Nam, khí hậu ấm áp, có thể bắt đầu từ giữa tháng 10 hoặc đầu tháng 11 âm lịch.

Chu kỳ siết nước thường kéo dài 15-20 ngày, chia thành hai giai đoạn, mỗi giai đoạn 7-10 ngày. Trong giai đoạn đầu, hoàn toàn ngừng tưới nước, kể cả khi trời mưa cũng cần che chắn để nước không ngấm vào đất.

Sau 7-10 ngày, tưới nhẹ khoảng 2 lít nước để cây hồi phục, sau đó tiếp tục cắt nước trong 7-10 ngày tiếp theo. Nếu cây bắt đầu ra nụ sau 10-15 ngày xiết nước, chứng tỏ kỹ thuật xiết nước để kích hoa giấy nở vào dịp Tết đã thành công.

Trong quá trình kích hoa giấy nở vào dịp Tết, nếu lá cây vàng nhưng cuống hoa vẫn chắc, bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu cây rụng hoa, cần bổ sung nước nhỏ giọt để tránh làm cây suy kiệt.

Sau khi kết thúc xiết nước, tưới nước và bón phân trở lại bình thường nhưng chỉ với liều lượng bằng 50% liều lượng thường ngày để cây phục hồi từ từ, tránh sốc nước.

Ngoài ra, có thể dùng nước vo gạo pha loãng để tưới, giúp cung cấp vitamin B1, hỗ trợ cây ra hoa to và đẹp. Kỹ thuật xiết nước này chỉ nên áp dụng với cây khỏe mạnh, trên 5 năm tuổi. Trong mùa mưa, cần che chắn cẩn thận để nước không ngấm vào đất, đảm bảo hiệu quả của phương pháp xiết nước, giúp hoa giấy nở rực rỡ đón Tết.

Một số lưu ý khi xiết nước để kích hoa giấy nở vào dịp Tết:

Việc xiết nước trong chăm sóc cây hoa giấy ra hoa phụ thuộc vào tình trạng thực tế của cây. Các bạn chỉ nên áp dụng kỹ thuật này cho các cây khỏe mạnh, sinh trưởng ổn định. Vì cây dưới 5 tuổi hoặc cây yếu thường khó nở hoa đều và đẹp.

Ngoài ra, quá trình xiết nước còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Vào mùa đông lạnh hoặc mưa rét, cần ủ ấm cho cây và tưới nước ấm để kích thích ra hoa. Ngược lại, trong thời tiết nắng ấm, không nên sử dụng phương pháp này. Nếu gặp giai đoạn mưa nhiều, cần che chắn để nước không ngấm vào chậu, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả xiết nước.

Cắt tỉa cành

Để kích hoa giấy nở vào dịp Tết, người trồng cần áp dụng các biện pháp cắt tỉa và chăm sóc đúng cách. Trước hết, hãy cắt tỉa mạnh tay và thường xuyên. Nếu cây đang có nụ hoa, đừng tiếc mà hãy cắt bỏ toàn bộ hoa và nụ để cây tập trung dưỡng chất, chuẩn bị cho đợt ra hoa mới đồng đều hơn.

Ngoài ra, cắt tỉa cũng giúp cây phát triển nhiều cành mới, mang lại số lượng hoa lớn hơn so với các cành già cỗi.

Cắt tỉa cành để kích hoa giấy nở vào dịp Tết
Cắt tỉa cành để kích hoa giấy nở vào dịp Tết

Tuốt lá

Khi cây hoa giấy còn lá, dinh dưỡng chủ yếu sẽ được dồn vào việc nuôi lá, khiến cây khó tập trung phát triển hoa. Vì vậy, để kích hoa giấy nở vào dịp Tết, việc tuốt lá là rất quan trọng. Khoảng đầu tháng 11 âm lịch, người trồng cần chú ý bắt đầu tuốt bỏ lá trên cây.

Thông thường, khi giảm lượng nước tưới, cây hoa giấy sẽ tự rụng lá để bảo toàn lượng nước và giảm sự thoát hơi nước qua lá. Tuy nhiên, nếu cây không rụng hết lá, bạn cần chủ động tuốt hoặc ngắt bỏ toàn bộ lá còn lại.

Tuốt lá giúp cây chuyển dinh dưỡng sang nuôi cành và kích thích quá trình phân hóa mầm hoa và việc tuốt lá nên được duy trì đều đặn cho đến khi hoa bắt đầu nở rộ,

Chế độ bón phân trong khi cây ra hoa

Hoa giấy không yêu cầu quá nhiều dinh dưỡng, nhưng để thúc đẩy hoa nở đẹp, đúng dịp Tết và lâu tàn, bạn nên bắt đầu bón phân NPK hàng tuần từ ngày 15/10 âm lịch. Ở miền Nam, do thời tiết ấm áp hơn, bạn có thể lùi thời gian bón phân lại một chút. 

Trong hai tuần đầu, sử dụng phân NPK với tỷ lệ 20-20-15 hoặc NPK 30-9-9 để giúp cây phát triển toàn diện, đặc biệt là bộ lá và thân cây. Vào hai tuần cuối giáp Tết, hãy chuyển sang bón phân NPK với tỷ lệ 15-5-20 để kích thích hoa phát triển đẹp và lâu tàn. Đồng thời, kết hợp phun phân bón lá và vitamin B1.

Câu hỏi liên quan đến việc kích hoa giấy nở vào dịp Tết 

Kích hoa giấy bao lâu thì ra hoa?

Thời gian kích hoa giấy ra hoa là 2,5 – 3 tháng, nếu cây trồng chậu thì cần kết hợp cắt nước tưới và lặt bỏ hết lá trên cây thì cây sẽ có hoa quanh năm.

Làm thế nào để hoa giấy ra đúng dịp Tết?

Để kích hoa giấy nở vào dịp Tết, việc xiết nước là một bước quan trọng. Xiết nước nghĩa là tạo điều kiện khô hạn cho đất bằng cách ngưng tưới nước trong một khoảng thời gian nhất định, giúp cây tập trung năng lượng vào việc bật mầm và nở nụ. Cụ thể, sau khi bón phân NPK đợt hai cho cây khoảng 7-10 ngày, bạn nên bắt đầu xiết nước.

Cách kích hoa giấy nở vào dịp Tết
Cách kích hoa giấy nở vào dịp Tết

Hoa giấy nở bao lâu thì tàn?

Nếu như thời tiết nắng đều hoa giấy có thể nở trong khoảng 2 – 4 tuần là tàn. Còn nếu mưa nhiều sau 1 – 2 tuần cây hoa giấy sẽ bị rụng bông.

SFARM Blog đã hướng dẫn các bạn cách kích hoa giấy nở vào dịp Tết, cùng các bí quyết chăm sóc và kỹ thuật kích hoa giấy nở vào dịp Tết. SFARM mong bài viết trên đã giúp các bạn nắm rõ kỹ thuật kích hoa giấy nở vào dịp Tết và áp dụng kỹ thuật kích hoa giấy nở vào dịp Tết cho cây nhà mình thành công nhé! 

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
4/5 - (3 bình chọn)