Phân bón hoa giấy: Cách chọn và sử dụng giúp cây sai hoa quanh năm

1516 lượt xem

Phân bón hoa giấy là yếu tố quan trọng quyết định khả năng ra hoa, màu sắc và độ bền của hoa. SFARM sẽ giúp bạn hiểu rõ cách chọn và sử dụng phân bón hoa giấy hiệu quả, giúp cây ra hoa sai, bền màu và đúng mùa suốt cả năm.

1. Giới thiệu về cây hoa giấy

1.1. Đặc điểm sinh trưởng của cây hoa giấy 

Cây hoa giấy, hay còn gọi là bông giấy hoặc móc diều, là loài cây cảnh phổ biến tại Việt Nam nhờ vẻ đẹp mỏng manh nhưng rực rỡ. Cây có tốc độ phát triển nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, đặc biệt là vùng nắng nóng, khô hạn.

Về tán lá, cây hoa giấy sở hữu kiểu lá đơn, mọc so le, màu xanh đậm, hình bầu dục thuôn dài. Lá có kết cấu mỏng, mặt trên nhẵn, gân nổi rõ. Đây là bộ phận hỗ trợ cây quang hợp hiệu quả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Hoa của cây thường mọc thành từng chùm ở đầu cành, mỗi chùm gồm ba lá bắc mỏng manh có màu sắc sặc sỡ như hồng, đỏ, cam, trắng, tím,… Cánh hoa thật nhỏ và thường nằm ẩn trong cụm lá bắc, tạo hiệu ứng bắt mắt.

Cây hoa giấy thường nở rộ từ cuối thu đến đầu hè, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau. Vào mùa khô, khi cây giảm lượng nước tưới, hoa sẽ bung nở mạnh mẽ và giữ màu bền lâu. Khả năng chịu nắng tốt cũng là lý do khiến loài cây này được trồng nhiều tại các sân vườn, ban công hay lối đi.

Ngoài vẻ đẹp đa dạng, cây còn có sức sống dẻo dai, ít sâu bệnh, dễ tạo dáng bonsai nên rất được ưa chuộng trong trang trí cảnh quan.

Phân bón hoa giấy: Cách chọn và sử dụng giúp cây sai hoa quanh năm
Đặc điểm sinh trưởng của cây hoa giấy

1.2. Lợi ích khi trồng hoa giấy trong vườn và trong chậu

Hoa giấy mang lại giá trị cả về thẩm mỹ lẫn phong thủy. Trồng ngoài vườn, cây tạo bóng mát, che nắng, giảm nhiệt. Trồng trong chậu, cây dễ kiểm soát kích thước, phù hợp ban công, sân thượng, cổng nhà.

Cây còn có khả năng thanh lọc không khí, chống bụi mịn. Về mặt phong thủy, hoa giấy tượng trưng cho sự gắn kết, hòa hợp trong gia đình và thu hút vượng khí, đặc biệt khi trồng trước nhà hoặc cổng ra vào.

Ngoài ra, cây rất ít tốn công chăm sóc, phù hợp với người bận rộn hoặc không có kinh nghiệm làm vườn. Đây là lựa chọn lý tưởng để tạo không gian sống xanh, đẹp và ý nghĩa.

2. Các loại phân bón phù hợp cho hoa giấy

Để hoa giấy phát triển khỏe và nở hoa bền, cần sử dụng đúng loại phân theo từng giai đoạn. Trong đó, nhóm phân bón hoa giấy phổ biến nhất là phân hữu cơphân vi sinh, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng bền vững, hạn chế sốc phân và cải tạo đất.

2.1. Phân bón hữu cơ

2.1.1. Phân trùn quế 

Phân trùn quế giàu dinh dưỡng, chứa đầy đủ NPK tự nhiên, enzyme và vi sinh vật có lợi. Đây là loại phân bón hoa giấy giúp cây tăng cường rễ, lá xanh bền và bung nụ mạnh. Đặc biệt, trùn quế còn giúp cải thiện cấu trúc đất, giữ ẩm tốt và hạn chế xói mòn dinh dưỡng.

Phân bón hoa giấy: Cách chọn và sử dụng giúp cây sai hoa quanh năm
Phân trùn quế giúp cây tăng cường rễ, lá xanh bền và bung nụ

2.1.2. Phân bò, phân gà, phân dê ủ hoai

Các loại phân chuồng ủ hoai có ưu điểm cung cấp dưỡng chất chậm, ổn định và an toàn. Khi dùng làm phân bón hoa giấy, chúng giúp tăng độ tơi xốp đất, hỗ trợ phát triển rễ khỏe, cành mập, hoa dày. Tuy nhiên, phải ủ kỹ tránh nấm bệnh, làm nóng rễ hoặc gây cháy cây.

2.1.3. Phân bón vi sinh

Phân vi sinh chứa hệ vi khuẩn có ích giúp phân giải chất hữu cơ trong đất, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất cho cây. Sử dụng phân vi sinh làm phân bón cho hoa giấy còn giúp kháng bệnh từ đất, tăng sức đề kháng và hỗ trợ cây ra hoa đồng loạt, bền màu.

2.2. Phân bón vô cơ (NPK, DAP, Kali, Humic) 

Bên cạnh phân hữu cơ, nhóm phân bón vô cơ đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích ra hoa, tăng sức đề kháng và đảm bảo cây hoa giấy nở hoa đúng thời điểm. Cần phối hợp hợp lý để cây phát triển toàn diện.

Phân bón hoa giấy: Cách chọn và sử dụng giúp cây sai hoa quanh năm
Phân bón vô cơ đóng vai trò kích thích hoa, tăng sức đề kháng cho cây

2.2.1. Phân NPK và cách lựa chọn tỷ lệ phù hợp

Phân NPK là loại phân bón hoa giấy không thể thiếu trong suốt quá trình sinh trưởng. Tỷ lệ NPK phù hợp theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn phát triển: chọn NPK 20-20-15
  • Giai đoạn kích hoa: chọn NPK 6-30-30 hoặc 10-55-10
  • Duy trì hoa: dùng NPK 15-5-20

Sử dụng đúng tỷ lệ giúp cây ra hoa đồng loạt, màu tươi bền.

2.2.2. Phân DAP giúp kích thích rễ và tăng trưởng

DAP (Diammonium Phosphate) chứa hàm lượng lân cao, giúp rễ phát triển mạnh và hỗ trợ cây tăng trưởng tốt. Đây là loại phân bón hoa giấy lý tưởng cho giai đoạn đầu sau khi cắt tỉa, giúp cây phục hồi nhanh, đâm chồi khỏe và tăng khả năng hút dưỡng chất.

2.2.3. Phân Kali giúp cây cứng cáp, sai hoa

Kali giúp điều hòa quá trình vận chuyển dinh dưỡng, làm cành chắc khỏe, tăng sức đề kháng và kích thích ra nụ nhiều. Bón phân kali đúng lúc giúp cây hoa giấy sai bông, hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ hơn. Nên kết hợp cùng NPK hoặc dùng riêng trước khi cây phân hóa mầm hoa.

2.2.4. Phân Humic giúp cải tạo đất và kích thích ra rễ

Phân Humic có nguồn gốc từ mùn tự nhiên, giàu axit humic – hoạt chất giúp rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và cải tạo môi trường đất. Dùng Humic như một loại phân bón hoa giấy bổ trợ giúp cây tăng sức đề kháng, hạn chế hiện tượng sốc phân.

2.3. Phân bón lá và vai trò trong việc kích thích hoa giấy nở hoa

Ngoài phân bón gốc, việc bổ sung phân bón lá cho hoa giấy mang lại hiệu quả nhanh, đặc biệt trong giai đoạn cần thúc đẩy ra nụ, ra hoa. Dưỡng chất dễ hấp thu qua lá giúp cây tăng sức sống và hoa nở rực rỡ.

2.3.1. Các loại phân bón lá tốt cho hoa giấy

Các loại phân bón hoa giấy dạng lá được ưa chuộng hiện nay gồm:

  • Phân bón lá NPK tỷ lệ 10-55-10, 6-30-30: Giúp cây phân hóa mầm hoa mạnh
  • Phân bón lá có bổ sung vi lượng: Hỗ trợ màu hoa tươi, bền màu
  • Phân bón hữu cơ sinh học dạng lá: Tăng sức đề kháng, dưỡng cây khỏe

Nên ưu tiên loại dễ hấp thụ, ít gây cháy lá, phù hợp từng giai đoạn phát triển.

2.3.2. Cách sử dụng phân bón lá hiệu quả

Phun phân bón lá vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh lúc nắng gắt. Pha đúng liều lượng theo hướng dẫn, lặp lại mỗi 7–10 ngày/lần để đạt hiệu quả tối ưu. Nên phun lên cả hai mặt lá để cây hấp thụ đều dưỡng chất.

3. Hướng dẫn bón phân cho hoa giấy theo từng giai đoạn phát triển

3.1. Giai đoạn cây con (mới trồng hoặc mới cắt tỉa)

Ở giai đoạn cây hoa giấy còn non, hoặc sau khi cắt tỉa mạnh, cây cần được phục hồi bộ rễ và chồi non. Việc chọn đúng phân bón hoa giấy và bón đúng cách sẽ quyết định cây phát triển nhanh, khỏe mạnh.

3.1.1. Loại phân bón nên dùng

Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân bò hoai hoặc phân vi sinh giúp cây hồi phục rễ mà không gây sốc. Bổ sung phân DAP hoặc phân NPK 20-20-15 để kích thích bộ rễ phát triển và đâm chồi khỏe. Có thể kết hợp phun thêm phân bón lá sinh học để tăng khả năng hấp thu.

3.1.2. Tần suất bón phân

Sau khi trồng hoặc cắt tỉa, nên bón lót phân hữu cơ 1 lần duy nhất, kết hợp với NPK hoặc DAP hòa tan bón cách 10–15 ngày/lần. Phun phân bón lá 1 lần/tuần vào sáng sớm. Không nên bón quá dày hoặc quá sớm để tránh làm cháy rễ non.

3.2. Giai đoạn sinh trưởng (phát triển thân, lá)

3.2.1. Phân bón giúp cây khỏe mạnh

Ở giai đoạn phát triển tán lá, cây hoa giấy cần được bổ sung dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình hình thành cành và lá mới. Lúc này, phân bón lá là lựa chọn hợp lý giúp cây hấp thụ nhanh hơn.

Những loại phân có hàm lượng Kali hoặc Phospho cao như dịch chuối Humic, phân kích hoa hoặc phân NPK bón lá sẽ hỗ trợ cây phát triển tán đều và khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng nếu cây có dấu hiệu phát triển chậm.

Với những cây hoa giấy yếu hoặc sinh trưởng kém, nên bón bổ sung phân NPK để cải thiện sức sống. Sử dụng đúng liều lượng và định kỳ sẽ giúp cây hồi phục nhanh, tạo tiền đề cho giai đoạn ra hoa sau này.

3.2.2. Lưu ý khi bón phân để tránh cây bị xót

Không bón phân lúc trời nắng gắt hoặc ngay sau khi tưới nước. Nên hòa loãng phân vô cơ trước khi bón, tránh để phân tiếp xúc trực tiếp với gốc cây. Luôn kết hợp bón phân với tưới nước nhẹ để cây dễ hấp thu, không bị sốc dinh dưỡng.

3.3. Giai đoạn kích hoa

3.3.1. Bón phân gì để hoa giấy ra hoa nhiều? 

Giai đoạn kích hoa là thời điểm quyết định đến số lượng và chất lượng hoa của cây hoa giấy. Để hỗ trợ quá trình phân hóa mầm hoa, bạn nên bón phân NPK chuyên dùng cho giai đoạn ra hoa, với tần suất khoảng 1 lần mỗi tuần.

Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm các loại phân hoặc thuốc kích hoa chuyên dụng để cây ra hoa đồng loạt, màu sắc tươi tắn hơn. Song song với việc bón phân, vẫn cần giữ độ ẩm vừa đủ để cây không bị héo hoặc chậm phát triển.

Một kỹ thuật quan trọng trong giai đoạn này là xiết nước – tức hạn chế tưới hoặc ngưng tưới trong một thời gian ngắn. Cách làm này giúp cây tập trung dinh dưỡng để phân hóa hoa thay vì phát triển lá.

Khi kết thúc giai đoạn xiết nước, cần tưới lại từ từ với lượng nước nhỏ để tránh sốc cho cây hoa giấy. Việc kết hợp đúng kỹ thuật và chế độ phân bón sẽ giúp cây nở hoa đều, dày và rực rỡ như mong muốn.

Phân bón hoa giấy: Cách chọn và sử dụng giúp cây sai hoa quanh năm
Giai đoạn kích hoa là thời điểm quyết định đến số lượng và chất lượng hoa của cây hoa giấy. Vậy nên bón phân gì?

3.3.2. Cách bón phân NPK cho hoa giấy giúp cây nở hoa rực rỡ

Sau mỗi đợt hoa tàn, bạn nên cắt tỉa cành và tạo dáng lại cho cây. Việc này giúp cây hồi phục nhanh và chuẩn bị bước vào giai đoạn ra hoa mới. Sau khi tỉa, nên pha loãng phân NPK để tưới, giúp bổ sung dưỡng chất cho cây.

Khi cây đã hấp thụ đủ dinh dưỡng ban đầu, bạn tiến hành cắt nước từ vài ngày đến khi lá có dấu hiệu héo nhẹ. Lúc này, chỉ cần duy trì một lượng nước nhỏ để cây không bị khô héo hoàn toàn nhưng vẫn đủ điều kiện kích thích phân hóa mầm hoa.

Từ tuần thứ 1 đến thứ 2 sau xiết nước, cây hoa giấy bắt đầu bật lộc và ra mầm hoa mới. Đây là giai đoạn bạn nên bón phân NPK cho hoa giấy đều đặn mỗi tuần để thúc đẩy ra nụ. Có thể kết hợp thêm phân kích hoa để tăng hiệu quả.

Cũng trong giai đoạn này, bạn tiếp tục xiết nước bằng cách giảm dần tần suất tưới, sau đó ngưng hẳn vài ngày. Kỹ thuật này giúp mầm hoa phân hóa mạnh hơn, tăng độ phủ và độ đều hoa. Khi tưới nước lại, cần tưới từ từ để cây thích nghi, tránh sốc nước.

3.4. Sau mỗi đợt hoa 

Sau khi hoa giấy ra hoa xong, cây thường suy yếu, mất sức. Đây là thời điểm quan trọng để phục hồi sinh lực, kích thích ra mầm mới và chuẩn bị cho đợt hoa tiếp theo. Việc sử dụng phân bón hoa giấy đúng cách sẽ giúp cây hồi phục nhanh, tiếp tục cho hoa đẹp.

Phân bón hoa giấy: Cách chọn và sử dụng giúp cây sai hoa quanh năm
Sau mỗi đợt hoa cây suy yếu nên bón phân phục hồi cây sau khi ra hoa

3.4.1. Bón phân phục hồi cây

Nên cắt tỉa cành tàn và bón bổ sung phân hữu cơ hoai mục như phân trùn quế hoặc phân bò ủ, kết hợp với phân NPK 15-15-15 hoặc 16-16-8 để cung cấp đồng đều đạm, lân, kali giúp cây nhanh chóng phục hồi cành lá, duy trì tán khỏe và xanh tốt.

3.4.2. Cách bón kali để giúp cây chuẩn bị cho đợt hoa tiếp theo

Sau khi cây phục hồi tán lá, nên chuyển sang bón kali đơn hoặc phân NPK giàu kali (6-30-30 hoặc 10-30-20) để thúc đẩy phân hóa mầm hoa. Bón cách 10–15 ngày/lần, kết hợp phun phân bón lá giàu kali và vi lượng giúp cây tích lũy dinh dưỡng cho lứa hoa mới.

4. Cách bón phân cho hoa giấy trong chậu và ngoài đất

4.1. Bón phân cho hoa giấy trồng chậu 

Hoa giấy trồng chậu có bộ rễ hạn chế, khả năng hút dinh dưỡng kém hơn trồng đất nên cần bón đúng loại và đúng liều. Bón sai có thể làm cây phát triển yếu hoặc cháy rễ, chậm ra hoa. Việc chọn phân bón hoa giấy và cách bón đóng vai trò rất quan trọng.

Phân bón hoa giấy: Cách chọn và sử dụng giúp cây sai hoa quanh năm
Cách bón, liều lượng và những lưu ý khi bón phân cho cây hoa giấy trong chậu

4.1.1. Cách bón và liều lượng hợp lý

Với cây trồng chậu, nên ưu tiên phân bón hữu cơ như phân trùn quế, phân gà ủ hoai để nuôi đất, cải tạo giá thể. Kết hợp bón NPK dạng hạt (tỷ lệ 10-30-20 hoặc 6-30-30) theo liều lượng 1 muỗng cà phê/ chậu 1 tháng/lần. Có thể dùng thêm phân bón lá để bổ sung vi lượng nhanh chóng.

4.1.2. Lưu ý khi bón phân để tránh cây bị sốc phân

Không bón phân khi cây khô nước hoặc trời nắng gắt. Sau khi bón, cần tưới nhẹ để phân tan đều, tránh tập trung một chỗ gây cháy rễ. Hạn chế dùng phân hóa học quá liều vì đất trong chậu dễ tích muối, gây sốc phân. Nên bón phân lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

4.2. Bón phân cho hoa giấy trồng ngoài vườn

Hoa giấy trồng đất có ưu điểm về diện tích rễ rộng, khả năng hút dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, cũng cần lên kế hoạch bón phân đều đặn và hợp lý để giúp cây phát triển bền, ra hoa đúng kỳ và sai hoa.

Phân bón hoa giấy: Cách chọn và sử dụng giúp cây sai hoa quanh năm
Bón phân cho hoa giấy ngoài vườn

4.2.1. Khác biệt so với trồng trong chậu

So với trồng chậu, hoa giấy ngoài đất có thể bón lượng phân nhiều hơn, đặc biệt là phân hữu cơ hoai mục. Cây cũng có khả năng tự điều hòa dinh dưỡng tốt hơn nên ít bị sốc phân. Đất vườn giúp phân tán lượng muối và duy trì độ ẩm tốt hơn.

4.2.2. Phân bón thích hợp và cách tưới

Nên sử dụng phân bón hoa giấy dạng hữu cơ (phân trùn quế, phân gà, phân bò hoai) kết hợp NPK theo từng giai đoạn. Khi ra hoa, nên bổ sung NPK 6-30-30 hoặc 10-30-20. Phân nên rải đều quanh tán, tưới nước ngay sau khi bón để phân ngấm đều và tránh sót rễ.

>> Xem thêm: Phân bón cho cây ăn quả: Cách chọn và bón đúng kỹ thuật. Tại đây.

5. Câu hỏi thường gặp về bón phân hoa giấy

5.1. Tại sao hoa giấy không nở hoa?

Hoa giấy không ra hoa thường do bón phân sai cách, dư đạm, thiếu ánh sáng hoặc cắt tỉa không đúng thời điểm. Ngoài ra, tưới nước quá nhiều hoặc đất thoát nước kém cũng khiến cây chỉ phát triển lá mà không ra hoa.

5.1.1. Nguyên nhân và cách khắc phục

Giảm lượng phân đạm, ưu tiên phân bón hoa giấy giàu lân và kali (NPK 6-30-30). Cắt nước 5–7 ngày để thúc cây ra nụ. Đảm bảo cây đủ nắng tối thiểu 6 giờ/ngày, cắt tỉa nhẹ sau mỗi đợt hoa để cây phân cành và chuẩn bị ra hoa mới.

5.2. Cây hoa giấy tưới nước như thế nào?

Hoa giấy chịu hạn tốt nên không cần tưới thường xuyên. Tưới quá nhiều khiến cây phát triển lá, chậm ra hoa. Tùy thời tiết, chỉ tưới 2–3 lần/tuần. Khi cây chuẩn bị ra hoa, nên cắt nước từ 5–7 ngày để kích thích nở hoa.

5.2.1. Cách tưới nước để giúp cây phát triển tốt và nở hoa đều

Tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào giữa trưa nắng. Trồng chậu cần kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới. Kết hợp tưới phân hữu cơ pha loãng hoặc phân bón hoa giấy dạng nước định kỳ giúp cây khỏe và dễ ra hoa hơn.

Việc chọn đúng loại phân bón hoa giấy và sử dụng đúng cách sẽ giúp cây khỏe, hoa nở nhiều và bền màu. Đừng quên theo dõi SFARM Blog để cập nhật mẹo hay nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý khách liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

– Hotline: 0902652099

– Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết