Ý nghĩa hoa đào ngày Tết, cách trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật

1408 lượt xem

Hoa đào ngày Tết dần đã trở thành một biểu tượng đặc trưng trong những ngày Tết Nguyên Đán. Hãy cùng với SFARM tìm hiểu ngay những ý nghĩa, cách chăm sóc và loại phân hữu cơ phù hợp để hoa nở đẹp và lâu tàn ngày Tết trong bài viết sau đây nhé!

Giới thiệu về hoa đào ngày Tết

Nguồn gốc của hoa đào ngày Tết 

Theo giáo sư Gary Crawford cùng hai đồng nghiệp tại Đại học Toronto (Canada) cho biết cây đào có nguồn gốc hình thành khoảng 7.500 năm trước và được con người thuần hóa, lai ghép và trở thành loài cây mang ý nghĩa tốt đẹp cho đời sống con người.

Hoa đào ngày Tết lần đầu được biết đến ở vùng đất Ba Tư, sau đó được lai tạo và phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mông Cổ, Lào, Trung Quốc,… Và dần trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết.

Đặc điểm, hình dáng hoa đào ngày Tết

  • Thân: Là loại cây thân gỗ nhỏ, có màu xanh hoặc đỏ tía và có thể cao từ 1 – 10 mét, thường được trồng để làm cảnh (lấy hoa) hoặc lấy quả
  • Hoa đào: Hoa đào có màu hồng nhạt, hồng đậm hoặc đỏ, số lượng cánh hoa từ 5 – 25 cánh tùy từng loại. 
  • Rễ cây: Là loại rễ cọc, phân nhánh nên có khả năng chịu hạn tốt và chịu úng kém. 
  • Lá cây: Có hình mũi mác hay elip, mặt dưới có chứa các gân lá nổi, thường xanh tốt vào mùa xuân và rụng lá vào mùa thu.
  • Quả: Cây cho quả Đào dạng hạch, có thịt quả màu vàng và vô cùng thơm ngon.
Đào là loại cây thân gỗ, hoa có màu hồng rực rỡ
Đào là loại cây thân gỗ, hoa có màu hồng rực rỡ

Điều kiện sinh trưởng của hoa đào ngày Tết

Hoa đào ngày Tết thích nghi tốt với khí hậu lạnh, có thể chịu nhiệt độ từ -26 °C đến -30 °C. Tuy nhiên, chồi hoa dễ bị chết ở khoảng -15 °C đến -25 °C, tùy thuộc vào thời gian rét và từng giống đào. Một số giống chịu lạnh kém hơn, trong khi những giống khác có khả năng chống chịu tốt hơn.

Vào mùa hè, cây đào cần nhiệt độ từ 20 °C – 30 °C để quả có thể chín. Cây nên được trồng nơi có nhiều ánh, thoáng gió tốt để giúp không khí lạnh thoát đi vào đêm sương giá và giữ mát khu vực vào mùa hè.

Ý nghĩa hoa đào ngày Tết 

Biểu tượng của sinh sôi nảy nở

Hoa đào ngày Tết là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở và sức sống mãnh liệt. Với vẻ đẹp rực rỡ của hoa mang đến niềm hy vọng cho một năm mới tràn đầy may mắn, thuận lợi và cuộc sống tốt lành.

Biểu tượng cho sự hòa thuận, gắn kết

Qua câu chuyện của Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng nhau kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng”, hoa đào còn mang ý nghĩa gửi gắm, mong muốn cho một năm mới đầy tình cảm gắn kết và hòa thuận.

Biểu tượng của sự thịnh vượng

Sắc hồng của hoa đào được xem là màu sắc may mắn, luôn mang lại sự ấm cúng cho mỗi nhà, gieo vào lòng mỗi người niềm vui và niềm tin yêu vào một năm mới tốt đẹp, mang đến những điều thịnh vượng, hạnh phúc, sự an yên, ấm áp trong năm mới.

Sắc hồng rực rỡ của hoa đào ngày Tết được xem là màu may mắn
Sắc hồng rực rỡ của hoa đào ngày Tết được xem là màu may mắn

Ý nghĩa của hoa đào ngày Tết trong phong thủy 

Trong phong thủy, hoa đào được xem là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ, những điều không may mắn và mang đến sự an yên, hạnh phúc cho gia chủ trong một năm mới.

Không chỉ thế, hoa đào ngày Tết còn tượng trưng cho dương khí trong phong thủy mang đến nguồn sinh khí mới, giúp cho mọi người trong nhà luôn vui vẻ, khỏe mạnh và bình an trong năm mới.

Những loại hoa đào ngày Tết được yêu thích nhất

Đào phai

Với sắc hồng nhẹ nhàng, mơn mởn, đầy sự tinh tế và thanh lịch đã thu hút được sự quan tâm của mọi người, chính lý do ấy mà đào phai là một trong những loại hoa đào được ưa chuộng vào ngày Tết.

Đào phai là loại hoa đào ngày Tết được ưa chuộng nhất
Đào phai là loại hoa đào ngày Tết được ưa chuộng nhất

Bích Đào

Loài hoa đào tạo ấn tượng bởi sắc hồng đậm, kiêu sa, tạo nên ấn tượng khó quên ngay lần đầu bắt gặp. Bích Đào thường được chọn làm trang trí ở bàn tiếp khách hay làm hoa dâng bàn gia tiên trong ngày Tết bởi màu sắc ấn tượng của Bích Đào.

Bích Đào có màu hồng đậm tạo vẻ kiêu sa
Bích Đào có màu hồng đậm tạo vẻ kiêu sa

Bạch đào

Bạch đào có sắc trắng tinh khôi, thuần khiết rất riêng của những cánh hoa đan xe đầy tinh tế và sang trọng. Bạch đào là loại đào quý, hiện nay rất khó có thể bắt gặp được loài hoa này.

Bạch Đào có sắc trắng tinh khôi và thuần khiết
Bạch Đào có sắc trắng tinh khôi và thuần khiết

Đào thất thốn

Đây là giống đào rất quý và hiếm, ngày trước đây là loài hoa chỉ dành cho vua thưởng thức bởi sự đặc biệt trong hình dáng, cấu trúc và sắc độ của từng cánh hóa. Mỗi nhánh đào chỉ có 7 hoa, mỗi cánh hoa đỏ rực được xếp đan xen tạo nên màu sắc cuốn hút.

Đào thất thốn với sắc đỏ rực tạo nên sự cuốn hút 
Đào thất thốn với sắc đỏ rực tạo nên sự cuốn hút

Đào má hồng Đà Lạt

Đào má hồng hay còn được gọi là đào lông hay đào vạn trượng. Đây là loại đào lai, được ghép từ gốc cây đào rừng của Đà Lạt với mầm của các loại hồng đào, liễu đào, bích đào, bạch đào,… Đào lai cho hoa kép có khoảng 25 cánh chụm lại, hoa giữ được lâu và có mùi thơm đặc trưng.

Đào má hồng Đà Lạt hay còn gọi là đào vạn trượng
Đào má hồng Đà Lạt hay còn gọi là đào vạn trượng

Đào đá

Đào đá mọc chủ yếu trong rừng sâu, thân cây xù xì, cành to khỏe, do có các thực vật khác ký sinh nên thân cây có hình dạng rất đặc biệt. Đào đá có 5 cánh đơn rất đẹp mắt nhưng lại ít hoa hơn so với đào bích hay đào phai.

Hoa đào đá có 5 cánh đơn và màu hồng phớt
Hoa đào đá có 5 cánh đơn và màu hồng phớt

Nhân giống cây hoa đào ngày Tết

Có 2 phương pháp nhân giống cây hoa đào ngày Tết là phương pháp gieo hạt và ghép cành. Thông thường, nhiều người lựa chọn nhân giống cây đào bằng phương pháp ghép cành nhằm rút ngắn thời gian hơn so với phương pháp gieo hạt.

Lựa chọn cành ghép

Bà con nên chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bọ và chọn những cành có tuổi thọ ít nhất từ 1 năm để đảm bảo cây phát triển nhanh và tốt.

Phương pháp ghép

Lựa chọn cành ghép

Nên chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bọ, chọn những cành có tuổi thọ ít nhất từ 1 năm để đảm bảo cây phát triển nhanh và tốt.

Phương pháp ghép

Ghép áp:

  • Cắt đoạn từ 6 – 10cm bỏ các phần ngọn và mầm yếu, giữ lại khoảng 2 – 3 mắt.
  • Cắt cây gốc ghép: Chọn phía gốc ghép trơn nhẵn dài 3 – 4 cm, rạch một vết dao nghiêng 45 độ hướng lên trên để cắt 1/3 lớp gỗ, chừa lại 2 – 3 lá thật trên gốc ghép. Đối với chồi ghép cũng vạt một mặt xiên tương tự, sau đó tiến hành áp mặt cắt của chồi ghép vào gốc ghép để ghép.
  • Cắt ghép cành: Nên đặt mặt dài của cành ghép vào trong, sau đó dùng ni lông tự phân hủy quấn chặt từ dưới lên quanh vết ghép theo hình tròn để cố định.

Ghép mắt nhỏ có gỗ:

  • Chọn gốc ghép cách mặt đất khoảng từ 20 – 25cm.
  • Cắt lấy mắt ghép: Vết cắt ở gốc phải bằng với kích thước của cành ghép, cách mắt dưới khoảng 1/2 cm.
  • Cấy mắt ghép vào gốc sau đó cố định lại cành ghép trên gốc bằng nilon.
  • Chờ cành ghép phát triển (khoảng từ 2 – 4 tuần) lúc này có thể cắt tháo dây buộc.
Nhân giống hoa đào ngày Tết bằng phương pháp ghép cành
Nhân giống hoa đào ngày Tết bằng phương pháp ghép cành

Cách trồng hoa đào ngày Tết chuẩn

Thời vụ trồng hoa đào ngày Tết 

Có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thời vụ chính để trồng đào là vào mùa xuân (tháng 2 – tháng 3) và mùa thu (cuối tháng 9 – đầu tháng 10).

Lựa chọn giống hoa đào ngày Tết 

Bà con có thể lựa chọn giống hoa đào ngày Tết dựa vào nhu cầu và sở thích của mình hay tùy thuộc vào phong tục văn hóa của từng địa phương từng vùng khác nhau.

Làm đất trồng hoa đào ngày Tết 

Đào là loại cây không chịu úng nên bà con cần chọn đất có độ tơi xốp và thoát nước tốt. Loại đất tốt nhất cho cây đào là đất thịt nặng hoặc đất thịt pha cát, có độ pH từ 5,6 – 6,5.

Chọn đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt cho hoa đào ngày Tết
Chọn đất có độ tơi xốp, thoát nước tốt cho hoa đào ngày Tết

Bóc túi bầu nilon

Đặt cây đào giống nằm dọc trên tay thuận của bà con, sau đó dùng tay còn lại bóc bỏ túi bầu, đặt cây vào chính giữa hố.

Đặt cây đào giống vào giữa hố

Bà con làm đất tơi xốp, lên luống cao 25 – 30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt, đào hố trồng với kích thước rộng 15 – 20cm và sâu 20 – 30cm, rồi đặt cây đào giống xuống chính giữa hố.

Lấp đất

Sau khi đặt cây xuống hố, tiến hành lấp đất. Dùng cuốc, xẻng vun đất bốn xung quanh gốc cây, dùng tay ấn nhẹ đất phía xung quanh bầu cây làm cho cây không bị đổ khi tưới nước. Lấp đất cao đến phần cổ rễ của cây đào giống.

Cắm cọc chống đổ 

Đối với cây đào cảnh, sau khi trồng xong chúng ta phải tiến hành chống cọc cho cây khỏi bị đổ. Việc chống cọc phải được tiến hành ngay sau khi trồng.

Tủ gốc cho cây hoa đào ngày Tết  

Sau khi trồng nên tiến hành tủ gốc để giữ ẩm cho cây hoa đào ngày Tết với các vật liệu giúp giữ ẩm như rơm, rạ, cỏ mục,…

Kỹ thuật chăm sóc hoa đào ngày Tết đơn giản

Bón phân

Nguyên tắc bón: Ngay sau khi trồng đến 15 tháng 7 âm lịch phải thường xuyên bón thúc cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Lượng đạm sẽ giảm dần qua từng đợt bón phân. Cứ khoảng 15 – 20 ngày, bà con bón thúc một lần với liều lượng 18 – 27kg/1 sào Bắc Bộ (tức 0,1 – 0,15kg/1 cây tùy theo tuổi cây), áp dung xen kẽ 3 cách:

  • Cách 1: Rạch lớp lớp cách gốc 20 – 25cm rắc phân đều xung quanh và lấp đất.
  • Cách 2: Hòa phân vào nước tưới vào gốc.
  • Cách 3: Phun phân qua lá.

Nếu có điều kiện ngâm ủ phân chuồng, bã đậu tương hoặc phân đạm cá hoai mục, bà con hòa loãng và bổ sung phân NPK vào nước phân đó để tưới cho cây. Lưu ý: Tưới làm nhiều lần tránh tưới đậm đặc, tưới khi đất khô, không tưới vào ngày mưa hoặc trời mới bị mưa.

Bà con có thể tham khảo thêm cách ủ phân chuồng tiết kiệm thời gian với chế phẩm vi sinh Trichoderma của SFARM giúp hỗ trợ quá trình phân giải phân chuồng cực nhanh mà an toàn cho môi trường và không gây hại cho sức khỏe.

SFARM là đơn vị cung cấp sỉ chế phẩm vi sinh Trichoderma 
SFARM là đơn vị cung cấp sỉ chế phẩm vi sinh Trichoderma

Tưới nước

Sau khi trồng, bà con cần tưới nước ngay (ngay cả trong mùa mưa) để giữ ẩm đất ở mức 70% trong 15 ngày đầu. Điều này giúp cây không bị chết và rễ nhanh chóng bám đất. Lượng nước tưới khoảng 3 – 5 lít/cây/ngày. 

Những ngày sau, tùy vào độ ẩm đất và thời tiết, bà con có thể tưới cách 3  -5 ngày/lần. Trước khi tưới, nên chọc 2 lỗ ở hai bên gốc để nước dễ thấm xuống hoặc bà con có thể tưới rãnh hoặc tưới nhỏ giọt, đảm bảo đất đủ ẩm nhưng tránh làm thân cây ướt thường xuyên để hạn chế bệnh chảy gôm cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh chảy nhựa

Bệnh gây hại chủ yếu trên thân cành, nhất là chỗ phân nhánh. Khi bệnh, vỏ cây nứt ra, nhựa vàng trong suốt chảy ra, lâu dần sẽ chuyển thành màu nâu đỏ, chỗ bị bệnh lồi lên, tần vỏ và gỗ bị mục. Lá cành bệnh bị vàng, bệnh nặng có thể làm cây chết khô.

Biện pháp phòng trừ:

  • Không trồng đào nơi đất quá chặt. Nếu bắt buộc trồng trên đất thịt cần bón phân hữu cơ.
  • Quét vôi gốc cây đề phòng sâu hại. Khi trời sương muối và nắng cháy cần có biện pháp che chắn cho cây.
  • Đối với cây bị bệnh, quét hợp chất lưu huỳnh + vôi 5oBe sau đó quét lên vết chảy nhựa.
Bệnh chạy nhựa ở cây đào
Bệnh chảy nhựa ở cây đào

Bệnh xoăn lá đào

Đây là bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng tới sự ra hoa của đào. Ban đầu lá dày lên, màu xanh xám. Phần bệnh bị xoăn, màu đỏ hoặc đỏ tím, trên mặt lá xuất hiện bột màu trắng xám. Về sau lá thành màu nâu và rụng.

Biện pháp phòng trừ:

  • Phun thuốc hợp chất lưu huỳnh+vôi loãng 3 – 5oBe vào đầu mùa xuân, phun liên tục 2 – 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày.
  • Thu hái lá bệnh và đốt để giảm nguồn lây.
  • Không bón phân chưa hoai.

Bệnh thủng lá đào

Đây là bệnh phổ biến, sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh khác xâm nhập. Ban đầu xuất hiện các đốm nhỏ, sau lan rộng, xung quanh đốm có viền màu xanh vàng, về sau đốm bệnh khô, mép nứt ra và rụng xuống tạo thành các vết thủng.

Biện pháp phòng trừ:

  • Nên bón phân hữu cơ, tránh bón phân nhiều đạm.
  • Tỉa cành thông thoáng, loại bỏ cành bệnh, trồng đào nơi thoáng gió và thoát nước tốt.
  • Không nên trồng xen lẫn giữa lê và đào vì có thể lây nhiễm lẫn nhau.
  • Khi bị bệnh, phun thuốc lưu huỳnh + vôi 3 – 5oBe hoặc phun Sunfat kẽm 1 phần + vôi 4 phần nước 240 phần hoặc phun Zineb 0,2%.

Rệp đào

Tên khoa học của rệp đào là Myzus persicae Sulzer thuộc bộ cánh đều, họ rệp.

Biện pháp phòng trừ:

  • Bảo vệ các loài thiên địch của rệp như bọ rùa, chuồn chuồn cỏ, ruồi ăn rệp, ong kén rệp.
  • Phun thuốc phòng ngừa 3 lần trong năm: đầu xuân, tháng 6 – 7 và giữa thu. Thuốc sử dụng là Phoxim 0,2% hoặc DDVP 0,1% hoặc nước xà phòng loãng (1 xà phòng+150 nước).
  • Khi bệnh nặng, sử dụng 1 bột lưu huỳnh 2 nước 2 dầu hỏa + 0,02 bột giặt; tất cả đun nóng lên, để nguội rồi phun.

Tuốt lá

Thời điểm tốt nhất nên tuốt lá đào là trước Tết khoảng 2 tháng, phải tuốt cẩn thận không làm mất phần chân lá dính vào cành, làm như vậy sẽ mất mầm hoa.

Đảo cây đào

Đây là cách chuyển cây đào sang một hố khác sau đó lấp chặt gốc, thời gian đảo cây đối với từng loại đào là khác nhau như đào bích đảo cây vào khoảng 1/8 âm lịch, đào phai vào 20/7 âm lịch, đào thất tôn vào 1/7 âm lịch.

Kỹ thuật kích thích hoa nở

Để cho đào nở vào đúng dịp Tết thì bà con chỉ cần lưu ý cách tưới nước cho cây. Nếu trời lạnh tưới nước ấm thì sẽ kích thích hoa đào nở sớm hay thời tiết ấm đào có khả năng nở sớm thì mọi người cần hãm lại bằng cách phun nước lạnh cho đào thường xuyên.

Cách giúp cây hoa đào ngày Tết nở đúng ngày

Khoanh vỏ cây đào

Khoanh vỏ là biện pháp hãm cây nhằm hạn chế sự sinh trưởng, bắt cây chuyển sang giai đoạn ra hoa.

Thời gian khoanh vỏ: Các giống khác nhau sẽ có thời điểm khoanh vỏ khác nhau: Đào Bích là khoảng 15/8 (âm lịch), đào Phai là 5/8, đào Thất Thốn là 1/7. Hãm trước những cây khỏe, có toàn bộ lá xanh tốt. Hãm sau những cây yếu, một phần lá đã chuyển sang màu vàng. Không hãm những cây già.

Cách khoanh vỏ: 

– Chọn vị trí thân cây cách gốc 20 – 40cm, dùng dao khoanh 1 vòng tròn sâu tới phần gỗ của cây, lặp lại 2 – 3 lần để tạo vết khoanh rõ rệt. Bà con nên thực hiện vào buổi sáng, khô ráo không mưa. 

– Sau khi khoanh vỏ 1 ngày, nếu thấy nhựa cây đùn ra vết khoanh và sau 2 ngày – 1 tuần thấy lái chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt và hơi rủ xuống là thành công. Nếu lá vẫn chưa chuyển màu thì bà con cần phải hãm lại bằng cách khứa thêm một vòng khác ở trên vết cũ. Nếu vẫn chưa được thì bà con phải hãm lại lần thứ 3.

Khoanh vỏ là biện pháp giúp hoa đào ngày Tết nở đúng ngày
Khoanh vỏ là biện pháp giúp hoa đào ngày Tết nở đúng ngày

Kích thích hoa đào nở nhanh

Tùy vào thời tiết mà hoa đào ngày Tết có thể nở sớm hoặc muộn hơn so với thời gian dự tính, trong trường hợp này thì bà con có thể áp dụng các phương pháp giúp kích thích hoa nở:

  • Quây nilon thắp đèn điện để làm tăng nhiệt độ, tạo không gian ấm áp sẽ giúp hoa nở nhanh hơn.
  • Tưới nước cho đào ở nhiệt độ 40 – 50 độ C vào quanh gốc đào, tưới 5 – 6 lần/ngày.
  • Sử dụng phân lân và phân kali pha loãng với nước để tưới cho cây hoa đào, cũng là cách giúp đào nở nhanh hơn.

Cách hãm hoa đào nở chậm lại

Vào những lúc thời tiết thất thường, không thể tránh khỏi việc đào có thể nở nhanh hơn ngoài ý muốn, vì thế bà con có thể áp dụng các phương pháp dưới đây để có thể hãm được hoa đào nở chậm lại vào đúng dịp Tết:

  • Sử dụng nước lạnh để tưới cho hoa nhằm giảm nhiệt, hãm cho hoa nở. Tưới nước lên toàn bộ tán lá cây hoặc tưới lên thân gốc cây.
  • Che chắn kỹ cho hoa và bà con có thể sử dụng thêm phân ure nồng độ 1% pha loãng với nước để tưới cho cây.

Cách chăm sóc cây hoa đào ngày Tết nở đẹp, lâu tàn

Để hoa đào ngày Tết luôn tươi và đẹp, hãy áp dụng những cách sau đây:

  • Đối với hoa đào ngày Tết để trong bình: Thường xuyên thay nước, đặt bình tại nơi có ít gió và có ánh nắng đầy đủ.
  • Đối với hoa đào ngày Tết trồng trong chậu: Sử dụng đất pha cát, độ ẩm vừa có khả năng thoát nước giảm ngập úng cho cây. Sử dụng nước lạnh tưới cho cây.

Câu hỏi thường gặp về hoa đào ngày Tết

Tháng mấy thì vặt lá hoa đào?

Vào giữa tháng 11 âm lịch thì vặt lá hoa đào bằng tay hoặc phun thuốc hóa học ướt đều tán. Vặt lá hoa đào có tác dụng giúp cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cách dày, màu đẹp. 

Lưu ý: Nếu năm nào thời tiết nóng thì bà con tuốt lá muộn hơn 2 – 5 ngày, nếu thời tiết rét thì tuốt lá sớm hơn.

Giữa tháng 11 âm lịch là thời điểm vặt lá hoa đào ngày Tết
Giữa tháng 11 âm lịch là thời điểm vặt lá hoa đào ngày Tết

Người ta trồng cây đào để làm gì?

Cây đào là loại cây thân gỗ nhỏ, thường được trồng để làm cảnh (lấy hoa) hoặc lấy quả Đào dạng hạch với một lớp lông bao phủ, khi chín thịt quả có vị ngọt và vô cùng thơm ngon. 

Hoa đào được mệnh danh là gì?

Hoa đào được mệnh danh là tinh hoa ngũ hành. Vẻ đẹp tươi thắm và rực rỡ của hoa đào từ xưa đã được xem như tinh hoa ngũ hành của trời đất. Trong phong thủy, hoa đào ngày Tết mang ý nghĩa giúp xua đuổi những điều không may, mang lại bình an và hạnh phúc cho gia chủ trong năm mới.

Mùa xuân hoa đào nở màu gì? 

Mùa xuân hoa đào nở có màu hồng nhạt, hồng đậm hoặc đỏ tùy thuộc vào từng giống cây đào. Cánh hoa đào có thể là cánh đơn hoặc kép, số lượng cánh khoảng từ 5 đến 25 cánh. Khi hoa tàn sẽ cho quả nhỏ với một lớp lông bao phủ, khi chín có vị ngọt và vô cùng thơm ngon. 

Thời điểm thích hợp nhất để mua hoa đào về chưng Tết là bao nhiêu ngày trước Tết?

Thời điểm thích hợp nhất để mua cây đào về chưng Tết là từ 3 – 5 ngày trước Tết. Đặc biệt, mọi người nên chọn đào có đủ bộ tứ quý: hoa, nụ, lộc, quả đó là biểu tượng của sự ấm no và hạnh phúc gia đình.

Qua bài viết trên, SFARM Blog đã cung cấp các thông tin chi tiết về hoa đào ngày Tết như những ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa đào ngày Tết đơn giản, đúng kỹ thuật để hoa nở đúng ngày, nở đẹp và lâu tàn trong ngày Tết. Hy vọng với những chia sẻ từ SFARM sẽ giúp bà con có thêm nhiều thông tin hữu ích về hoa đào nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết