Các vấn đề về chất lượng phân trùn quế khi xử lý chất lượng bằng giảm ẩm tự nhiên, sàng lọc tạp chất

1779 lượt xem

1/ Các vấn đề có thể xảy ra (tỉ lệ rất nhỏ)

Trong những phương pháp xử lý phân trùn quế thì SFARM đã sử dụng phương pháp GIẢM ẨM TỰ NHIÊN VÀ SÀNG LỌC TẠP CHẤT. Với mục tiêu đảm bảo không thất thoát dinh dưỡng đa-trung-vi lượng, các acid Humid, Fulvic và duy trì mật độ vi sinh vật có lợi như vsv phân giải lân, đạm, cellulose,… cho chất lượng phân trùn quế ở mức tối ưu nhất.

Tuy nhiên trong phương pháp xử lý này vẫn còn sót lại một số trứng côn trùng (cuốn chiếu, sùng đất, ốc sên,… sinh ra trong môi trường nuôi trùn) và mầm cỏ dại. Trong đó, vấn đề sùng đất khiến khách hàng lo lắng, SFARM trình bày cụ thể như sau:

con sùng đất

Con sùng đất sinh sôi nhiều trong phân bò chưa xử lý

Có hai nguyên nhân có sùng đất trong bao phân trùn quế

Trùn quế được tạo ra từ phân bò

Phân bò thường chứa rất nhiều trứng sùng đất. Đây là trứng của loại bọ hung cánh cứng chuyên ăn phân bò, chúng sẽ đẻ trứng vào phân bò. Trong quá trình sản xuất phân trùn quế sùng có thể nói đã bị loại bỏ hoàn toàn nhờ trải qua quá trình sàng lọc, rây mịn. Tuy nhiên, khi sùng còn ở giai đoạn trứng là rất nhỏ nên nó có thể xót lại khi rây. Tỉ lệ trứng sùng tồn tại trong phân trùn quế là rất thấp.

Việc sùng xuất hiện trong phân trùn quế là một hiện tượng bình thường đối với các dòng phân hữu cơ tự nhiên nhất là trong mùa mưa, nên không thể nào tránh khỏi mà chỉ là hạn chế một phần nào đó.

Quá trình bảo quản phân trùn quế tại nhà sau khi mở bao: đối tượng bọ hung đẻ trứng vào phân trùn quế do sau khi mở bao không bảo quản, đóng túi cẩn thận.

Hiểu thêm về sùng đất

Sùng thường gây hại khi vào mùa mưa, số lượng trứng nở ra nhiều ấu trùng sùng mà nguồn phân hữu cơ bị gián đoạn nên chúng mới cắn phá rễ cây để phát triển thành bọ hung, hoàn thành 1 chu kỳ sinh trưởng. Nếu đầy đủ phân bón, sùng đất chủ yếu cũng chỉ ăn chất hữu cơ, rễ hư, mục và thải ra phân bón có tác dụng làm đất tơi xốp gần giống như trùn đất.

Cách giải quyết nếu trong đất trồng xuất hiện sùng đất

Cách 1: Sử dụng dung dịch gừng, tỏi, ớt tưới vào đất liên tục 5 – 7 lần, mỗi lần cách nhau 1 – 2 ngày.

Cách 2: Tưới nước bồ hòn

  • Nguyên liệu gồm: 1 kg quả bồ hòn khô; 3 – 3,5 lít nước; 1 cái Xoong, (nồi) dùng để đun riêng
  • Cách làm: Cho quả bồ hòn khô vào nồi cùng nước, đun sôi (các bạn phải trông để nó không trào nước ra ngoài, sau đó để nhỏ lửa đun thêm 30 phút nữa; Tắt bếp, để nguội rồi chắt ra chai lớn dùng dần
  • Bã quả này các bạn có thể đun lại 1 lần nữa vẫn được, sau đó để khô rồi cho vào máy xay rồi trộn vào đất trồng cây chứ không bỏ đi nha, phí lắm;
  • Khi trồng cây dài ngày, khoảng 1 tháng các bạn dùng 1 cây đũa tròn chọc lỗ, cách nhau 5 cm, rồi đổ nước bồ hòn cô đặc xuống đó; thực hiện vào chiều tối. Nước bồ hòn sẽ ngấm ra đất và sùng sẽ đi đời!
  • Các bạn trồng cây dài ngày cứ 1 tháng phải làm 1 lần, quên là cây bị cắn rễ; cây ngắn ngày nếu phát hiện vàng lá mà không phải do ít phân bón thì nên làm theo cách này;

Cách 3: Rải vôi để tiêu diệt, ức chế khả năng sinh sôi phát triển của sùng đất.

Cách 4: Dùng thuốc hạt với hoạt chất lưu dẫn để tiêu diệt triệt để và hiệu quả lâu dài như Regent, Vifu super 5GR,…

Lưu ý, khi sử dụng những phương pháp hóa học này sẽ dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của trùn quế và hệ vi sinh vật có lợi trong đất.

Cách bảo quản phân trùn quế tránh phát sinh sùng

bọc kín bao phân trùn quế sau khi sử dụng, đặt tại vị trí có thể cách ly với các loại côn trùng như trong nhà kho, khi phát hiện trong bao phân có sùng đất bạn chỉ cần loại bỏ và sử dụng phân trùn quế bình thường.

phân trùn quế Pb01 được thu hoạch đóng bao

Phân trùn quế SFARM dinh dưỡng hữu cơ nguyên chất 100%

Nguyên nhân và biện pháp khắc phục khi xuất hiện ốc sên

Tương tự như sùng đất, quá trình sản xuất phân trùn quế đã trải qua quá trình sàng lọc, rây mịn. Tuy nhiên, khi trứng ốc sên  là rất nhỏ nên nó có thể xót lại khi rây nên số ít trường hợp, khi gặp mưa hoặc thời tiết quá ẩm ướt sẽ xuất hiện ốc sên. Việc bón một thời gian và xuất hiện ốc sên trong phân trùn quế là một hiện tượng bình thường – nhất là đối với các dòng phân hữu cơ tự nhiên nhất là trong mùa mưa, nên không thể nào tránh khỏi mà chỉ là hạn chế một phần nào đó.

Khi xuất hiện ốc sên, bạn có thể áp dụng các biện pháp diệt trừ tương tự như sùng đất hoặc áp dụng các biện pháp như

  • Đặt bẫy dẫn dụ bằng vỏ dưa hấu; bia; coca; vỏ cam quýt và mật ong,… đợi chúng bu vào và tóm gọn
  • Diệt trừ bằng tỏi, hành củ; muối hột; vôi bột; bã cà phê; thuốc chuyên dụng,…
  • Phòng ngừa bằng vỏ trứng; bột ớt, dây đồng,…

Tham khảo chi tiết tại: Cách diệt ốc sên

2/ Yên tâm về chất lượng của phân trùn quế SFARM – Đặng Gia Trang

Tỉ lệ trứng côn trùng như cuốn chiếu, sùng đất hay mầm cỏ dại trong một lô sản xuất phân trùn là rất nhỏ nên xác suất gặp phải một bao phân thành phẩm chứa trứng côn trùng thực tế không đáng kể và hệ quả mang đến là gần như không có.

Tỷ lệ sản phẩm chứa trứng côn trùng là hiếm có khó gặp còn chất lượng, độ ẩm, dinh dưỡng, độ nguyên chất của phân trùn quế SFARM thì luôn luôn được đảm bảo. Do đó, quý khách hàng hãy yên tâm sử dụng các sản phẩm phân trùn quế giàu dinh dưỡng của SFARM.

3/ Phương hướng giải quyết từ công ty

Hiện tại SFARM đang nghiên cứu tìm hiểu phương pháp xử lý cao cấp hơn để đảm bảo vẫn giữ được đầy đủ dinh dưỡng, duy trì mật độ vi sinh và loại sạch cả trứng côn trùng, mầm cỏ. Nhưng có thể sẽ tăng chi phí và khi đó giá bán sản phẩm cũng tăng lên nên SFARM đang cân nhắc.

Trong trường hợp quý khách nhận thấy sản phẩm có 1 tỉ lệ nhỏ trứng sùng đất, cuốn chiếu, mầm cỏ dại thì SFARM có thể tặng bù hàng cho quý khách. Vậy quý khách có thể liên hệ đến hotline hoặc Zalo 0902.652.099 để SFARM trao đổi và hỗ trợ chi tiết!

Sfarm.vn

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (3 bình chọn)