Gần đây, rau mầm dần trở thành xu hướng mới trong các gia đình bởi chúng có giá trị dinh dưỡng cao và cách trồng vô cùng đơn giản. Đặc biệt để trồng rau mầm thì một loại giá thể được sử dụng phổ biến đó là mụn dừa. Hôm nay, Đặng Gia Trang sẽ hướng dẫn 5 cách trồng rau mầm đơn giản sau.
1/ Cách trồng rau mầm bằng khăn giấy
Nguyên liệu
Cách làm

2/ Hướng dẫn cách trồng rau mầm bằng mụn dừa
2.1 Dụng cụ và vật liệu trồng rau mầm
Giống: Có thể trồng rau mầm bằng nhiều loại hạt giống rau khác nhau như: Củ cải trắng, cải ngọt, cải xanh, rau muống, hạt mè đen, các loại đậu xanh, đậu nành, đậu đen, đậu phộng… Nên chọn hạt giống chuyên để trồng rau mầm có nguồn gốc rõ ràng, hạt mẩy, đồng đều.
Khay: Có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều kiện sẵn có của mỗi gia đình như khay tre, khay nhựa, khay xốp… Loại khay sử dụng tiện lợi nhất là khay xốp (loại khay xốp dùng để đựng trái cây được mua từ các vựa bán trái cây).
Giá thể mụn dừa: Mụn dừa Sfarm là giá thể trồng đã được xử lý loại bỏ Tanin và Lignin là lựa chọn tốt nhất cho trồng rau mầm. Có pH trung tính và ổn định pH, dễ dàng tạo các lỗ gieo hạt, hoàn toàn sạch khuẩn, không chứa nguồn nấm bệnh lây nhiễm.
Khăn giấy: Dùng để lót trên bề mặt giá thể mụn dừa trước khi gieo hạt, mục đích của việc lót giấy trên mặt giá thể trước khi gieo để khi thu hoạch rau mầm sẽ không bị dính giá thể vào rau.
Bìa giấy Carton: Dùng để đậy khay trong 1-2 ngày đầu mới gieo hạt.
2.2 Cách trồng rau mầm bằng xơ dừa đã qua xử lý
Bước 1: Tiến hành ngâm hạt rau mầm trong nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) từ 2h đến 8h tùy vào độ dày của vỏ hạt rau mầm.
Bước 2: Tiến hành trải mụn dừa trồng rau mầm đã qua xử lý vào chậu với độ dày 2/3 chiều cao chậu. Phun nhẹ nước lên lớp mụn dừa để tạo độ ẩm nhẹ cho giá thể trồng.
Bước 3: Tiến hành rải đều hạt giống đã ngâm bước 1 lên giá thể trong chậu đã chuẩn bị ở bước 2 và chùm phía trên bằng khăn ẩm.
Bước 4: Phun nước dạng sương nhẹ và đưa chúng vào trong tối, tránh ánh sáng để hạt nảy mầm và phát triển với chất lượng tốt nhất. Tưới phun sương mỗi ngày.
Bước 5: Tùy loại hạt mà có rau mầm để thu hoạch sau 3-5 hoặc 7 ngày. Dùng kéo hoặc dao cắt sát bề mặt giá thể xếp ngay ngắn vào hộp nhựa để sử dụng ngay.
Lưu ý: Nếu chưa sử dụng rau ngay thì không được rửa mà cho vào bao để trong ngăn của tủ lạnh để bảo quản.
2.3 Công dụng của mụn dừa
– Giữ ẩm tốt nên hạn chế được việc mất nước, nhất là lúc trưa nắng, tránh cho rau mầm bị chết héo vì thiếu nước
– Giàu dinh dưỡng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của rễ, giúp rau mầm có thể phát triển nhanh chóng
– Thông thoáng, tạo điều điều kiện cho rễ rau mầm trao đổi không khí tốt nhất
– Độ bền vừa phải nên sau 1 chu kỳ trồng, ta có thể mang mụn dừa ra ủ để làm phân bón, giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí
– Do mụn dừa khá sạch nên hạn chế được các mầm bệnh tấn công cây con
Lưu ý quan trọng: Khi dùng mùn dừa để làm giá thể trồng rau mầm thì phải xử lý và khử chát nếu không cây sẽ không mọc được
Mụn dừa Sfarm đã qua xử lý
3/ Cách trồng rau mầm bằng đất trong thùng xốp
Chuẩn bị
Dụng cụ trồng
Cách trồng
Bước 1 Ngâm hạt giống
Bước 2 Gieo hạt
Bước 3 Chăm sóc cây rau mầm
Bước 4 Thu hoạch

4/ Cách trồng rau mầm bằng viên đất nung
Bước 1: Xử lý hạt trước khi gieo
Bước 2: Chuẩn bị chậu và đất nung
Bước 3: Gieo hạt
Bước 4: Chăm sóc và thu hoạch

5/ Cách trồng rau mầm thủy canh
Chuẩn bị vật tư
- Rổ (bao nhiêu cái, kích thước bao nhiêu tùy bạn và phù hợp với vị trí trồng nhé)
- Xô (chọn lộ xô , hay thùng xốp có đường kính nhỏ hơn đường kính của rỗ nhé)
- Nước sạch (bạn có thể chọn nước bạn đang uống)
- Hạt giống rau muống sạch (chọn hạt to, chắc , không sâu)
Thực hiện
B1: Bạn để hạt giống rau muống và rổ với số lượng phù hợp với kích thước rổ.
B2: Bạn đổ nước sạch (nước dinh dưỡng) vào xô
Cách làm cho nước sạch khi trồng rau mầm thủy canh
- Xử lý nước bằng vôi, giúp khử khuẩn, với tỷ lệ hợp lý (400g vôi với 1000 lít nước nhà). Bỏ vôi vào nước cần khử khuẩn đợi 30 phút cho chất vôi lắng xuống rồi lọc lấy nước sạch .
- Xử lý phèn: tỷ lệ 1g phèn chua thì hòa tan vào 25 lít nước (bạn lấy nước đã qua xử lý vôi để xử lý tiếp phèn nhé), Bỏ phèn chua vào nước đợi khoảng 20 phút đợi phèn chua lắng xuống rồi bạn lấy đổ lấy nước mặt trên.

6/ Giá thể trồng rau mầm
Giá thể trồng rau mầm là gì?
Không ít người thường nhầm lẫn giữa giá thể và đất trồng rau mầm. Thực tế, giá thể trồng rau mầm là hỗn hợp các nguyên liệu được phối trộn nhằm tạo môi trường thuận lợi để hạt nảy mầm và cây phát triển tốt.
Giá thể trồng rau mầm được chia thành 3 nhóm chính như sau:
- Giá thể hữu cơ tự nhiên: Làm từ mụn xơ dừa, vỏ trấu, tro, mùn cưa,… Ưu điểm là dễ tìm, thân thiện và giàu dinh dưỡng.
- Giá thể nhân tạo: Bao gồm cát, sỏi, đá perlite,… do con người sản xuất, hỗ trợ tốt cho việc thoát nước và tạo độ tơi xốp.
- Giá thể hữu cơ tổng hợp: Là các vật liệu như xốp, bọt biển,… tuy nhẹ và thông thoáng nhưng ít được dùng vì khó phân hủy.
Trong ba nhóm trên, giá thể hữu cơ tự nhiên là lựa chọn lý tưởng cho người trồng rau mầm tại nhà vì dễ kiếm, dễ xử lý và an toàn.
Tiêu chí chọn giá thể trồng rau mầm hiệu quả
Một giá thể trồng rau mầm chất lượng cần đáp ứng các tiêu chí:
- Tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt nhưng thoát nước nhanh để không bị úng.
- Giàu dinh dưỡng, đủ nuôi cây phát triển khỏe mạnh trong suốt vòng đời ngắn.
- Có pH trung tính và ổn định, giúp cây dễ hấp thụ dưỡng chất.
- An toàn, sạch bệnh, không chứa tác nhân gây hại cho cây và người tiêu dùng.
- Thân thiện với môi trường, có thể tái sử dụng hoặc dễ phân hủy.
Trước khi phối trộn, bạn nên rà soát kỹ từng thành phần để đảm bảo hỗn hợp cuối cùng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên.
Một số loại giá thể trồng rau mầm phổ biến
Dưới đây là những loại giá thể trồng rau mầm đang được ưa chuộng nhất hiện nay:
- Mụn xơ dừa: Sau khi xử lý sạch chất chát và muối, loại giá thể này giữ ẩm tốt, thoáng khí và giàu hữu cơ.
- Than bùn: Hình thành từ xác thực vật phân hủy tự nhiên, rất giàu dinh dưỡng và hút nước tốt.
- Trấu hun: Qua xử lý nhiệt nên sạch mầm bệnh, giữ nước tốt, tăng độ tơi xốp cho hỗn hợp giá thể.
- Mùn cưa (vỏ thông Sfarm): Có khả năng giữ ẩm cao, nên dùng kết hợp với cát để tạo độ thoáng.
- Đá Perlite: Nhẹ, thoáng khí, giúp giữ nước và tạo điều kiện cho rễ phát triển đều.
- Cát, sỏi đã xử lý: Hỗ trợ thoát nước, cần phơi khô và khử khuẩn kỹ trước khi dùng.
- Vỏ cây nghiền nhỏ: Có thể dùng tươi hoặc khô, giúp tăng hữu cơ và giữ ẩm hiệu quả.
Mỗi loại giá thể đều có đặc tính riêng. Bạn có thể phối trộn linh hoạt để tối ưu hiệu quả trồng rau mầm tại nhà.
Sfarm.vn
*Xem thêm
- 5 cách trồng rau mầm tại nhà siêu đơn giản, không thể bỏ qua
- Cách trồng cỏ lúa mì “thần dược” chống lão hóa ngừa ung thư
- Cách trồng rau mầm củ cải trắng siêu dinh dưỡng tại nhà
- Rau mầm là gì? Phân loại và cách trồng rau mầm siêu đơn giản