Trồng măng tây tại nhà tại sao không ???

1910 lượt xem

Niềm yêu thích của bạn là trồng cây tại nhà. Vừa dinh dưỡng, sạch, an toàn vừa tốt cho sức khỏe thì cây măng tây là điều bạn không thể bỏ qua ngay lúc này. Tại sao “em ấy” lại được mệnh danh là vua của các loại rau? Và cách trồng măng tây tại nhà như thế nào đây? Măng tây có dễ trồng, chăm sóc hay không?

Các câu hỏi mà Đặng Gia Trang luôn được nghe từ chị em, cô chú bác. Thế nên đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây sẽ giúp ích cho bạn nào thực sự muốn trồng măng tây tại nhà nhé!

1/ Cây măng tây có những mục đích sử dụng như thế nào?

Tùy theo vào mục đích của mỗi người, măng tây có thể: Lấy măng non làm thực phẩm dinh dưỡng (gồm 3 loại là búp măng tây xanh non, măng tây tím, măng tây trắng). Từ những búp măng do chính tay bạn trồng, có thể tận dụng để chế biến các món ăn bổ dưỡng cho gia đình bạn. Bạn có thể thu hoạch lá, hoa để trang trí. Lấy hạt để nhân giống cho mục đích làm cảnh, làm phế liệu cho gia súc, phân bón cây trồng,.. Ngoài ra bạn có thể sử dụng gốc, những phần bỏ đi của búp măng để làm trà, mỹ phẩm.

Món ăn từ măng tây

2/ Tại sao măng tây được mệnh danh là vua của các loại rau?

Trong măng tây có chứa rất nhiều lượng vitamin, axit amin, các loại khoáng chất, sắt giúp bổ máu, canxi giúp chắc xương, kẽm, chất xơ, chất đạm,… Bên cạnh đó, măng tây cũng có thể chữa rất nhiều bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch, đường ruột,…

Măng tây có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang, ngừa sỏi thận, mật…có hợp chất chống oxy hóa, măng tím có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn màu khác…

măng tây

Ngăn ngừa lão hóa: Măng tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, có tác dụng bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời.

Ngăn ngừa loãng xương: Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K, giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.

Giảm cân: Măng tây là một loại thực phẩm thấp calories nên măng tây rất hữu dụng trong “công cuộc”giảm cân

Tốt cho thai nhi: Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.

Đẹp da: Măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da.

Ngăn ngừa ung thư: Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây. Chất glutathione – một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư – có rất nhiều trong măng tây.

Tốt cho tim mạch: Do rất giàu potassium (kali) nên giúp điều hòa huyết áp, chứa nhiều folate nên giúp tim khỏe mạnh. Măng tây chứa rất nhiều chất xơ nên có thể giải tán đám cholesterol gây phiền nhiễu có trong máu.

Hơn nữa, măng tây có chứa nhiều saponin mà saponin lại có khả năng gắn kết với cholesterol ở đường tiêu hóa. Do cholesterol bị “vịn” ở đây cho nên chúng không còn có cơ hội “ngao du” trong máu.

Tốt cho đường ruột: Măng tây chứa một loại carbohydrate có tên là inulin, chất này rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho hệ thống ruột hoàn thành tốt chức năng. Inulin cũng giúp cho sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi cho đường ruột như: Lactobacilli và Bifidobacteria. Do có nhiều chất xơ nên măng tây có tác dụng nhuận tràn.

Chống viêm: Măng tây được biết có đặc tính chống viêm, giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị bệnh tim và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Vì là loại thực phẩm không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị kinh tế nên măng tây được rất nhiều người trồng tại nhà. Măng tây có nhiều công dụng như vậy bảo sao “em ấy” không xứng với danh hiệu “vua” của các loại rau đúng không nào?

Tuy nhiên thời gian trồng măng tây cho đến khi được thu hoạch khá dài khoảng từ 6 – 8 tháng nếu trồng bằng cây giống và khoảng 9 tháng nếu người trồng tự ươm hạt. Măng tây là loại cây ưa khí hậu mát, ưa sáng và cần cung cấp nhiều nước, tuy nhiên cũng cần thoát nước tốt cho măng tây, tránh ngập úng. Ở nhiệt độ 25 – 30oC là điều kiện thích hợp nhất để trồng loại cây này.

Măng tây thường được gieo trồng vào 2 vụ chính là vụ thu đông từ tháng 8 – tháng 3 và vụ xuân hè từ tháng 2 – tháng 6 dương lịch.

3/ Kỹ thuật trồng măng tây tại nhà

3.1 Chuẩn bị:

Măng tây thường ưa đất có độ phì nhiêu, giàu mùn và phù sa, có thể chọn đất pha cát hoặc đất thịt. Nên trộn đất với các loại phân hữu cơ, xơ dừa, tro trấu, rơm khô… để đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng. Để cây phát triển nhanh và cho chất lượng tốt cần bón lót trước khi trồng. Bạn có thể sử dụng phân trùn quế bón lót cho măng tây rất tốt. Bởi trong phân trùn quế có chứa nhiều acid humic và IAA giúp tăng cường khả năng phát triển măng non, giúp cây luôn khỏe, chống chịu được sâu bệnh hại tấn công.

Chuẩn bị các thùng xốp to, chậu để tiến hành trồng cây. Lưu ý măng tây là cây trồng phát triển bộ rễ rất mạnh và cho thu hoạch từ 5 – 8 năm nếu chăm sóc tốt. Nếu trồng ở đất vườn mỗi cây cần cách nhau 50cm, mỗi hàng cách nhau khoảng 1m. Vậy nên nếu trồng trong thùng xốp, chậu các bạn nên chọn loại to, mỗi thùng/chậu trồng 1 cây măng tây là thích hợp.

chậu trồng măng tây

3.2 Ươm hạt:

Ủ hạt giống măng tây trong khăn ẩm tối màu ở nhiệt độ 30 – 40oC trong 1 tuần, để nơi kín gió và ánh sáng. Cứ khoảng 12 tiếng lại tưới nước ấm 1 lần cho hạt. Khi ủ trong vòng từ 9 đến 12 ngày thì hạt sẽ nứt nanh, kiểm tra hạt nảy mầm đều có thể lấy ra đem trồng.

Khi trồng măng tây trong thùng xốp/chậu ta gieo hạt sâu từ 1 – 2,5 cm. Sau đó phủ lên hạt một lớp đất mỏng rồi tưới nước. Cây măng tây khá ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên hàng ngày khi thấy đất khô.

3.3 Cách tưới nước:

Bên cạnh phân bón thì nước tưới là yếu tố quan trọng nhất làm tăng hay giảm năng suất măng. Nếu đất được tưới nhiều nước thì cần tưới thường xuyên hơn, còn nếu đất nhẹ thì cần cung cấp thêm. Vào mùa nắng nên tưới thường xuyên ngày 1 lần, nếu trời nắng gắt thì nên tưới ngày 2 lần.

Vì măng sinh sản và phát triển chủ yếu vào ban đêm nên không được tưới nước hoàn toàn cho măng sau 5 giờ chiều mỗi ngày. Nếu buổi tối mưa lớn hoặc nước tưới tích tụ không thoát được làm ngập đất trồng, măng sẽ bị hư hoặc thối, ngay lập tức sẽ ảnh hưởng và cản trở sự phát triển của măng. Cản trở sự phát triển của chồi vào buổi tối hôm đó, chồi có thể bị biến dạng, giảm hoặc mất khả năng sản xuất vào sáng hôm sau.

3.4 Cách bón phân:

Bón bổ sung phân trùn quế, phân lân, phân NPK khi cây được khoảng 2 – 3 tháng để cây phát triển tốt, cho cây mập và giàu chất dinh dưỡng. Cứ bón phân 1 – 2 tháng/lần. Đừng quên bón phân trùn quế định kỳ, vì những mô hình sử dụng phân trùn quế luôn có tỉ lệ măng có đường kính từ 25 – 30mm rất cao, thân măng dài, thẳng, có mùi vị đặc trưng và màu sắc đẹp. Với pH trung tính bón nhiều không sợ nóng, cháy cây, tuyệt vời hơn là bạn không cần ủ hoai như các phân hữu cơ khác giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí rất nhiều. Chú ý phân hữu cơ – organic – phân trùn quế bón lót trước khi trồng, hàng năm, bón sau khi thu hoạch.

trong-mang-tay-la-phai-dung-phan-trun-que

Sau khoảng 9 tháng từ ngày ươm hạt măng tây bắt đầu cho những búp măng đầu tiên. Nếu trồng măng tây số lượng nhỏ, mọi người có thể tìm mua cây giống măng tây 2-3 tháng tuổi được ươm sẵn để tiết kiệm thời gian và tránh tình trạng ươm không đúng kỹ thuật làm hạt giống không nảy mầm hoặc cây con yếu, dễ bị chết.

3.5 Một số bệnh thường gặp trên cây măng tây

Các loại sâu hại

Sâu đất, sâu xanh, sâu xanh và các loại côn trùng phá hoại măng: Với những loại sâu hại này có thể sử dụng các sản phẩm như Chlorban 50, Tungrin – 50 EC, Biocin, Abamix, Vertimec, Actamec. …
Bọ trĩ, rệp: Dùng Sagomycine, Confidor, Regent, … để diệt bọ trĩ, rệp

Các loại nấm bệnh hại

Bệnh gỉ sắt và khô cành
  • Triệu chứng: Thân và cành măng bị gãy, teo lại.
  • Phòng trừ: sử dụng các loại thuốc có thành phần mancozeb + metalaxel, carbendazim + zineb, propenib + casogamycin, fusigyl nhôm + lưu huỳnh.
Bệnh thối do vi khuẩn
  • Triệu chứng: thối cây
  • Điều trị: dùng phối hợp hai loại thuốc có thành phần oxychloride + streptomycin hoặc phthalide + casogamycin. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng vôi bột để khử trùng và bón phân để cây phát triển tốt.
Bệnh thán thư
  • Triệu chứng: chồi có đốm vàng hoặc nâu.
  • Điều trị: sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần azoxystropine, propiconazole, tebuconazole.
Bệnh nứt thân măng tây
  • Biểu hiện: trên măng có nhiều vết nứt dài.
  • Điều trị: sử dụng các loại thuốc có thành phần propiconazole, difenoconazole, hexaconazole.

– Cách phòng ngừa sâu bệnh hại

Chọn giống chất lượng: Tuyển chọn cây giống măng tây F1 chất lượng cao, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.
Cải tạo đất trồng măng tây: Lựa chọn đất trồng măng tây màu mỡ, giàu hữu cơ, cải tạo đất, cày xới, thoát nước, nhặt cỏ, xử lý nấm, côn trùng và các loại thuốc trừ tuyến trùng như Sincosin, các chế phẩm gốc đồng, Sincosin, Antracol, Tilt Super, Chitosan, v.v. Ngăn ngừa nấm và bệnh hại cây trồng.
Phun thuốc phòng trừ: Phun thuốc trừ sâu cho cây măng tây: Với mỗi loại thuốc lại có những công dụng khác nhau nên trước khi sử dụng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Khi phun thuốc, nhất thiết phải phun đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách. Phun trước khi thu hoạch ít nhất 10 ngày. Phun trong thời kỳ phục hồi của cây mẹ thay thế, khi cây ra chồi non. Kết hợp phun thuốc trong quá trình làm cỏ và bón phân.

3.6 Thu hoạch:

thu hoach mang tay

Tốt nhất là từ 5 – 9h sáng. Khi thấy búp măng tây chồi lên cao khỏi mặt đất từ 20 – 30 cm đầu măng còn búp thì tiến hành thu hoạch măng để sử dụng.

Khi bạn đang có mảnh vườn nhỏ, hoặc khoảng diện tích hạn chế ban công hay sân thượng, hãy nghĩ ngay đến việc trồng măng tây các bạn nhé! Chúc các bạn thành công!!!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (29 bình chọn)