Khi bắt đầu nghiên cứu, chúng tôi theo tài liệu của Mỹ, nên khâu chuẩn bị thức ăn khá phức tạp. Một số tài liệu của Đặng Gia Trang cũng trình bày theo kiểu đó. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách ủ thức ăn cho trùn quế.
1/ Trùn quế ăn gì?
Nhưng hiện nay, qua quá trình nghiên cứu gần 20 năm cho thấy việc chuẩn bị thức ăn cho giun rất đơn giản. Giun ăn tất cả các loại phân gia súc, gia cầm. Chúng thích nhất là phân của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, voi, … ngoài ra, phân lợn, phân gà công nghiệp,, phân bắc, phân chim cút chúng ăn cũng rất tốt. Riêng phân gà ta, do hàm lượng lân quá cao nên giun ít ăn. Cần ủ nó với các loại phân khác rồi mới đưa vào cho giun ăn. Giun cũng có thể ăn các loại chất hữu cơ khác như giấy vụn, bìa mục, thân lá các loại cây họ đậu, rau thừa, vỏ củ, các loại bèo băm nhỏ, bã sắn dây, lá dong giềng,… Tuy nhiên, không nên cho chúng ăn các loại có vị cay, đắng, chua chát và có chất độc (lá xoan, lá lim, vỏ sắn,…). Tất cả các chất hữu cơ này nên được trộn lẫn với phân, ủ cho hoai rồi mới cho giun ăn.
Khi khai thác các nguồn phân gia súc, nên loại bớt nước tiểu do trong nước tiểu hàm lượng axit uric cao, không thích hợp với giun.
2/ Cách ủ thức ăn cho trùn quế ăn
Có nhiều người nghĩ rằng, giun quế sống trong đất nên cần phải cho thêm đất. Điều đó không đúng. Trong tự nhiên giun sợ gió và sợ ánh sang nên phải chui xuống đất. Chúng tôi nuôi giun quế trong điều kiện hoàn toàn không có một tí đất nào. Chúng chỉ được nuôi trong môi trường toàn phân hoặc phân ủ với rác. Chúng đã sống rất tốt. Cũng có người khuyến cáo nuôi giun bằng rơm rạ ủ mục. Theo chúng tôi, như vậy cũng không đúng. Cơ thể giun có hàm lượng đạm cao. Muốn tạo ra giun mới và giun muốn lớn nhanh thì thức ăn của chúng phải có nhiều đạm. Phân gia súc mới có nhiều đạm. Còn nếu nuôi giun chỉ bằng rơm rạ thì giun lấy đâu ra đủ lượng đạm để lớn.
Cần lưu ý bà con, ở những nơi không sẵn nguồn phân hoặc vào những mùa hiếm phân, cần phải tổ chức trữ phân. Phân cần được trữ ở những nơi được che chắn, không cho nắng chiếu vào và không cho mưa hoặc nước bên ngoài ngấm vào. Tốt nhất là trữ chúng trong các bể có mái che để cho giun ăn dần.
2.1 Công thức ủ thức ăn cho trùn quế tốt nhất
– Phân bò: 1 tấn ( có thể dùng phân lợn, phân gà, phân trâu, phân ngựa … thay thế) chiếm khoảng 50%
– Rơm rạ, bã mía, mùn cưa …: 300 – 400kg, khoảng 20 – 25%
– Rau xanh, lục bình, lá cây: 500 – 700kg, khoảng 25 – 30%
– Cám gạo, cám ngô: 30kg
– Chế phẩm EMGRO – men vi sinh EM gốc: 1 lít
– Chế phẩm sinh học EMZEO: 3 gói 200gr
– Mật rỉ đường: 5 lít
2.2 Chuẩn bị nơi ủ
Nếu số lượng ít, có thể dùng chậu, thau,…. Còn ủ với số lượng lớn thì lời khuyên tốt nhất là nên xây riêng hẳn một bể hoặc hồ cho rộng rãi.
Lưu ý là nên chọn nơi ủ có ánh nắng và độ ẩm vừa đủ. Khô thoáng, tránh mưa gió, dùng bạt để che đậy
2.3 Cách tiến hành ủ thức ăn cho trùn quế
Bước 1: Sinh khối EM gốc ( EMGRO) ra chế phẩm EM thứ cấp
Cách làm: 1 lít EMGRO + 5 lít mật rỉ + 95 lít nước sạch + 2kg cám gạo cho vào thùng khuấy đều vặn chặt, đậy kín để 5 – 7 ngày lấy ra sử dụng
Bước 2: Thực hiện ủ
– Trộn đều cám gạo, cám ngô với 3 gói chế phẩm EM (EMZEO) 200gr
– Rải một lớp rơm rạ, rau xanh, lục bình, lá cây … với chiều dày 7 – 10 cm
– Tưới men vi sinh đã sinh khối ở bước 1, rắc bột cám gạo đã trộn men lên trên bề mặt
– Rắc phân bò lên trên bề mặt với chiều dày 5 – 7cm. Tưới nước men vi sinh và bột cám gạo trộn chế phẩm EMZEO
– Cứ tiếp tục làm tuần tự khi hết nguyên liệu
– Đảo đều đống ủ và bổ sung thêm nước sạch cho đạt độ ẩm ủ 50% ( nắm nhẹ khi có nước rỉ qua kẽ ngón tay)
– Đánh đống ủ và dùng bạt để che đậy đống ủ
– Định kỳ 7 – 10 ngày đảo trộn 1 lần ( nếu không có thời gian thì để ủ lâu hơn)
Bước 3: Thời gian ủ
– Đối với phân bò 3 – 4 tuần là sử dụng được
– Phân lợn, phân dê thời gian ủ 4 – 5 tuần
– Phân gà, vịt … thời gian ủ lâu hơn: từ 5 – 6 tuần
3/ Cách cho trùn quế ăn
Hiện nay, cách cho trùn quế ăn sử dụng phổ biến nhất là: kỹ thuật ăn nổi và ăn chìm. Vậy cách cho ăn từng loại có ưu nhược điểm gì và nên chọn cách nào cho trùn quế ăn hiệu quả nhất?
Việc lựa chọn cách cho trùn quế ăn phụ thuộc chính vào 2 yếu tố, đó là: loại giuống trùn nuôi và mục đích nuôi giun quế để làm gì? Loại thức ăn mà trùn quế ưa thích nhất là phân bò, vì vậy bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách cho trùn quế ăn bằng phân bò.
Cách cho ăn khi nhân luống trùn
– Chia sinh khối thành các hàng có chiều rộng là 25 cm, chừa các rãnh có chiều rộng khoảng 15 – 17cm để đổ thức ăn
– Đổ phân đã xử lý vào các rãnh sao cho bằng với độ dày của sinh khối
– Nếu luống sinh khối hoặc luống phân khô quá xử lý bằng cách pha thật loãng phân bò với nước sạch ( 1kg phân bò pha với 5 – 7 lít nước) rồi tưới lên trên bề mặt luống.
Cách cho trùn ăn khi nuôi để lấy phân trùn quế
Nếu nuôi trùn để lấy phân và không quan tâm đến sinh khối trùn, chỉ cần giữ ẩm luống nuôi tốt, 1 tháng cho ăn 1 lần. Tưới thức ăn lên trên bề mặt, trùn ăn hết lại tưới thêm. Sau 6 tháng tới 1 năm là thu hoạch phân trùn quế.
Sfarm.vn tổng hợp & biên tập
*Xem thêm
- Cách thu hoạch phân trùn quế đúng kỹ thuật
- Cực bất ngờ với 7 tác dụng của phân trùn quế cho hoa lan
- Phân biệt phân trùn quế sống và phân trùn quế chín
- Phân trùn quế là gì? Tác dụng và cách dùng phân trùn quế cho cây