Mật rỉ đường – bí quyết không thể thiếu trong ủ phân hữu cơ tại nhà

1906 lượt xem

Hiện nay, việc tự ủ phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt đang là cách mà nhiều hộ gia đình phố chọn lựa. Vừa tận dụng được nguồn rác thải, vừa tạo được nguồn phân hữu cơ an toàn cho cây trồng. Tuy nhiên, để việc ủ phân đạt hiệu quả, chúng ta vẫn cần bổ sung một số chất nền để đẩy nhanh thời gian ủ. Và mật rỉ đường sẽ là một gợi ý hoàn hảo cho phương pháp ủ phân tại nhà của bạn. Vậy mật rỉ đường là gì? Áp dụng trong ủ phân hữu cơ như thế nào? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1/ Mật rỉ đường là gì?

Mật rỉ đường là phụ phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất đường. Trong mật rỉ chiếm đa số là đường, ngoài ra còn có chất khoáng, vitamin,… Từ lâu, mật rỉ đã được áp dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực như: thức ăn chăn nuôi, xử lý nước thải, sản xuất cồn,…

Đây được xem là nguồn cung cấp dinh dưỡng rẻ tiền và hiệu quả trong việc nuôi và duy trì sinh khối cho các loại vi sinh vật phát triển. Hiện nay, mật rỉ đường có giá thành tương đối rẻ, dễ dàng trong sử dụng và bảo quản nên ngày càng được sử dụng rộng rãi.

2/ Vai trò của mật rỉ đường trong ủ phân hữu cơ

Trong quá trình ủ phân hữu cơ, vi sinh vật chiếm vai trò là tác nhân giúp phân hủy các vật liệu. Hệ vi sinh vật này có thể tồn tại tự nhiên trong vật liệu ủ, nhưng cũng có thể được bổ sung từ ban đầu như sử dụng EM hay Trichoderma.

Để gia tăng sinh khối, giúp hệ vi sinh vật thích nghi và hoạt động tốt, chúng cần có nguồn thức ăn nền dễ dàng sử dụng, và mật rỉ đường chính là loại thức ăn lý tưởng đó. Khi bổ sung thêm mật rỉ vào bể ủ, sẽ giúp:

  • Cung cấp nguồn thức ăn ban đầu cho vi sinh vật
  • Gia tăng sinh khối và hiệu quả hoạt động của hệ vi sinh
  • Đẩy nhanh thời gian ủ

Vì trong mật rỉ có thành phần dinh dưỡng tương đối đa dạng với đường (30-40%), khoáng (7-15%), nước (17-25%), vitamin,… đây sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho hệ vi sinh phát triển và gia tăng mật số một cách nhanh chóng.

3/ Cách ủ phân hữu cơ với mật rỉ đường

Bước 1: Chuẩn bị bể ủ

Bước đầu tiên để chuẩn bị ủ phân hữu cơ, các bạn cần chọn được cho mình bể ủ có dung tích tương đối lớn từ 20-120 lít, bể ủ có không gian rộng rãi sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đảo trộn phân. Bể ủ có thể được tận dụng dễ dàng từ những thùng nhựa, thùng gỗ,… có sẵn.

Bước 2: Xác định vị trí đặt bể ủ

Trong quá trình ủ, phân có khả năng sẽ gây ra mùi, vì vậy nên đặt bể ủ xa nơi sinh hoạt. Nên chọn nơi có nắng tương đối tốt giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy cũng như có khả năng thoát nước khi bị rò rỉ nước trong bể ra ngoài.

Bước 3: Phân loại rác, chọn những rác thải để làm phân hữu cơ tại nhà

Để quá trình ủ diễn ra dễ dàng, vật liệu ủ nên được chọn từ các loại rác thải như: xác cây, hoa quả thừa, cỏ, phân động vật, bã cà phê, báo giấy, mạc cưa, vỏ trứng, rơm, túi trà lọc,…

Lưu ý: có một số loại rác không nên sử dụng như: Đồ nhựa, các loại xương, thịt của gia súc, gia cầm, sản phẩm từ sữa, gỗ đã qua chế biến, vỏ sò vỏ hến, cỏ dại, than gỗ, chất béo và dầu mỡ phân người và phân vật nuôi chưa qua xử lý.

Bước 4: Tiến hành ủ

  • Rải rác hữu cơ nâu và xanh xen kẽ nhau thành từng lớp. Giữa các lớp tiến hành tưới thêm sản phẩm mật rỉ đường giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy. Nếu muốn, bạn cũng có thể bổ sung thêm cho các lớp một ít dung dịch nấm Trichoderma hoặc EM.
  • Sau khoảng 2 tuần tiến hành trộn đều bể ủ. Giữ cho phân ủ có độ ẩm vừa phải khoảng 40-60 %. Một bể ủ có hiệu quả khi kiểm tra ta sẽ thấy thoát ra một nhiệt lượng nhất định.

Nếu bể ủ đạt hiệu quả như mong đợi, chỉ sau khoảng một tháng ta đã có thể sử dụng nguồn phân này.

mat-ri-su-dung-trong-u-phan-huu-co-tai-nha-3

Kiểm tra độ ẩm

Sử dụng tay nắm hỗn hợp rác hữu cơ nếu thấy nước rỉ qua các kẽ ngón tay ta cần bổ sung thêm rơm rạ hoặc cỏ khô để cân bằng lượng nước có trong rác hữu cơ. Nếu nắm lại mà khi mở lòng bàn tay ra thấy rác tơi và rời rạc có nghĩa là rác bị thiếu độ ẩm cần phải bổ sung thêm nước, còn nếu thấy hỗn hợp kết dính thì độ ẩm đạt yêu cầu.

Kiểm tra chất lượng phân

Phân hữu cơ tự ủ sẽ có những đặc điểm như:

  • Phân hữu cơ chuyển sang màu nâu đất
  • Có mùi của đất
  • Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn có nghĩa là phân hữu cơ tự làm tại nhà đã phân hủy hoàn toàn và có thể đem đi sử dụng.

Việc ủ phân hữu cơ tại nhà giúp bạn chủ động được nguồn phân bón sạch cho cây trồng, tiết kiệm chi phí cũng như tận dụng tốt nhất nguồn rác thải thường ngày. Trong quá trình ủ, mật rỉ sẽ giúp bạn gia tăng hiệu quả bể ủ, rút ngắn thời gian và đặc biệt có chi phí vô cùng hợp lý với quy mô hộ gia đình.

Để tránh được những rủi ro mua phải hàng kém chất lượng, mật rỉ đường SFARM sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn. Từ đại lý offline đến cửa hàng online trên khắp các sàn thương mại. Chỉ cần bạn tin tưởng, nhấc máy gọi ngay đến Hotline 0902.652.099 để nhận được tư vấn chi tiết nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết