Sau Tết, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất cho cây mai là:“cách chăm mai sau Tết”, “Nguyên nhân Mai bị vàng lá”, “Cách trị cây mai bị vàng lá”.
Mai vàng bị vàng lá là một triệu chứng rất phổ biến và khó trị hết nhanh.Muốn trị cây mai vàng lá cần xác định đúng nguyên nhân để có phương pháp xử lý kịp thời. Sau đây Đặng Gia Trang xin hướng dẫn “Cách nhận diện & phòng trị bệnh cây mai bị vàng lá” đến các anh chị quan tâm.
—
Cách nhận diện & phòng trị bệnh cây mai bị vàng lá
1/ Thiếu hụt dinh dưỡng:
Cây thường bị vàng và rụng lá già sớm (phía dưới) hoặc vàng toàn bộ lá. Các lá non sắp trưởng thành có màu xanh nhạt, trên cây không có hiện tượng của sâu bệnh phá hại.
Biện pháp:
Nên chọn những loại phân hữu cơ – organic cao cấp. Sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp để cây phục hồi dần, có thể sử dụng dịch trùn quế/Đạm cá Fish Emulsion. Sau đó bổ sung dinh dưỡng qua gốc bằng N3M – thuốc kích rễ kết hợp phân trùn quế SFARM PB01.
Thông thường mai vàng trồng chậu rất dễ thiếu vi lượng, triệu chứng lá vàng và nhỏ dần, đâm chồi rất yếu. Có thể bổ sung vi lượng cho mai vàng tốt nhất là phân trùn quế. Ngoài ra phân trùn quế còn giúp hệ rễ mai khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh tấn công. Phân trùn quế hoàn toàn không chứa vi sinh vật gây hại như khuẩn Ecoli,…không mùi và không gây ô nhiễm môi trường cũng như an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
2/ Thiếu nước:
Do không tưới nước đầy đủ, cây thường bị héo. Thường thiếu nước luôn làm cây thiếu dinh dưỡng vì không hút được dinh dưỡng (chứ không phải thiếu phân, vì nếu bón phân đầy đủ nhưng không tưới nước đủ hoặc tưới nước không thấm, cây sẽ không hút được dinh dưỡng).
Thường các lá già bên dưới bị rụng trước. Thiếu nặng thì toàn bộ lá bị héo vàng, rụng.
Biện pháp:
Đây là nguyên nhân thường gặp vào mùa khô, chúng ta nên tưới đầy đủ nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bằng việc kết hợp bón phân trùn quế nhằm giữ độ ẩm cân bằng, đỡ công chăm. Vì đặc điểm của Phân trùn quế là khả năng ngậm nước bằng 9 lần thể tích của nó nên sẽ giữ lại được lượng nước tưới và cung cấp cho cây khi thiếu. Không gây ra úng.
3/ Dư nước:
Bộ rễ bị úng do vậy bộ lá cũng bị vàng, nếu kéo dài sẽ làm chết cây. Thường bệnh vàng lá, thối rễ cũng hay xuất hiện trên những vườn cây dư nước và có môi trường đất không thông thoáng.
Biện pháp:
Nên lên liếp cao và làm nhiều rãnh thoát nước. Còn chậu thì nên được kê lên cao
4/ Ngộ độc:
Sau giai đoạn Tết, cây mai đa phần sẽ bị ngộ độc do dư lưọng thuốc hóa học mà người bán, nhà vườn dùng quá nhiều thuốc kích thích ra hoa. Dẫn đến cây mai bị ngộ độc.Biện pháp:
Giải độc cho cây bằng cách tưới ngập nước cả chậu. Tiến hành xả trôi (1-2 lần) để nước hòa tan bớt lượng phân hóa học dư thừa và chảy ra ngoài. Xới tơi đất kết hợp bón phân trùn quế Pb01 để cây ổn định & phát triển hệ rễ một cách tự nhiên (hệ rễ phát triển tốt thì cây sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn). Do pH trung tính. Nên khi bón nhiều phân trùn quế cũng không gây nóng cây như các loại phân hóa học khác. Sau khi giải độc, quan sát và theo dõi chăm sóc như bình thường. (Chi tiết xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc cây mai sau dịp Tết
…
Còn tiếp phần 2.
*Xem thêm:
- Hướng dẫn thay đất & chậu cho cây mai sau dịp Tết tại nhà
- Kỹ thuật chăm sóc & bón phân cho cây mai
- Tại sao phân trùn quế lại thích hợp cho cây mai?
- Hướng dẫn chăm sóc cây mai sau dịp Tết
- Hướng dẫn sử dụng phân trùn quế SFarm tại nhà
- Tại sao nên sử dụng phân trùn quế cho cây, hoa kiểng
- Mua phân trùn quế Sfarm ở đâu?
Hiện đã Đóng Bình luận cho Bài đăng này.