Kỹ Thuật Trồng Măng Tây Chuẩn Chuyên Gia

1627 lượt xem

Hiện nay vấn đề chọn lựa thực phẩm cho bữa cơm hàng ngày không những phải ngon mà còn phải lành. Cây măng tây là một đối tượng không thể bỏ qua, vì những giá trị dinh dưỡng được mang lại cho con người. Măng tây chứa nhiều các hợp chất như Glutathione (GSH); Asparagine; các loại vitamin A; vitamin B1,B2,B3; vitamin C;… Bài viết hôm nay, Đặng Gia Trang sẽ chia sẽ cho các bạn kỹ thuật trồng măng tây chuẩn nhất để có thể có được những cây măng mập ú tưới xanh nhé!

1/ Cây măng tây

Măng tây, tên khoa học là Asparagus officinalis L.; măng tây có nguồn gốc xuất xứ từ các nước vùng Địa Trung Hải và Tiểu Á. Ngày nay, với việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật thì măng tây đã được trồng ở nhiều nơi trong đó có Việt Nam.

Ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm, măng tây còn có giá trị dược liệu.

1.1 Đặc điểm cấu tạo

Măng tây thuộc nhóm cây thân thảo, có tuổi thọ đến 20 đến 25 năm nếu khai thác và cải tạo tốt. Chiều cao cây từ 100 đến 150 cm, bao gồm thân ngầm và thân khí sinh.

Lá thật tiêu biến, nhầm hạn chế sự thoát hơi nước.

Hoa có màu trắng xanh hình chuông, kích thước rất nhỏ 4-6 mm, thường mọc thành cụm ở các nách lá. Trên cùng một cây thường có hoa đực hoa cái và hoa lưỡng tính. Quả hình cầu, dày màu đỏ rất độc đối với con người.

1.2 Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ

Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cây măng tây ban ngày từ 25-26ºC, ban đêm là 15,5-20ºC. Nhiệt độ quá cao trên 40ºC hay quá thấp dưới 12ºC, sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng của cây. Măng tây là cây ưa sáng, số giờ chiếu sáng trên ngày 7-8 giờ ngày. Măng tây không chịu được bóng râm, nếu bị che bóng thì hiệu suất quang hợp của cây sẽ giảm dẫn đến giảm năng suất.

Độ ẩm không khí thích hợp cho cây phát triển từ 60-70%. Ẩm độ đất thích hợp 70-75%.

1.3 Yêu cầu đất trồng

Măng tây sinh trưởng tốt nhất trên nền đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ, nhiều mùn, pH đất trung tính (6-7,5). Đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất phù sa, đất có thành phần cơ giới nặng,….đều thích hợp để cây măng tây sinh trưởng và phát triển. Tầng canh tác thích hợp từ 30-40 cm, mực nước ngầm từ trên 1 mét là thích hợp.

1.4 Thời vụ trồng

Cây măng tây thích hợp nhất là được trồng vào 2 mùa vụ tháng 2-3 và tháng 4-6 hàng năm do ở giai đoạn cây con cây măng cần có thời tiết mát mẻ độ ẩm cao để cây phát triển tốt.

Đặc biệt không nên trồng măng tây vào vào mùa mưa. Bởi vì cây măng tây là giống không thể chịu ngập úng và làm giảm tỉ lệ sống ở giai đoạn cây con.

2/ Kỹ thuật trồng cây măng tây

2.1 Trồng bằng hạt giống

Bước 1: Ngâm hạt

Do hạt măng tây có vỏ dày và hạt tương đối to nên trước khi ngâm hạt cần phơi nắng từ 2 đến 3 giờ để kích thích khả năng hút nước của phôi bên trong hạt. Từ đó giúp nâng cao tỉ lệ nảy mầm.

Loại bỏ sạch, hạt sâu, hạt lép lửng.

Hạt măng sau đó sẽ được ngâm trong nước 30ºC khoảng 1 đến 2 ngày. Lưu ý, khoảng 12 giờ nên thay nước 1 lần nhầm để hạt có thời gian trao đổi dưỡng khí giúp hạt nhanh nảy mầm.

Để tránh tình trạng hạt măng bị mốc hay thối. Khi thấy, lớp vỏ bên ngoài mềm hơn và hạt đã nở to ra, thì ta nên vớt hạt ra rửa sạch lại một lần nữa.

Tiếp đến, hạt măng tây sẽ được ngâm trong dung dịch kích thích nảy mầm chuyên dụng khoảng 30 phút.

Bước 2: Ủ hạt

Đây là một bước mang ý nghĩa quan trọng, giúp đảm bảo tỷ lệ nảy mầm của hạt.

Cách 1: Ủ với số lượng lớn

Chọn địa điểm kín gió, rải đều 1 lớp tro hay có thể sử dụng mùn độ dày từ 1 đến 1,5 cm.

Tiếp đến, rải 1 lớp lưới lên trên rồi tiếp rắc lên 1 lớp cho nữ. Sau đó, hạt măng tây sẽ được rắc lên lớp tro trấu. Cuối cùng phủ 1 lớp trỏ cuối cùng khoảng 1 cm.

Sau cùng phủ 1 tấm lưới lên trên và tới 2 lần vào sáng và chiều mát là được.

Cách 2: Ủ với số lượng ít

Nếu số lượng hạt ít, ta có thể sử dụng 1 tấm vải tối màu ủ trong 7 ngày với nhiệt độ khoảng 35ºC.

Ủ trong điều kiện kín gió và không có ánh sáng. Cứ sau 12 giờ, dùng bình nước ấm phun sương cho túi ủ 1 lần.

Bước 3: Làm đất chuẩn bị ươm hạt

Trước khi đưa hạt ra nhà ươm, đất nên được cuốc xới, đánh tơi lên, nhằm giúp cho oxi đi vào trong đất. Đồng thời đảm bỏ cho đất được phơi nắng để tiêu diệt bớt sâu bệnh còn tàn dư. Có thể, bổ sung thêm mùn mục, phân chuồng ủ hoai, phân ure,.. góp phần tăng dinh dưỡng cho các bầu cây.

Phía dưới, bầu ươm có thể rải thêm 1 lớp màng phủ nông nghiệp để tránh cỏ dại.

Bước 4: Ươm hạt

Thời gian ươm hạt có thể kéo dài từ 2 đến 3 tháng. Đầu tiên, cho đất vào bầu ươm nén nhẹ và thêm ít nước để đảm bảo ẩm độ.

Dùng ngón tay ấn nhẹ tạo lỗ sâu khoảng 1 đến 2 cm. Đặt hạt măng đã ủ vào sau đó phủ 1 lớp tro trấu lên trên.

Tưới nước cho toàn bộ bầu giá thể, tiến hành đục lỗ thoát nước. Đặt bầu ươm ở nơi có ánh nắng để kích thích hạt nảy mầm.

Chú ý: Vào mùa mưa nên thường xuyên kiểm tra các lỗ thoát nước để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ. Còn vào mùa nắng nên đảm bảo đủ nước tưới, có thể tưới từ 2 đến 3 lần vào buổi sáng hay chiều mát để tránh ảnh hướng đến những mâm măng mới nhú.

Bước 5: Theo dõi sâu bệnh và bón phân

Khoảng 15 đến 20 ngày sau nảy mầm có thể bón thủ 1 lần. Dùng phức hợp NPK với tỉ lệ 15-15-15 hòa với nước, sau đó tưới vào gốc cây măng tây và vun đất ở gốc.

kỹ thuật trồng cây măng tây

Kỹ thuật trồng cây măng tây

2.2 Kỹ thuật trồng bằng măng tây bằng cây

Bước 1: Làm đất trồng

Trước khi đưa cây ra ruộng khoảng 2 tháng ta nên xử lý đất thật kỹ với chu kỳ 15 ngày một lần.

Lần 1: Cày đất tạo tần canh tác độ sâu thích hợp 30 đến 40 cm, làm sạch cỏ, phun thuốc trừ sâu bệnh, làm sạch cỏ và tiếp tục cày xới đất.

Lần 2: Sau 15, tiến hành rải vôi khắp mặt ruộng cày xới để vôi trộn đều vào đất. Phơi đất để tiêu diệt lần 2 mầm bệnh tồn dư.

Lần 3: Tiến hành bón lót lần 1 các loại phân chuồng, rơm rạ,… và các loại phân hữu cơ tổng hợp nhầm tăng cường dưỡng chất cho đất và tạo độ tơi xốp.

Lần 4: 15 ngày trước khi trồng tiến hành dọn cỏ lại lần nữa cày xới và đánh luống tạo rãnh thoát nước.

Lần 5: Bón lót lần 2 và tiến hành xới đều đất, và trồng cây.

Bước 2: Trồng cây

Chuẩn bị hố trồng với chiều sâu khoảng 20 đến 30 cm. Mật độ, cây cách cây khoảng 40-50 cm và hàng cách hàng 1-1,5 m.

Đặt bầu cây vào giữa hố trồng, lấp kín đất và nén chặt gốc để tránh đổ ngã do gió mạnh.

Phủ thêm 1 lớp mùn hữu cơ hay phân chuồng lên bề mặt để bảo vệ giúp cây đứng thẳng. Lưu ý: Nên trồng cây vào buổi chiều mát tránh ánh nắng gay gắt.

3/ Chăm sóc măng tây

3.1 Phân bón

Bón thúc

Thời gian chăm sóc cây măng tây phát triển trước thu hoạch được chia làm 4-6 lần. Lần đầu sau trồng từ 15-20 ngày, trung bình mỗi tháng ta có thể tiến hành bón 1 lần với tỉ lệ 1 ha là 500 kg phân hữu cơ hoai mục, 70 kg NPK 16-16-8 và kết hợp sản phẩm phân trùng quế hữu cơ của Đặng Gia Trang.

Lưu ý: Sau mỗi lần bón cần vun gốc để bảo vệ cổ rễ. Trước khi vào thời kỳ thu hoạch măng bón thêm 15-20 tấn phân chuồng ủ vi sinh kết hợp 200 kg NPK 15-15-15. Mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây mẹ sinh nhiều măng.

Sau khi thu hoạch từ 3-3,5 tháng cắt tiểu bớt cây mẹ già, chỉ giữ lại cây khỏe. Bón thúc bổ sung thêm phân chuồng hữu cơ kết hợp với phân trùng quế để cây sinh trưởng kích nhiều chồi chất lượng hơn.

Bón theo chu kỳ thu hoạch

Trong 1 chu kỳ thu hoạch kéo dài khoảng 3 tháng (85-90 ngày): Định kỳ bón thúc 15 ngày/lần với lượng bón từ 300-500 kg NPK 21-7-14. Tùy theo cấu tạo đất trồng ta có thể thay đổi lượng phân sau cho phù hợp tùy theo sức lớn của cây. Ngoài ra có thể sử dụng thêm phân các dạng phân bón lá sinh học hay bổ sung thêm humic hữu cơ,…để kích thích cây tăng chồi để nhánh.

Cần chú ý cân bằng cán cân dinh dưỡng, không để cây măng bị thiếu dinh dưỡng. Cây sẽ chậm lớn phát triển èo uột, ngược lại nếu cây thừa dinh dưỡng chồi măng sẽ bị nứt thân không thu hoạch được. Đảm bào thoát đủ ẩm và thoát nước tốt.

3.2 Quản lý nước tưới

Cùng với phân bón nước tưới là nhân tố quyết định nên năng suất của cây măng tây. Nguồn nước tưới phải đảm bảo không lẫn vi sinh vật kim loại nặng,..,Có thể kết hợp giữa tưới phun sương và tưới nhỏ giọt, ngày từ 1-2 lần đảm bảo cấp ẩm đủ 60-70%.

Vào mùa nắng gắt có thể phủ thêm 1 lớp rơm rạ hay lục bình khô lên trên bề mặt rãnh luống. Mùa mưa cần nạo vét các mương rãnh đảm bảo tiêu nước tốt.

3.3 Cắt tỉa làm cỏ

Thời kì đầu có thể làm dùng màng phủ nông nghiệp hay các đệm phủ sinh học rơm rạ lục bình hạn chế cỏ dại.

Khi cây măng đã đứng vững thì tiến hành cặm cọc căng dây để chống đỡ. Cọc thường cao 1,2 m cách nhau 3-4 m. Khi cây được khoảng 4,5 đến 5 tháng tuổi khi lá cây mẹ từ màu xanh nhạt chuyển sang xanh đậm. Lúc nàycây bắt đầu cho thu hoạch cần cắt bớt ngọn cây chỉ giữ lại chiều cao từ 1 -1,2m, tỉa bớt lá gốc ở khoảng cách 30-40 cm cho dễ thu hoạch măng.

3.4 Quản lý sâu bệnh hại

Một số bệnh hại trên măng tây như: bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, thối nhũn vi khuẩn thán thư,…

Sâu hại măng tây hiện nay gồm: dòi đục thân, sâu khoang, sâu xanh da láng, rệp, bọ cánh cứng, bọ trĩ, dế nhũi, rệp sáp.Có thể sử dụng kết hợp chế phẩm nấm xanh- nấm trắng- nấm tím cộng với Trichoderma để áp chế sâu hại.

4/ Kỹ thuật thu hoạch và cải tạo ruộng măng

Khi nhìn thấy những chồi măng đặt từ 15 đến 25 cm là ta có hái được. Dùng tay bẻ chồi măng sát mặt đất. Có thể thu hoạch liên tục 4-6 tuần.

Sau khi thu hoạch xong thì ta có thể phủ thêm 1 lớp mùn hữu cơ dày lên bề mặt luống măng để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Đảm bảo giúp cây đẻ nhánh tốt và giữ cho cây măng con không bị cõi.

5/ Công dụng và các món ngon từ măng tây

Măng tây có rất nhiều công dụng như: chống viêm, hỗ trợ tim mạch, làm đẹp da ngừa lão hóa, lợi tiểu, giảm cân,..

Thịt bò vốn là 1 loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nay lại được kết hợp với măng tây tạo nên 1 món ăn thơm ngon, hấp dẫn và còn tốt cho sức khỏe. Ngoài ra có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác: tôm, mực,…rất tốt cho sức khỏe.

Hi vọng qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn kỹ thuật trồng cây măng tây chuẩn nhất. Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc hay có vấn đề gì khác cần tư vấn hãy liên hệ ngay đến Hotline 0902.652.099, để Đặng Gia Trang chúng tôi có thể tư vấn cho bạn cách chính xác và nhiệt tình nhất nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết