Kỹ thuật canh tác cây có múi theo hướng hữu cơ

1779 lượt xem

Hiện nay, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu hướng thu hút được sự quan tâm và đầu tư từ người canh tác. Trong đó, mô hình canh tác hữu cơ cho các vườn cây có múi đang dần thể hiện được hiệu quả khi mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững. Vậy làm thế nào để canh tác cây có múi theo hướng hữu cơ hiệu quả nhất?

Hôm nay, hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu thêm về kỹ thuật canh tác trong mô hình này nhé!

1/ Thiết kế mới vườn cây có múi

Lựa chọn vùng trồng

Việc lựa chọn vùng thích hợp để canh tác giữ vai trò quyết định trong sản xuất hữu cơ cây có múi hiện nay. Cụ thể yêu cầu bao gồm:

  • Điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cây có múi: Cây cần điều kiện khô và nóng trong ngày và nhiệt độ lạnh lúc về đêm phù hợp. Nhiệt độ thích hợp từ 13 – 38 độ C.
  • Cây phát triển tốt nhất trên loại đất có kết cấu tốt và độ sâu vừa phải, có hệ thống thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Độ pH phù hợp trung bình từ 5 – 7.

Trồng cây

  • Nông dân nên tạo thảm thực vật bằng việc gieo trồng các cây họ đậu như đậu nhung, cây lục lạc hoặc đậu ván,… để cung cấp dinh dưỡng cho vườn cây có múi.
  • Sử dụng phân bón hữu cơ và đạm hữu cơ để kích thích hoạt động của vi sinh vật đất.
  • Mật độ trồng trong vườn phải phù hợp để cây trồng nhận được điều kiện tối ưu về ánh sáng.
  • Khi trồng áp dụng phân trộn vào các hố trồng để kích thích cây phát triển nhanh chóng.
  • Lưu ý khi trồng cây ghép cần loại bỏ chồi mọc dưới chỗ tiếp hợp ghép, vì những chồi này sẽ làm chậm tăng trưởng hoặc tiêu diệt các phần chồi non của cành ghép.

ky-thuat-canh-tac-cay-coi-mui-2

2/ Thiết kế vườn trồng mới

  • Tạo sự đa dạng trong vườn cây ăn quả có múi bằng cách trồng các giống khác nhau trong vườn, trồng xen với thảm cây họ đậu,…
  • Trồng xen với cây hàng năm như ngô và đậu ở giai đoạn thiết lập vườn khoảng hai mùa hoặc xen với cây ăn quả khác với khoảng cách phù hợp để tăng hiệu quả quản lý dịch hại tổng hợp.
  • Mật độ cây trồng phù hợp giúp cây sử dụng ánh sáng được tối ưu và thông khí tốt để kiểm soát nhiễm nấm.

3/ Cải thiện vườn đang sản xuất

Gia tăng sự đa dạng sinh học

  • Trồng xen trong vườn cây có múi xen với cây hàng năm.
  • Trồng cây che phủ đất giữa các hàng cây có múi bằng các loài cây họ đậu, cỏ chăn nuôi, cỏ linh lăng, húng quế xanh, đậu hoặc cây che phủ cho cây trồng nhằm cung cấp môi trường sống hữu ích cho côn trùng có ích.
  • Trồng cây có múi trộn lẫn với các loại cây khác trái như xoài, mít, chuối, cây cọ, cà phê, ca cao, cũng như với các cây họ đậu hoặc các loài cây khác.

Tỉa cành, tạo tán thích hợp

Tỉa cành nên được thực hiện trong giai đoạn trưởng sinh dưỡng (trước khi ra hoa) của cây. Chiều cao cây nên được duy trì mức dưới hai lần khoảng cách trồng trong một hàng. Cụ thể phương pháp tỉa:

  • Đảm bảo tất cả các nhánh bị bệnh và chết được loại bỏ thường xuyên.
  • Cắt bỏ bất kỳ nhánh phụ bên bao gồm cả những nhánh đang phát triển vào bên trong tán cây,
  • Cho phép 3-4 nhánh chính để hình thành khuôn sườn tán của cây,
  • Duy trì một gốc duy nhất lên đến độ cao 100 cm, và gom tán lại hoặc phá vỡ chồi chính để kích thích các nhánh bên,

4/ Lựa chọn nguồn giống tốt khi thành lập vườn cây

Chọn gốc ghép có khả năng thích ứng với điều kiện địa phương, chịu hạn, chống chịu các bệnh nhiễm từ đất và năng suất. Khi mua cây giống cần lựa chọn từ vườn ươm tốt, có thương hiệu để đảm bảo không nhiễm bệnh.

Trồng cây con trong vườn ươm

  • Tưới nước ẩm đều đặn cho đến khi nảy mầm. Hạt mọc cây sau 2-3 tuần. Nếu cây mọc bị tắc nghẽn, nhổ thưa cây để chúng mọc khỏe, tránh sâu bệnh. Cây con sẵn sàng cho việc chọn, nhổ trồng trong túi nilon khi chúng có 2 cặp lá và 1 chồi,
  • Vị trí trồng xử lý bằng việc phủ nilon màu đen trong ít nhất 2 ngày nắng nóng hoặc đốt bằng các tàn dư cây trồng trên mặt vị trí trồng cây con.

Các khuyến cáo cho nông dân chuẩn bị gốc ghép

Đối với cây ghép có kiểu mắt ghép chữ T là cách phổ biến đối với cây có múi, ghép chồi này nên tiến hành trong các tháng có thời tiết ấm áp. Và cây được ghép nên trồng ra vườn từ 4 – 6 tháng sau ra chồi. Gốc ghép họ cây có múi thường sẵn sàng cho việc ghép từ 6 – 7 tháng từ khi trồng.

5/ Cải thiện dinh dưỡng đất

Các công cụ cơ bản của quản lý chất hữu cơ trong đất và sức khỏe đất phụ thuộc lẫn nhau và ảnh hưởng đến phát triển cây, năng suất quả và chất lượng quả. Kỹ thuật quản lý đất có liên quan với các vườn cây có múi hữu cơ bao gồm:

  • Áp dụng kiểu làm đất tối thiểu
  • Ứng dụng mạnh phân hữu cơ.
  • Phương pháp nông lâm kết hợp và trồng xen canh
  • Sử dụng cây che phủ (thực vật dưới tán) hoặc lớp phủ
  • Kiểm soát xói mòn đất

6/ Quản lý cỏ dại thích hợp

Trồng cây che phủ ở vườn cây, tuy nhiên phải cắt giảm khi chúng bắt đầu cạnh tranh với các cây trong vườn. Làm cỏ bằng tay khi cỏ dại bắt đầu chiếm ưu thế. Không dùng thuốc diệt cỏ. Có thể áp dụng một số biện pháp phòng trừ sinh học cỏ dại và thuốc sinh học có trong danh mục cho phép của sản xuất hữu cơ.

ky-thuat-canh-tac-cay-co-mui

7/ Quản lý sâu bệnh

  • Lựa chọn giống phù hợp có các chồi và gốc ghép được thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương, tăng sức đề kháng và giảm bớt sâu bệnh.
  • Giám sát thường xuyên tình trạng của vườn
  • Tạo môi trường sống đa dạng bao gồm thiết kế kiểu vườn, hàng rào, dải hoa và cây nông lâm kết hợp tăng cường thiên địch của sâu bệnh.
  • Quản lý phù hợp sự màu mỡ của đất cải thiện dinh dưỡng và sức khỏe của cây.
  • Tỉa cành, tạo tán phù hợp và tăng sự thông khí của vườn cây ăn quả.
  • Diệt và phá hủy các bộ phận của cây bị nhiễm bệnh làm giảm áp lực sâu bệnh hại trong vườn.
  • Kiểm soát trực tiếp bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên như hoa cúc, cây thuốc cá, cây neem, xà phòng, chất khoáng và dầu thực vật cũng như các kỹ thuật đánh bẫy được sử dụng trong sản xuất cây có múi hữu cơ.

8/ Quản lý nước và tưới tiêu

Cần tưới trong thời kỳ khô hạn, đặc biệt là trong và sau khi ra hoa, để đảm bảo đủ nước, cải thiện ra hoa, đậu trái, tăng kích cỡ quả và hàm lượng nước trong trái cây. Nước cần có chất lượng tốt, không có hóa chất độc hại, kim loại nặng, vi khuẩn độc hại và muối. Phân tích nước thường xuyên là yêu cầu quan trọng bắt buộc trong chứng nhận hữu cơ.

9/ Tiếp thị và cấp giấy chứng nhận hữu cơ

Hiện nay sản xuất trái cây hữu cơ vẫn còn ít. Tuy nhiên, đang có chiều hướng gia tăng hàng năm song song với nhu cầu phát triển ngày càng tăng cho các sản phẩm hữu cơ, trong đó cây có múi đã và đang là hướng đi bền vững gắn liền với canh tác hữu cơ tại Việt Nam. Vì vậy đây là cơ hội rất tốt cho sự tăng trưởng sản xuất hữu cơ hiện nay. Trong tương lai, việc hiểu rõ kỹ thuật canh tác hữu cơ cho các loại cây có múi là điều cấp thiết và cần được quan tâm.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
2/5 - (1 bình chọn)