Kinh nghiệm trồng dưa lưới ngon ngọt ngay tại nhà

1743 lượt xem

Trồng dưa lưới tại nhà là việc hoàn toàn có thể, trái sẽ rất ngon ngọt và cực kỳ an toàn – vì tự tay mình trồng mà! Bạn vừa có thú vui “ngắm” & chăm sóc mỗi ngày lại vừa có những trái dưa lưới ngon ngọt để dùng. Trồng dưa lưới tại nhà sẽ cực kỳ dễ dàng khi bạn nắm được những kinh nghiệm mà Đặng Gia Trang sẽ chia sẻ ngay sau đây nhé!

1/ Điều kiện trồng

Tháng 3, đầu tháng 4 âm lịch là lúc thời tiết thích hợp để bắt đầu trồng dưa lưới. Dưa lưới thuộc nhóm dưa lê thơm, có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh, thường có thời gian từ khi gieo trồng đến thu hoạch 85 – 90 ngày. Dưa rất ưa nắng, nên địa điểm trồng cần đón nhiều nắng và thoáng đãng, phù hợp cho các hộ gia đình trồng trên ban công hoặc sân thượng.

Hiện nay, trồng dưa lưới tại nhà có hai loại: trồng trong đất và trồng thủy canh. Ở bài viết này, Đặng Gia Trang chỉ chia sẻ cách trồng trong đất.

2/ Vật liệu trồng

Vì không gian tại nhà thường khá hẹp, bạn nên chọn cho mình cách trồng trong các thùng xốp có dung tích khoảng 40L. Mỗi thùng xốp trồng được khoảng 1-2 cây, tùy kích thước thùng của bạn. Nên đục một số lỗ thoát nước tại thành thùng cách đáy tầm vài cm, tránh thất thoát nước cũng như dinh dưỡng khi trồng.

Tại một số hộ gia đình lại đang áp dụng các chai nhựa để giữ nước và thoáng khí cho cây khi trồng. Cụ thể, đặt 3 chai nhựa đã đục lỗ, đậy nắp ở đáy thùng, giúp cho nước được lưu lại, cây sẽ sử dụng trong những lúc trời nóng. Thêm ba chai đục lỗ, đưa cổ chai ra ngoài thùng xốp và mở nắp, giúp không khí lưu thông và dễ dàng thoát nước khi trời mưa to.

3/ Đất trồng

Đất trồng dưa lưới nên là loại đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và không được tồn dư mầm bệnh trong đất. Trộn đất sạch, tro trấu, xơ dừa và phân trùn quế để tạo đất trồng tơi xốp và nhiều dinh dưỡng cho cây. Tro trấu và xơ dừa nên được xử lý trước khi trồng. Đồng thời, để tạo độ thoáng khí cho đất, có thể phối trộn vào đất một ít viên đất nung.

Phân trùn quế sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào trong quá trình cây con, giúp cây phát triển hệ rễ một cách tốt nhất. Khi phối trộn cùng viên đất nung, đất sẽ luôn thoáng khí, hạn chế tình trạng úng nước và tạo độ tơi xốp cho đất trồng.

4/ Chọn giống và ươm hạt

Hiện nay có khá nhiều giống dưa lưới như: Taki Nhật, Bảo Khuê, Chu Phấn, Khang Nguyên, Kim Ngân, Phụng Tiên, Thiên Nữ,… Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn cho mình giống dưa phù hợp. Nên mua hạt giống của những cơ sở uy tín và chất lượng trên thị trường.

Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Sau 1-2 ngày, hạt sẽ tự nảy mầm. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến hạt bị úng và không nảy mầm được. Đất ươm hạt thường trộn thêm phân trùn để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình nảy mầm, bạn có thể ngâm hạt trước trong nước ấm từ 2-3h, sau đó ủ trong khăn ẩm đến khi nứt nanh thì gieo vào bầu ươm.

5/ Bón phân

Dưa lưới cần rất nhiều dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Để tạo nguồn thực phẩm sạch cho gia đình, bạn chỉ nên áp dụng các loại phân bón hữu cơ, cụ thể như phân trùn quế. Phân trùn quế mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, giữ ẩm, tạo hệ vi sinh tự nhiên cho đất, từ đó giúp dưa lưới phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh và đặc biệt là tăng chất lượng trái. Trái sẽ ngon, giòn, ngọt và thơm hơn khi bạn sử dụng phân trùn quế.

Bạn có thể sử dụng phân trùn quế trộn vào giá thể lúc trồng, sau đó bón bổ sung phân vào các giai đoạn của cây như: khi cây phát triển lá, đẻ nhánh, leo giàn, ra hoa, đậu quả, ….Đặc biệt, trước khi thu hoạch quả khoảng nửa tháng, có thể bổ sung thêm phân trùn quế để tăng độ ngọt cho trái vì trong phân trùn sẽ bổ sung một lượng Kali đáng kể.

kinh-nghiem-trong-dua-luoi-ngon-ngot-ngay-tai-nha-3

6/ Chăm sóc

Làm giàn: Công đoạn làm giàn bắt đầu khi cây ra 4-5 lá. Bạn có thể tạo dàn lưới hoặc đóng cọc, miễn sao chịu đhược sức nặng khi mang trái.

Ngắt ngọn giai đoạn đầu: Kể từ khi cây có 2 lá thật, cây sẽ ra nách lá đều đặn. Cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại.

Thụ phấn: Khi thấy đầu hoa cái chuyển vàng là hoa sắp nở. Thời gian này, bạn nên thụ phấn nhân tạo cho hoa vào lúc 6-8h sáng để đạt được tỉ lệ đậu cao nhất.

Tỉa bớt trái: Sau 2-3 ngày, nếu thấy hoa cái bắt đầu phình ra là quả đã đậu. Nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2-3 quả để tập trung nuôi cho tốt. Thông thường dưa lưới chỉ nên để lại 2 quả trên cây

Ngắt bớt ngọn: Khi cây lớn được 22-25 lá thì ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả .

Treo quả: Quả to dần đồng nghĩa với trọng lượng tăng dần. Lúc này, bạn phải dùng dây treo quả cho chắc chắn vào giàn, tránh tình trạng quả quá nặng làm đứt thân cây.

Tưới nước: Nhu cầu nước tưới của dưa lưới khá lớn, nên cung cấp nước cho cây đầy đủ nhưng phải lưu ý không để cây bị ngập úng.

7/ Sâu bệnh hại

Các loại sâu bệnh hại thường gặp trên dưa lưới như: Bọ trĩ, rầy mềm, rệp sáp, thối gốc, lở cổ rễ, nứt thân,… Để phòng trị các loại côn trùng gây hại nên sử dụng các chiết xuất sinh học hoặc tự làm để đảm bảo không ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại. Còn về việc phòng các loại bệnh hại, nên làm đất kỹ, tránh mầm bệnh tồn dư trong đất, thường xuyên bổ sung các loại vi sinh vật để tăng sức đề kháng cho cây.

8/ Thu hoạch

Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm, nếu quả còn màu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong bạn để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.

Để được hỗ trợ thêm về kỹ thuật cũng như thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy gọi ngay đến Hotline 0902 652 099 nhé!

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
5/5 - (42 bình chọn)