Đảm bảo vệ sinh – yếu tố đầu tiên trong phòng trừ sâu bệnh hại

1558 lượt xem

Sâu hại (côn trùng) là loài động vật chân khớp với các đặc điểm đa dạng về di truyền, về loài, khả năng sinh sản lớn, luôn biến động theo mùa vụ. Bên cạnh đó, chúng có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau và khả năng biến đổi để sống dưới áp lực chọn lọc tự nhiên, con người. Do đó, phòng trừ sâu bệnh là một phần trong chúng là mối nguy hại đối với cây trồng hiện nay.

Bệnh hại là cách gọi chung của những loài gây hại bao gồm nấm, vi khuẩn, tuyến trùng, virus, phytoplasma,… Chúng gây bệnh cho cây trồng bằng cách xâm nhập vào cây trồng. Đồng thời tiết ra chất làm ức chế sự sinh trưởng của cây, hay đơn giản là gây tắc nghẽn mạch vận chuyển và làm giảm năng suất cũng như chất lượng nông sản.

Để phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng có rất nhiều phương pháp như cơ giới, canh tác, hóa học, sinh học và tùy trường hợp, thời điểm mà chọn phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, trong số đó, biện pháp sinh học mà cơ bản nhất là công tác vệ sinh trước canh tác (tạo môi trường sạch mầm mống sâu bệnh) là quan trọng nhất.

dam-bao-ve-sinh

1/ Môi trường đất

Đất là nơi lưu tồn chính của các loại nấm (Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium, Phytophthora,…), tuyến trùng, hạt cỏ, vi khuẩn. Và chúng có các đặc điểm chung như sau:

  • Có thể tồn tại rất lâu trong đất, cả khi không có ký chủ chính và điều kiện bất lợi cho phát triển. Trong những điều kiện không thích hợp, chúng sẽ hóa kén, sử dụng có lớp kitin dầy để tự bảo vệ hay sinh sản bào từ,…
  • Khả năng di chuyển bao quát từ đất – nước – đất, ký chủ – gió – ký chủ, côn trùng di cư.
  • Khó xác định chính xác bằng mắt thường, do cây trồng khi bị tấn công sẽ xuất hiện hàng loạt triệu chứng từ nặng đến nhẹ gây nhầm lẫn cho người sản xuất.
  • Bởi yếu tố chi phí, hiệu quả và môi trường mà chúng không thể tiêu diệt hoàn toàn bằng chất hóa học.

Để có thể phòng trừ các tác nhân trên, chúng ta cần đảm bảo yếu tố vệ sinh như:

  • Cần vệ sinh sạch tàn dư vụ trước bằng một trong các biện pháp như vùi đất và bón vôi để diệt khuẩn, ủ phân bằng nấm vi sinh như Trichoderma, vi khuẩn Bacillus,… và bón lại đất, không tủ kín gốc. Với cách này, cây trồng vừa được cung cấp một lượng hữu cơ, vừa bổ sung được một lượng nấm đối kháng với nấm gây bệnh rễ, bệnh vàng lá xì mủ, thối nhũn,…
  • Một số nấm gây bệnh cần điều kiện yếm khí để gây bệnh, tiết ra khí H2S gây ngộ độc rễ cây thì biện pháp cày xới đất sau thu hoạch là giải pháp hữu hiệu nhất, nhằm đưa không khí trao đổi trong đất. Đồng thời, việc luân canh cây có rễ ngắn và dài xen kẽ nhau cũng có tác dụng trong trường hợp này.
  • Đối với vườn cây ăn trái lâu năm nên nhổ bỏ hoặc xử lý cách ly ngay lập tức cây bệnh bằng vôi bột, sát khuẩn xung quanh và theo dõi thường xuyên hơn.

2/ Hạt giống

Hạt giống lẫn hạt cỏ, nhiễm nấm và vi khuẩn từ vụ trước, nếu không được xử lý trước khi trồng thì rất có thể chúng là yếu tố giới hạn năng suất, tạo tiền đề cho phòng trừ sâu bệnh phát triển.

Để hạn chế các vấn đề trên, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp như

  • Vật lý: Tùy vào loại hạt giống, thời gian trồng, phương pháp bảo quản, cách gieo hạt mà có chế độ bảo quản khác nhau. Thông thường nên sàng lọc bằng khay lọc hạt cỏ và bảo quản, trước khi gieo nên ngâm hạt với nước ấm để sát khuẩn.
  • Phương pháp tự nhiên: Ngâm hạt với chiết xuất thực vật có khả năng sát khuẩn như tỏi, ớt, cây neem.
  • Phương pháp sinh học: Phủ hạt giống bằng nấm đối và vi khuẩn đối kháng.

Nếu bệnh dịch lây lan, loại bỏ tất cả những cây và vật bị nhiễm. Những thứ này có thể ủ làm phân ủ nếu bảo đảm đủ độ nóng trong đống ủ, nếu không giữ đủ độ nóng thì có thể cho gia súc ăn hay chôn dưới đất.

phòng trừ sâu bệnh

3/ Nước và công cụ canh tác

Đây là 2 “phương tiện” di chuyển chính của sâu bệnh hại từ khu vực nhiễm bệnh sang không nhiễm bệnh, kể cả trường hợp trồng trong môi trường cách ly như thủy canh, nhà lưới, phòng led trồng rau, phòng nuôi cấy,… Song song đó, nước tưới lấy từ nguồn nhiễm độc kim loại nặng, chất hóa học, nước thải công nghiệp gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Do đó, đối với công cụ cần rửa sạch trước khi sử dụng, có thể sử dụng nước vôi trong để ngâm rửa dụng cụ trước khi sử dụng.

Đối với nước tưới tiêu cần được lấy ở nguồn đảm bảo, không nhiễm bẩn. Ngoài ra, nước sử dụng trong canh tác hữu cơ có thể được lọc trước hay sục khí để tạo môi trường hiếu khí hạn chế vi sinh vật có hại phát triển.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết