Chuối tây là chuối gì? Cách trồng và chăm sóc đạt năng suất cao

1395 lượt xem

Trong số các loại chuối phổ biến như chuối sứ, chuối cau hay chuối già, thì chuối tây vẫn luôn được ưa chuộng bởi vị ngọt thanh, ít nhựa và dễ tiêu hóa. Nếu bạn đang thắc mắc chuối tây là chuối gì, đặc điểm ra sao và trồng như thế nào để đạt năng suất tối ưu. Đừng bỏ qua bài viết chi tiết này từ SFARM nhé!

1. Chuối tây là chuối gì?

Chuối tây là giống chuối quen thuộc được trồng rộng rãi tại Việt Nam. Loại chuối này không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn được ưa chuộng vì dễ trồng, thơm ngon và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe. 

1.1. Nguồn gốc, phân loại chuối tây

Chuối tây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á, giống có xuất xứ từ Thái Lan. Sau này được nhân giống và trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc – Trung của Việt Nam. Chuối tây còn có những tên gọi khác như chuối sứ, chuối xiêm, chuối mốc.  

Hiện nay, chuối tây gồm hai loại chính được trồng phổ biến là chuối tiêu Việt Nam và chuối tiêu Thái Lan. Cả hai giống đều cho năng suất cao, trái đẹp và có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Nhật, Mỹ.

Chuối tây có xuất xứ từ Thái Lan
Chuối tây có xuất xứ từ Thái Lan

1.2. So sánh chuối tây và các giống chuối khác

So với các giống chuối khác như chuối ngự, chuối tiêu, chuối cau,.. thì chuối tây là loại được dùng phổ biến hơn. Về hình dáng, quả có phần giữa to, hai đầu thon nhỏ, cuống dài và vỏ có ba gờ đặc trưng. Khi chín, vỏ chuối thường dày, có màu vàng nhạt, trong khi ruột màu trắng ngà. Điểm nổi bật của chuối tây là thịt chắc, dẻo và ngọt thanh xen nhẹ vị chua, tạo cảm giác ăn ngon miệng và không bị ngán. 

Một loại chuối thường được so sánh với chuối tây là chuối tiêu. So về hương vị, chuối tiêu có mùi thơm nồng nàn hơn, vị ngọt đậm còn chuối tây có vị ngọt xen lẫn chua nhẹ, hương thơm không tỏa nhiều bằng chuối tiêu. Chuối tây có nhiều cách ăn và chế biến hơn, trong khi đó, chuối tiêu chỉ thường được dùng để ăn trực tiếp. 

Hình dáng của chuối tây (bên trái) và chuối tiêu (bên phải)
Hình dáng của chuối tây (bên trái) và chuối tiêu (bên phải)

1.3. Giá trị dinh dưỡng của chuối tây

Chuối tây giàu chất xơ, Kali, vitamin C, B6 và các khoáng chất cần thiết. Quả chuối có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp năng lượng nhanh, đồng thời tốt cho tim mạch và huyết áp. Giá trị dinh dưỡng của chuối tây được đánh giá cao hơn cả khoai tây và tương đương với thịt đỏ. 

1.4. Chuối tây ăn có tốt không?

Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, chuối tây là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Ăn chuối tây giúp cân bằng đường huyết, hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa huyết áp. Đây là lựa chọn lý tưởng cho cả trẻ em, người già và người ăn kiêng.

Chuối là loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng
Chuối là loại trái cây có nhiều chất dinh dưỡng

2. Đặc điểm sinh trưởng của cây chuối tây

Để trồng chuối tây hiệu quả, người trồng cần nắm được các đặc điểm sinh trưởng cơ bản của cây. Những yếu tố như hình thái, điều kiện khí hậu, đất trồng và nhu cầu nước, ánh sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng quả chuối.

2.1. Hình thái và cấu tạo cây

Về hình thái và cấu tạo, cây chuối tây cũng giống như các giống chuối khác. Thân gồm thân ngầm và thân giả, thân giả do các bẹ lá xếp xoắn ốc tạo thành. Phần lá to, dài, mọc so le, màu xanh đậm. 

Hoa chuối mọc ở ngọn. Các cụm hoa cái thường xếp thành hai hàng và hình thành nên nải chuối. Mỗi hoa cái hình thành một quả. Rễ cây thuộc hệ rễ chùm, không có rễ cọc, không ăn sâu nên cần chăm sóc kỹ.

Cấu tạo cơ bản của cây chuối
Cấu tạo cơ bản của cây chuối

2.2. Điều kiện khí hậu, đất trồng phù hợp

Vì là cây nhiệt đới nên chuối tây ưa khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển là từ 25–30°C. Đất phù hợp là đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất pha cát, có độ pH từ 6 – 7.5. Đất cần tơi xốp, thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài. Ngoài ra, cần bổ sung đủ kali, đạm và lân cho đất để cây sinh trưởng nhanh, lá xanh tốt và ra hoa đúng vụ.

2.3. Yêu cầu về ánh sáng và nước

Cây chuối tây ưa sáng, nên trồng ở nơi thông thoáng, đủ ánh nắng. Rễ, thân và quả của chuối đều chứa hàm lượng nước cao. Vì vậy cây cần nhiều nước, lượng nước phù hợp để duy trì mỗi ngày là 15-20 lít/cây. Mùa khô cần tưới 1–2 lần/ngày, mùa mưa cần đảm bảo thoát nước tốt.

Tưới nước đúng cách giúp cây chuối phát triển tốt
Tưới nước đúng cách giúp cây chuối phát triển tốt

3. Hướng dẫn kỹ thuật trồng chuối tây

Kỹ thuật trồng chuối tây đúng cách sẽ giúp cây phát triển ổn định, chống chịu tốt và cho năng suất cao. 

3.1. Thời vụ trồng lý tưởng

Chuối tây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên, tùy từng vùng sẽ có thời vụ trồng khác nhau. 

  • Miền Bắc: Nên trồng vào vụ Xuân (tháng 2-4) và vụ Thu (tháng 8-10) để cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.
  • Miền Trung – Nam: Có thể trồng quanh năm nhưng ưu tiên thời điểm vào đầu mùa mưa (tháng 5-7). Khi đó, độ ẩm đất cao sẽ giúp cây nhanh bén rễ và phát triển. 

3.2. Lựa chọn và xử lý giống chuối tây

Giống chuối tây nên được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Chọn cây con cao từ 1m trở lên, có 3–6 lá, khỏe mạnh, không sâu bệnh. Trước khi trồng nên xử lý bằng thuốc trừ sâu sinh học và đặt cây nơi râm mát vài ngày để hồi phục.

3.3. Mật độ trồng và khoảng cách hợp lý

Mật độ trồng lý tưởng của chuối là 3x3m (1.100 cây/ha) hoặc 3×2.5m (1.300 cây/ha). Không nên trồng quá dày để đảm bảo cây có đủ không gian phát triển và thuận tiện chăm sóc.

Mật độ trồng cây chuối không nên quá dày 
Mật độ trồng cây chuối không nên quá dày

3.4. Cách trồng chuối tây đúng kỹ thuật

Để chuối tây phát triển tốt ngay từ đầu, khâu trồng cần được thực hiện cẩn thận và đúng kỹ thuật:

  • Dọn đất: Đất trồng cần được dọn cỏ sạch sẽ trước 1 tháng để có thời gian phơi ải, hạn chế mầm bệnh.
  • Chuẩn bị hố trồng: Đào hố có kích thước tối thiểu 40x40x40cm. Nếu đất yếu, có thể tăng kích thước lên 50x50x50cm để tăng độ thoáng và trữ dinh dưỡng.
  • Bón lót: Trộn đất mặt với 10–15kg phân chuồng hoai mục, 100g supe lân, 50g vôi bột và một ít tro trấu hoặc mùn hữu cơ. Bón lót trước 10–15 ngày để phân phân giải và hạn chế nóng rễ.
  • Trồng cây: Đặt cây con vào giữa hố sao cho cây đứng thẳng, rễ tỏa đều. Lấp đất vừa ngang mặt gốc, giậm nhẹ để cố định cây. Không nên trồng quá sâu khiến rễ non bị ngập, dễ gây thối và giảm khả năng ra chồi mới.
  • Tưới nước và che mát: Tưới đẫm sau trồng, che nắng nhẹ trong 3–5 ngày đầu nếu nắng gắt.
  • Cắm cọc cố định: Với những vùng có gió mạnh, nên cắm cọc và buộc nhẹ thân cây để tránh đổ ngã. 
Chuẩn bị đất trước khi trồng chuối là một kỹ thuật quan trọng
Chuẩn bị đất trước khi trồng chuối là một kỹ thuật quan trọng

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây chuối chuẩn khoa học, năng suất, sai trĩu quả.

4. Kỹ thuật chăm sóc chuối tây cho năng suất cao

4.1. Tưới nước, làm cỏ và vệ sinh vườn

Tưới nước đều đặn:

  • 2 lần/ngày vào mùa khô
  • 2 lần/tuần khi cây ra buồng. 

Làm cỏ bằng tay hoặc cuốc nhẹ, tránh tổn hại rễ. Cắt tỉa lá già, lá bệnh định kỳ. Trồng xen cây họ đậu để cải tạo đất và hạn chế cỏ dại.

Cắt tỉa lá, chăm vườn chuối định kỳ để hạn chế sâu bệnh
Cắt tỉa lá, chăm vườn chuối định kỳ để hạn chế sâu bệnh

4.2. Cách bón phân theo từng giai đoạn

Chuối tây cần một lượng kali lớn để kích thích cây phát triển, ra trái. Lượng dinh dưỡng này  tập trung nhiều ở cuống buồng và vỏ quả, do đó sau khi thu hoạch cần cung cấp lại kali cho bộ rễ. 

Đợt

Thời gian Liều lượng/cây

Cụ thể cách bón

1

Sau trồng 2 tháng 500g NPK (12:8:12) Rắc xung quanh gốc, sau đó dùng rơm khô, cỏ dại để phủ quanh gốc tránh bốc hơi. Có thể rắc thêm vôi bột nếu đất quá chua.

2

Sau 5 tháng

100g đạm ure + 200g kali

Rắc xung quanh gốc chuối sau đó tưới nước để phân tan

3 1 tháng sau khi ra buồng 100g đạm ure + 200g kali

Rắc xung quanh gốc chuối sau đó tưới nước để phân tan

Bảng chia lượng phân bón phù hợp để bón cho cây chuối theo đợt

4.3. Cắt tỉa chồi, tạo hình và tách cây con

Chỉ giữ lại 1–2 chồi khỏe/mẹ, tỉa bớt các chồi yếu để tập trung dinh dưỡng cho cây chính. Cây con sau khi tách nên để nơi mát 5–7 ngày rồi mới trồng. Cần bẻ bắp, tỉa nải để buồng đẹp, quả to, ngọt. Bao quanh bằng túi nilon đục lỗ để tránh sâu bệnh, nắng gắt.

Cách cắt tỉa chồi và bảo quản chuối trong giai đoạn ra quả 
Cách cắt tỉa chồi và bảo quản chuối trong giai đoạn ra quả

5. Quản lý sâu bệnh trên cây chuối tây

Cây chuối có thể bị sâu bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số bệnh phổ biến ở chuối để bà con có thể nhận biết và có cách xử lý kịp thời để bảo vệ vườn chuối của mình. 

5.1. Các bệnh phổ biến: chuối rụt, đốm lá, héo rũ

Chuối tây dù là giống cây khỏe và dễ trồng nhưng vẫn không tránh khỏi sự tấn công của một số loại sâu bệnh phổ biến. Các loại sâu bệnh ở chuối thường gặp như rụt đọt, đốm lá, héo rũ hay sâu đục thân, sâu đục củ có thể làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến chất lượng buồng chuối và gây thiệt hại lớn nếu không được kiểm soát kịp thời. 

Một số loại bệnh phổ biến ở cây chuối 
Một số loại bệnh phổ biến ở cây chuối

5.2. Cách phòng trừ và xử lý hiệu quả

Một số cách phòng trừ sâu bệnh và xử lý hiệu quả:

  • Dọn sạch lá già, cỏ dại.
  • Không tụ gốc mùa mưa.
  • Bón phân cân đối, tưới nước hợp lý
  • Dùng chế phẩm sinh học hoặc Boocđô.
  • Phun thuốc định kỳ khi thời tiết ẩm.

Để đảm bảo an toàn môi trường, ưu tiên dùng chế phẩm sinh học trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 

5.3. Một số loại sâu hại thường gặp

  • Sâu vòi voi: Tấn công đục bẹ, phá thân giả. Sâu phá ngầm trong thân nên rất nguy hiểm. Dùng thuốc Regent, BAM 5H hoặc nhử bằng thân chuối.
  • Sâu đục củ: Làm thối củ. Dùng Sevin, Basudin hoặc dùng thân chuối bẫy sâu.
  • Sâu đục thân: Phá thân cây. Dùng Diazinon 95% rắc quanh gốc.
  • Tuyến trùng: Khiến rễ cây bị nghẽn mạch, hoại tử thối rễ, thậm chí là bị chết. Dùng chế phẩm Trichoderma lỏng để ức chế nấm bệnh và tuyến trùng gây hại.
Một số sâu bệnh hại thường gặp ở cây chuối 
Một số sâu bệnh hại thường gặp ở cây chuối

6. Thu hoạch và bảo quản chuối tây

Để đảm bảo chuối tây giữ được chất lượng tốt sau thu hoạch, người trồng cần nắm rõ thời điểm thu hái hợp lý và cách bảo quản đúng cách. Bên cạnh đó, tiềm năng kinh tế từ chuối tây cũng là yếu tố giúp mô hình trồng chuối ngày càng được mở rộng.

6.1. Dấu hiệu nhận biết thời điểm thu hoạch

Nếu thực hiện đúng kỹ thuật trồng, chuối tây có thể thu hoạch từ sau 10-12 tháng khi trồng. Chuối tây thu hoạch khi quả đạt 85–90% độ chín, vỏ xanh thẫm, quả to, đầy đặn. Buồng chuối thường có 10–13 nải là đạt chuẩn.

6.2. Kỹ thuật cắt buồng, bảo quản quả chuối

Dùng dao sắc cắt cả buồng vào buổi sáng/tối mát, dựng ngược nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Bao trái bằng túi nilon đục lỗ, dùng tro sạch bôi vào vết cắt để sát khuẩn.

Để bảo quản chuối tươi lâu, chuối nên được bảo quản ở nhiệt độ mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Để chuối chín tự nhiên hoặc dùng phương pháp ủ chín bằng cách đặt chuối gần các loại trái cây chín khác. 

Kỹ thuật cắt buồng chuối cần dứt khoát
Kỹ thuật cắt buồng chuối cần dứt khoát

6.3. Giá bán và tiềm năng thị trường chuối tây

Lưu ý: Giá bán và chi phí được tham khảo và cập nhật theo mặt bằng chung thị trường nông sản năm 2025. Con số thực tế có thể thay đổi tùy vào thời điểm và khu vực sản xuất.

Chuối tây Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn nhờ chất lượng tốt, dễ bảo quản. Giá dao động theo mùa, trung bình 10.000–12.000đ/kg tại vườn và từ 15.000 – 17.000đ/kg tại cửa hàng nông sản. Với sản lượng 20–30 tấn/ha/năm, đây là mô hình nông nghiệp hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân.

Chuối tây có tiềm năng xuất khẩu lớn, mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân
Chuối tây có tiềm năng xuất khẩu lớn, mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân

SFARM hy vọng đã giải đáp được thắc mắc chuối tây là chuối gì cho bà con và hỗ trợ được bà con tìm hiểu về quá trình trồng và chăm sóc cây. Để cập nhật thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích về việc trồng và chăm sóc các loại cây khác, đừng quên theo dõi SFARM Blog nhé!

Xem thêm:

SFARM – Đặng Gia Trang vinh hạnh là nhà cung cấp tin cậy các sản phẩm vật tư nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh học của hơn 1500 đại lý, cửa hàng trên toàn quốc. Mời quý Khách hàng liên hệ thông tin sau để đội ngũ SFARM có thể nhanh chóng hỗ trợ:

Website: https://sfarm.vn/

Hotline: 0902652099

Zalo: CSKH SFARM – 0902652099

=> Mời bạn bình luận và chia sẻ ý kiến cùng SFARM nhé!
Đánh giá bài viết